Học sinh Thái Lan tổ chức biểu tình
Hàng nghìn người tham gia cuộc biểu tình do học sinh trung học Thái Lan tổ chức để kêu gọi cải cách giáo dục và phản đối chính phủ.
Cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra ở thủ đô Bangkok hôm nay bất chấp Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm 19/11 cảnh báo sẽ “dùng mọi luật” để chống người biểu tình.
“Chúng tôi đến để yêu cầu sự tự do cũng như cải cách giáo dục. Chúng tôi muốn một chế độ quân chủ lập hiến thực sự”, Mameaw, một học sinh trung học 18 tuổi tham gia biểu tình, nói.
Cảnh sát Thái Lan cho biết cuộc biểu tình của nhóm học sinh “Bad Student” có thể tiếp tục, bất chấp hai trong số các thủ lĩnh thiếu niên trong nhóm đã bị triệu tập hôm 20/11 vì liên quan tới cuộc biểu tình trước đó.
Đám đông tham gia cuộc biểu tình của nhóm “Bad Student” ở Bangkok, Thái Lan, hôm nay. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình nổ ra ở Thái Lan kể từ tháng 7, tập trung vào ba yêu cầu chính của người biểu tình: Đề nghị Thủ tướng Prayuth từ chức, thay đổi hiến pháp và cải cách chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn.
Tuy nhiên, học sinh Thái Lan cũng tích cực tổ chức các cuộc biểu tình nhằm tìm kiếm sự tự do và công bằng trong hệ thống giáo dục họ cho là “cổ hủ”. Nhiều sinh viên nước này cuối tháng trước kêu gọi tẩy chay lễ tốt nghiệp do Vua Vajiralongkorn chủ trì tại Đại học Thammasat.
Người phát ngôn chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri cho biết Thủ tướng Prayuth hy vọng những người biểu tình sẽ thực hiện quyền tự do của họ một cách xây dựng và tuân theo pháp luật.
Người biểu tình đang lên hoạch tổ chức biểu tình lớn tại Cục Tài sản Hoàng gia vào ngày 25/11 để phản đối việc Vua Vajiralongkorn nắm quyền quản lý riêng khối tài sản được định giá hàng chục tỷ USD này. Họ cũng cho biết sẽ tiếp tục biểu tình thêm 7 ngày sau đó.
Cung điện Hoàng gia không bình luận về các cuộc biểu tình, song Vua Vajiralongkorn gần đây gọi Thái Lan là “vùng đất của sự thỏa hiệp”, một cụm từ bị người biểu tình chê trách.
Thủ tướng Thái nói 'dùng mọi luật' chống người biểu tình
Thủ tướng Thái Prayuth nói "dùng mọi luật" chống người biểu tình vi phạm, dẫn đến lo ngại nối lại việc truy tố theo luật chống xúc phạm hoàng gia.
"Tình hình không được cải thiện", Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm nay cho biết trong một tuyên bố. "Có nguy cơ leo thang dẫn đến bạo lực lớn hơn. Nếu không giải quyết, nó có thể hủy hoại đất nước và chế độ quân chủ đáng kính".
Tuyên bố của ông Prayuth được đưa ra một ngày sau khi hàng nghìn người biểu tình ném sơn vào trụ sở cảnh sát Thái Lan để phản ứng với việc cảnh sát dùng vòi rồng và hơi cay, khiến hàng chục người bị thương hôm 17/11, ngày biểu tình bạo lực nhất kể từ tháng 7. Một số người biểu tình cũng phun vẽ lên tường để phản đối chế độ quân chủ.
Người biểu tình Thái Lan nấu lẩu trước đồn cảnh sát ở Bangkok trong cuộc biểu tình hôm 18/11. Ảnh: Reuters .
"Chính phủ sẽ tăng cường các hành động và sử dụng toàn bộ luật, điều khoản, để hành động chống lại những người biểu tình vi phạm luật", Thủ tướng Thái Lan nói thêm.
Ông Prayuth không nói rõ liệu động thái mới có bao gồm Điều 112 của bộ luật hình sự, trong đó cấm xúc phạm chế độ quân chủ. Đầu năm nay, Thủ tướng Thái nói Điều 112 không được sử dụng vào lúc này theo yêu cầu của nhà vua.
"Điều này có thể đồng nghĩa họ sẽ sử dụng Điều 112 để bắt các thủ lĩnh biểu tình", nhà hoạt động Tanawat Wongchai đăng Twitter. "Đây có phải là một sự thỏa hiệp?".
Cung điện Hoàng gia không bình luận về các cuộc biểu tình, song Vua Maha Vajiralongkorn gần đây gọi Thái Lan là "vùng đất của sự thỏa hiệp", một cụm từ bị người biểu tình chê trách.
Người biểu tình Thái Lan xuống đường nhiều tháng qua nhằm đòi hỏi một số yêu sách như thay đổi hiến pháp hay cải cách chế độ quân chủ, động thái được cho là vô cùng táo bạo tại một đất nước có truyền thống tôn kính hoàng gia. Theo luật chống phỉ báng hoàng gia được cho là nghiêm ngặt nhất thế giới, người vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm.
Người biểu tình còn cho rằng chính quyền quân sự của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã tìm cách nắm giữ quyền lực và yêu cầu ông từ chức, nhưng ông phản bác quan điểm này và khẳng định sẽ tiếp tục tại nhiệm.
Bị xúc phạm trước những bức vẽ xúc phạm chế độ quân chủ trong cuộc biểu tình hôm 18/11, một số người theo chủ nghĩa bảo hoàng lên mạng xã hội kêu gọi áp dụng Điều 112.
Người biểu tình lên hoạch tổ chức biểu tình lớn tại Cục Tài sản Hoàng gia vào ngày 25/11 để phản đối việc Vua Maha nắm quyền quản lý riêng khối tài sản được định giá hàng chục tỷ USD này. Họ cũng cho biết sẽ tiếp tục biểu tình thêm 7 ngày sau đó.
Thái Lan: Đám đông biểu tình và người ủng hộ hoàng gia đối đầu trên phố Hàng nghìn người biểu tình ở Bangkok tràn xuống đường biểu tình kêu gọi cải cách nền quân chủ ở Thái Lan. Hôm 14/11, khoảng 2.500 người biểu tình tập trung tại Đài tưởng niệm Dân chủ ở thủ đô Bangkok của Thái Lan. Họ hát và nhảy múa bày tỏ quan điểm phản đối với chính phủ. Cách đó vài km, hàng...