Học sinh tiểu học làm văn tả chị gái, chỉ viết sai đúng 1 TỪ mà “nhân vật chính” toát mồ hôi: Thế này chị còn dám nhìn mặt ai hả em?
Đọc xong bài văn của em, chị chỉ muốn đào cái hố chui xuống đất cho đỡ ngượng.
Mỗi khi con cái có đề bài tập làm văn về nhà với yêu cầu tả người thân, hẳn nhiều phụ huynh và cả anh chị em trong gia đình lại có một phen… giật mình thon thót. Lý do cũng đơn giản thôi, bao nhiêu người đã trở thành “nạn nhân” dưới ngòi bút ngây ngô, thật thà quá mức của những đứa trẻ cấp 1.
Từng có nhiều trường hợp, bố mẹ rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì con làm văn mà hồn nhiên kể hết những bí mật của gia đình nhưng rồi cũng phải gượng cười cho qua chứ đánh con thì khác nào bắt con phải… nói dối?
Bài văn tả chị gái mới đây của một học sinh tiểu học “may” là không tả quá chi tiết. Tuy vậy, màn nhầm lẫn khét lẹt cũng đủ làm ai nấy… ngã ngửa. Gọi là bài nhưng chỉ vỏn vẹn 5 dòng, vậy mà cũng đủ gây “sóng gió” lắm đấy!
Video đang HOT
Với đề bài: Kể về người thân của em, học sinh này viết: “Chị em tên là Nghiệt. Chị em học đại học. Chị của em rất thích chơi cờ vua. Chị của em học Toán và Tiếng Anh rất giỏi. Chị của em hay tết tóc cho em. Em rất yêu chị của em”.
Từ đầu đến cuối hình ảnh chị gái hiện lên giỏi giang thế kia, tình cảm chị em cũng tình thương mến thương lắm. Tuy nhiên, pha kể tên chị thì sai quá sai. Vốn dĩ người chị trong bài văn này tên là Nguyệt nhưng lại được đứa em quý hóa viết thành… NGHIỆT. Nghe tên mà “nhân vật chính” hết hồn.
Quả thực dù ngây ngô, không văn hoa mượt mà, thế nhưng thay vì tìm văn mẫu và dựa vào đó để viết, học sinh này đã tự ghi suy nghĩ tuy có vẻ hài hước nhưng qua đó ai cũng cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của em dành cho chị.
Bài văn "bóc phốt" giáo viên: Cô cao lều khều, trán nhiều nếp nhăn... đọc đến đoạn kết phải khen ngợi học trò quá tinh tế!
Bài văn câu nào câu nấy đều khen cô giáo nhưng ai đọc xong cũng thấy "không ổn rồi".
Đối với trẻ con, mọi chuyện đều luôn đơn giản, chúng không suy nghĩ quá nhiều mà luôn tin vào những gì mình thấy. Nhưng đôi khi, sự thật thà và ngây thơ quá mức lại tạo ra không ít những tình huống dở khóc dở cười. Bởi trong cuộc sống, mấy ai lại thích lời thật thà đến đau lòng, mà dù cho có thật thế cũng cần khéo léo giấu đi.
Trong đời thường đã nhiều lắm những lần trẻ con nói thẳng, nói thật khiến người lớn không biết trốn vào đâu thì trong những tình huống "cấp bách" như làm văn thì còn nhiều hơn. Bởi lẽ, các bé chưa có nhiều suy nghĩ bay bổng để làm cho bài văn miêu tả hay hơn, mà "độp" thẳng luôn những gì mình thấy vào bài viết.
Để tránh tình trạng này, nhiều giáo viên đã đưa ra những bài văn mẫu để học sinh học hỏi theo, nhưng vẫn có những trường hợp đặc biệt. Trường hợp dưới đây không thích rập khuôn mà làm theo những gì mình thấy cho chân thực nhất.
Bài văn miêu tả cô giáo của học sinh như sau: "Cô giáo em tên là Tâm. Cô có làn da trắng mịn như da em bé. Mặt cô hơi béo nhưng rất xinh. Cô rất cao lều khều, khi em đứng cùng cô làm em ngước nhìn sái cả cổ. Trán cô có nhiều nếp nhăn bởi vì cô thức khuya để soạn giáo án cho chúng em học. Đôi bàn tay sần sùi nhưng hơi lòng thòng vì cô viết bảng nhiều quá. Em rất yêu cô giáo của em".
Các câu văn đều rất đầy đủ, dễ hiểu, có miêu tả, so sánh đa dạng, đặc biệt còn vừa khen vừa chê cô giáo như: "Mặt cô hơi béo nhưng cô rất xinh", "Trán cô có nhiều nếp nhăn bởi vì cô thức khuya để soạn giáo án cho chúng em học",... Mới đầu đọc vào ai cũng giật mình thon thót nhưng đọc kỹ mới thấy học trò này cũng rất biết nghĩ đấy chứ. Biết được những nếp nhăn, đôi tay sần sùi đều là vì mang đến bài giảng cho học sinh. Nhưng mấy ai lại muốn được khen ngợi theo cách "vừa đấm vừa xoa" thế này đâu cơ chứ.
Tuy nhiên, lối suy nghĩ này của học sinh cũng rất đáng khen khi làm bài văn không bị rập khuôn văn mẫu "mắt đen như hột nhãn", "da trắng như tuyết", "môi đỏ như máu"... mà viết ra được những điều mình thấy, qua đó còn đánh giá được sâu xa sự việc.
Vì thế, giáo viên và cha mẹ nên nhìn ra những tiềm năng này của các bé để tiếp tục trau dồi và định hướng đúng đắn hơn. Chắc chắn trong tương lai sẽ không gặp phải những tình huống bi hài như thế này nữa.
Nguồn: Tổng hợp
Học sinh cấp 1 viết văn tả công việc của bố: Nghề nghiệp rõ oai mà con toàn "bôi bác", còn chốt câu cuối nghe muốn trầm cảm Bài làm văn tả bố làm nghề lập trình viên của cậu học sinh tiểu học khiến dân mạng cười muốn nội thương. Ở cấp 1, học sinh sẽ được thầy cô hướng dẫn làm các dạng bài tập làm văn đơn giản như: Miêu tả người thân, đồ dùng học tập, nghề nghiệp của bố mẹ, tả danh lam thắng cảnh,... Với...