Học sinh, sinh viên Việt ứng dụng fintech và blockchain giải quyết các vấn đề thực tế
Tham gia cuộc thi RMIT Fintech Blockchain 2022, các học sinh THPT và sinh viên đại học đã đề xuất những giải pháp cho các vấn đề trong thế giới thực bằng cách sử dụng công nghệ blockchain, fintech.
Năm 2022 là năm thứ hai cuộc thi RMIT Fintech Blockchain được tổ chức. Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, cuộc thi kêu gọi các ý tưởng ứng dụng công nghệ fintech (công nghệ tài chính), blockchain (công nghệ chuỗi khối) nhằm giải quyết 1 hoặc nhiều mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc, bao gồm: xóa nghèo, không còn nạn đói, giáo dục có chất lượng, công việc tốt và tăng trưởng kinh tế, hành động về khí hậu.
Cuộc thi thu hút 31 đội tham gia với tổng cộng 127 học sinh và sinh viên, đại diện cho hơn 30 cơ sở giáo dục trên toàn quốc.
Chỉ 6 đội xuất sắc nhất mới được chọn để trình bày ý tưởng tại vòng chung kết. Các đội lọt vào chung kết nhận được sự cố vấn từ chuyên gia trong ngành để hoàn thiện bản đề xuất kinh doanh và chuẩn bị trình bày ý tưởng trước Ban giám khảo đến từ các doanh nghiệp fintech/blockchain gồm Binance, KardiaChain và M3TA cùng Đại học RMIT.
Đội The Un”BLOCK”able giành ngôi vô địch cuộc thi RMIT Fintech Blockchain năm 2022.
Sau vòng chung kết thuyết trình dự án vào ngày 7/8 vừa qua, đội Un”BLOCK”able đến từ cơ sở Nam Sài Gòn của Đại học RMIT đã giành được ngôi Vô địch.
Gồm các sinh viên chuyên ngành Kinh tế và tài chính, Quản trị du lịch và khách sạn, đội Un”BLOCK”able giành chiến thắng với ý tưởng TOURChain – một nền tảng dựa trên công nghệ blockchain với khả năng hỗ trợ du khách trên hành trình bền vững bằng cách đem đến cho họ những cơ hội du lịch cộng đồng.
Trưởng đội Un”BLOCK”able Nguyễn Tuấn Hùng cho biết, trong giai đoạn hậu Covid, ngày càng nhiều du khách mong muốn trải nghiệm du lịch bền vững. “Chúng tôi tin rằng mô hình du lịch hỗ trợ bảo vệ môi trường và phát triển địa phương sẽ là lựa chọn số một cho tương lai. Bằng cách dùng blockchain làm công nghệ cốt lõi, giải pháp của chúng tôi có thể cung cấp trải nghiệm an toàn và minh bạch cho cả du khách và nhà cung cấp dịch vụ”, sinh viên Nguyễn Tuấn Hùng chia sẻ.
Giải Nhì và giải Ba lần lượt thuộc về đội The Conquerors từ Đại học Kinh tế quốc dân và đội The Part-time Engineers từ Đại học RMIT. Giải đội được yêu thích do khán giả bình chọn thuộc về đội GoSG đến từ Đại học Kinh tế quốc dân.
Từ y tế đến bảo hiểm, tài chính, nông nghiệp và du lịch, các lĩnh vực mà các đội thi đề xuất giải pháp đều là những trụ cột quan trọng của sự phát triển kinh tế- xã hội tại Việt Nam.
Giáo sư Robert McClelland, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT nhận xét: Các thí sinh năm nay rất vững vàng về kiến thức kinh doanh và kiến thức kỹ thuật. Các bạn đã giải quyết rất tốt các khía cạnh khác nhau của công nghiệp 4.0.
“Thông qua cuộc thi, chúng tôi hy vọng khuyến khích sinh viên kết nối với lãnh đạo trong ngành và tìm hiểu cách dùng công nghệ để thúc đẩy những điều tốt đẹp trên thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng tham gia cuộc thi này đối với các bạn là một nhiệm vụ vừa thú vị vừa đầy thử thách”, Giáo sư Robert McClelland nói.
Bộ trưởng Giáo dục lý giải việc học sinh thờ ơ, điểm thi môn lịch sử thấp
Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc học sinh thờ ơ, điểm thi môn lịch sử thấp là điều khiến ông "rất suy nghĩ" và nguyên nhân là do việc tổ chức dạy và thi môn này.
Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn tại Quốc hội - GIA HÂN
Nêu vấn đề chất vấn Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, đại biểu Đoàn Thị Hảo (Đoàn Thái Nguyên), đề nghị ông Sơn giải thích nguyên nhân điểm thi môn Lịch sử trong các kỳ thi thấp hơn các môn học khác, nhiều học sinh thờ ơ, thái độ học tập đối phó với môn lịch sử. Nữ đại biểu cũng đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập môn lịch sử.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận đến nay vẫn có thực tế là điểm thi môn lịch sử trong kỳ thi so với một số môn khác là thấp và tình trạng học sinh cũng không ham thích và học có tính chất đối phó, điểm thi thấp.
"Đây là vấn đề chúng tôi cũng rất suy nghĩ", ông Sơn nói.
Bộ trưởng Giáo dục đánh giá môn lịch sử là một môn học rất quan trọng. Vì môn học này mang lại những hiểu biết xã hội, lịch sử, những kinh nghiệm sống, giúp cho việc tu dưỡng con người, hiểu biểu biết tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
"Đất nước chúng ta lịch sử hào hùng, có nhiều điều mà thế hệ sau tự hào, nhưng tại sao học sinh không hứng thú, điểm thi thì thấp?", ông Sơn nêu và cho rằng, câu trả lời nằm cả ở việc tổ chức dạy và kiểm tra đánh giá đối với môn học này.
"Việc dạy vẫn thiên về sự kiện, số liệu, theo đánh giá chưa phát huy được nhiều sáng tạo, cá tính của học sinh trong việc học. Việc kiểm tra đánh giá thi vẫn thiên về kiểm tra số liệu, ngày tháng, sự kiện, chưa chú ý nhiều về tư duy, ý nghĩa của sự kiện lịch sử", ông Sơn lý giải.
Bộ trưởng GD-ĐT: "Dạy đọc chép theo văn mẫu rất tai hại cho tình cảm chân thành của học sinh"
Người đứng đầu ngành giáo dục cho hay, trong thời gian sắp tới Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ triển khai việc đổi mới giảng dạy và học tập môn lịch sử.
Theo ông, trong hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học mới vừa qua, Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục lên phương án để đổi mới việc dạy và học môn lịch sử.
"Hướng dạy là tăng cường tính sáng tạo của học sinh, không áp đặt cách hiểu đối với lịch sử. Nếu học sinh còn điểm khác trong cảm nhận, đánh giá cần trao đổi, thuyết phục để học sinh có nhận thức đúng, không áp đặt. Thi kiểm tra thì không đánh đố bằng các con số nhớ ngày tháng, nhớ địa điểm, địa danh, sự kiện", ông Sơn thông tin.
Bộ trưởng Giáo dục khẳng định, vấn đề dạy và học môn lịch sử như đại biểu nêu là việc lớn, có tính chất chuyên môn sâu. Do đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ có những kế hoạch triển khai việc này.
Học trực tuyến, thi ra sao? Một nửa học kỳ 1 đã đi qua, học sinh TP.HCM đã học trực tuyến và chưa biết bao giờ kết thúc nên mối quan tâm hiện nay là các kỳ thi quan trọng sẽ ra sao? Nhìn nhận về chương trình và hoạt động dạy học, giáo viên Phan Thế Hoài, Trường THPT Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân, TP.HCM), cho rằng đầu...