Học sinh, sinh viên Thái Lan quá căng thẳng vì học trực tuyến
Một cuộc khảo sát do Cục sức khoẻ Tâm thần thực hiện cho thấy, một phần ba sinh viên ở Thái Lan đang cảm thây lo lắng và căng thẳng hơn sau khi dịch Covid-19 hoành hành khiến các trường học phải đóng cửa và chuyển sang học trực tuyến.
Cuộc khảo sát về sức khoẻ tâm thần được thực hiện trong 1 tuần trên hơn 2000 sinh viên cho thấy 30% người được hỏi cho biết họ cảm thấy lo lắng và căng thẳng hơn kể từ khi các lớp học được chuyển sang hình thức trực tuyến. Trong khi đó có tới 17% số sinh viên cảm thấy họ kiệt quệ về mặt tinh thần khi phải học online. Cuộc khảo sát cũng được thực hiện ở lứa tuổi học sinh cho thấy kết quả còn nghiêm trọng hơn khi các em cảm thấy lo lắng và mệt mỏi nhiều gấp 3 lần đối với đối tượng sinh viên.
Ảnh minh họa (Ảnh: Bangkok Post)
Tiến sỹ Amporn Benjaponpitak, Cục trưởng cục sức khoẻ tâm thần cho biết, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ tâm thần của trẻ em Thái Lan, đặc biệt các em phải dành rất nhiều thời gian cho các lớp học trực tuyến. Hầu hết các vấn đề sức khoẻ tâm thần đều bắt nguồn từ những hạn chế đối với đời sống xã hội vì trường học đã đóng cửa 4 tháng. Điều đó có nghĩa là sự tương tác của học sinh chỉ giới hạn trong các lớp học trực tuyến.
Video đang HOT
Việc sinh viên, học sinh rất mệt mỏi khi học trực tuyến tại Thái Lan cũng là phản ánh của nhiều bậc phụ huynh. Chị Pick, một phụ huynh tại Bangkok cho biết: “Rất mệt mỏi, con học online không hiểu gì cả, thời gian sử dụng máy tính, internet rất nhiều, con học không tập trung, có khi cả bố và mẹ đều phải giúp đỡ con nên không thể làm việc gì khác”.
Tuy nhiên, một số phụ huynh khác lại cho rằng, nếu không học online thì không có biện pháp nào khác khi trường chưa thể mở cửa vì Covid-19, nếu nghỉ học hoàn toàn thì học sinh, đặc biệt là các lớp nhỏ sẽ quên hết kiến thức. Anh A-phum, một phụ huynh khác cho biết: “Nếu nghỉ học 1-2 tháng còn được, chứ nghỉ học lâu, đến cả một năm thì sẽ quên hết kiến thức. Tôi nghĩ điều đó là không tốt”.
Trước việc học sinh, sinh viên quá căng thẳng vì phải học online trong thời gian dài, cục sức khoẻ tâm thần Bộ Y tế Thái Lan đưa ra lời khuyên cha mẹ nên nói chuyện với con cái về vấn đề này cũng như mở các đường dây tư vấn qua điện thoại hoặc mạng xã hội để giúp đỡ những học sinh, sinh viên cảm thấy lo lắng.
Thái Lan dự kiến sẽ mở cửa trở lại trường học khi học kỳ 2 bắt đầu vào tháng 11 tới sau hơn 4 tháng đóng cửa. Tuy nhiên, điều kiện kiên quyết đó là ít nhất 85% số nhân viên trường học cũng như học sinh phải được tiêm chủng đầy đủ. Thái Lan cũng đưa ra chương trình “khu vực an toàn trường học” và khuyến khích các bậc cha mẹ cho phép con mình được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn tỏ ra e ngại với tác dụng phụ của vaccine, nhất là với trẻ nhỏ.
Hiện tại, Thái Lan đã triển khai chương trình tiêm vaccine cho học sinh từ 12 tới 17 tuổi và đã có 40,000 liều Pfizer được tiêm ở 15 tỉnh, thành. Ngoài ra, có 3,77 triệu học sinh trong độ tuổi trên đã đăng ký tiêm chủng tương đương 74,4% số học sinh trên toàn quốc. Thái Lan dự kiến con số này sẽ đạt được 80% trong những ngày tới. Ngoài ra, Thái Lan cũng đã lên kế hoạch tiêm chủng cho học sinh lứa tuổi nhỏ hơn, từ 3 tới 11 tuổi vào năm sau song vẫn chưa tìm ra loại vaccine phù hợp./.
Đại dịch COVID-19 cho thấy vai trò không thể thay thế của hình thức học trực tiếp
Các lớp học trực tuyến (online) đã trở nên phổ biến trong bối cảnh đại dịch COVID-19, công nghệ cũng mang lại nhiều lợi ích đối với giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, nhưng hình thức học tập này không thể thay thế cho hình thức học trực tiếp.
Học sinh tại trường Trung học Tottori Koryo ở Tottori, miền tây Nhật Bản, ngày 7/5/2020. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Đây là khẳng định của giới học giả Nhật Bản và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tại một hội thảo trực tuyến về tương lai của ngành giáo dục do Liên đoàn Thanh niên Awaji của Nhật Bản tổ chức. Phát biểu tại hội thảo, ông Oussouby Sacko - Hiệu trưởng Đại học Kyoto Seika nhấn mạnh: "Việc học không chỉ diễn ra trong lớp học mà còn diễn ra bên ngoài lớp học, trong khuôn viên trường, nơi sinh viên có thể tương tác với nhau và với các giáo viên". Ông Sacko cho biết các giáo sư tại trường Đại học Kyoto Seika ở miền Tây Nhật Bản gặp khó khăn khi giảng dạy, nhất là các khóa học online liên quan đến nghệ thuật, trong khi sinh viên cũng không còn hào hứng tham gia các lớp học.
Để tạo động lực cho sinh viên, ông Sacko đã giới thiệu một hệ thống kết hợp giữa các buổi tương tác trực tiếp giữa giáo viên và sinh viên mỗi tuần một lần và các lớp học trực tuyến vào những ngày khác. Thừa nhận những thách thức mà giáo viên phải đối mặt khi tổ chức các lớp học trực tuyến, ông cho rằng cần phải xây dựng một chương trình cho giảng viên để đào tạo họ quen với phong cách giảng dạy mới.
Một cuộc khảo sát trực tuyến tiến hành vào tháng 7 năm nay đã chỉ ra rằng 44,7% sinh viên thấy cuộc sống tẻ nhạt giữa đại dịch, và một nguyên nhân dẫn tới tâm lý này là do những hạn chế của việc học trực tuyến.
Phó Giáo sư Baniel Cheung tại Khoa Kinh tế và doanh nghiệp của Đại học Hong Kong (Trung Quốc) nhất trí với quan điểm của Hiệu trưởng Sacko về lợi ích của việc học trực tiếp, ngay cả khi ông thừa nhận lợi ích chia sẻ thông tin và kiến thức nhanh chóng thông qua các lớp học trực tuyến.
Phó Giáo sư Cheung nhấn mạnh: "Rất khó để giảng dạy khi không nhìn thấy gương mặt và ngôn ngữ hình thể của sinh viên...". Ông cũng cho biết thêm rằng trong khi việc giảng dạy có thể có những hình thức "tích hợp" thời kỳ hậu COVID-19, thì "kỹ thuật số không thể thay thế con người".
Về phần mình, Hiệu trưởng Sacko cho rằng trong đại dịch, sinh viên có thể dễ dàng giao tiếp với nhau thông qua ứng dụng nhắn tin Line và l những sinh viên rụt rè đang tích cực tham gia các lớp học hơn trước. Trong khi đó, ông Cheung cho hay đang sử dụng nền tảng nhắn tin WhatsApp để liên lạc với sinh viên, tạo ra các nhóm khác nhau cho các mục đích khác nhau. Trong tương lai, ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của công nghệ đối với sự hợp tác giữa các trường đại học. Ông nhận định hợp tác trực tuyến giữa các trường đại học đã trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ đại dịch và kêu gọi tiếp tục những nỗ lực như vậy, đặc biệt là giữa các trường đại học ở châu Á. Ông đánh giá: "Sinh viên đang ngày càng cạnh tranh hơn trong thời kỳ đại dịch và muốn học hỏi nhiều kĩ năng để sinh tồn trong các công ty, vì vậy cần tổ chức các hoạt động giao lưu trong châu Á".
Đại diện cho tiếng nói của sinh viên, Fuka Chida, sinh viên năm thứ hai tại Đại học Chiba, nhấn mạnh đại dịch đã cho thấy tầm quan trọng của việc học tập tại trường. Theo Chida, đại học không chỉ để học, đây là nơi để sinh viên hiểu hơn về chính bản thân mình thông qua tương tác với người khác và phát triển hơn nữa.
Trường học đóng cửa 2 năm, Philippines lún sâu trong khủng hoảng giáo dục Các lớp học ở Philippines hôm 13/9 vẫn vắng lặng khi hàng triệu học sinh tiếp tục ở nhà và học trực tuyến. Đây là năm thứ hai các trường học ở Philippines đóng cửa và học sinh phải học từ xa. Các chuyên gia lo ngại rằng, điều này sẽ khiến cuộc khủng hoảng giáo dục tại đây thêm trầm trọng. Theo...