Học sinh, sinh viên Hongkong bãi khóa trong ngày đầu năm học
Hôm nay, hàng nghìn học sinh, sinh viên của gần 200 trường học ở Hongkong không đến lớp để ủng hộ biểu tình.
Hàng ngàn sinh viên đại học bãi khóa bằng một cuộc biểu tình rầm rộ chống Chính phủ của Hongkong
Các nhà tổ chức ước tính ít nhất 9.000 học sinh, sinh viên sáng nay tham gia cuộc bãi khóa dự kiến kéo dài đến ngày mai và có thể được tổ chức mỗi tuần một lần.
Vào thứ Hai, khi các trường đại học mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ hè, hàng ngàn sinh viên đã không tới lớp và thay vào đó tập trung ở trung tâm Hongkong. “Hôm nay là ngày đầu tiên đến trường, nhưng tôi vẫn muốn ra ngoài”, một sinh viên đại học 19 tuổi tên Tommy nói với AFP. “Tôi không nghĩ chúng tôi sẽ bỏ lỡ bất cứ điều gì. Đây cũng là một hình thức học tập.”
Người biểu tình đứng trước cửa các đoàn tàu, ngăn không cho đóng cửa, tại một loạt các nhà ga trên hệ thống ngầm
Các học sinh trung học sáng nay tập hợp trước cổng trường, mặc đồng phục màu đen, đội mũ bảo hộ, đeo khẩu trang, giơ các biểu ngữ phản đối dự luật dẫn độ. Một số sinh viên tụ tập bên ngoài Đại học Hongkong Trung Quốc và giơ biểu ngữ “Sinh viên đoàn kết bãi khóa vì thành phố”. Tổng thư ký Hành chính Hong Kong Matthew Cheung đã lên tiếng với các sinh viên rằng “trường học không phải nơi biểu tình”.
Cuộc bãi khóa của học sinh, sinh viên Hongkong diễn ra sau khi đặc khu chứng kiến các cuộc biểu tình đầy bạo lực trong hai ngày cuối tuần vừa qua. Người biểu tình hôm thứ bảy đã đụng độ với cảnh sát ở trung tâm thành phố, ném bom xăng về phía lực lượng chức năng, buộc họ phải đáp trả bằng hơi cay và vòi rồng. Cảnh sát chống bạo động đã dùng dùi cui, bình xịt hơi cay trấn áp người biểu tình trên tàu điện ngầm. Đến chủ nhật, người biểu tình tìm cách dựng chướng ngại vật để phong tỏa sân bay Hongkong, khiến nhiều chuyến bay bị hủy. Hàng trăm người sau đó dồn về ga tàu điện Tung Chung, phía Tây Bắc đảo Lantau để thực hiện các hành động “phá hoại” trong nhà ga.
Người biểu tình cũng kêu gọi tổng đình công hôm nay, song không được đông đảo người dân Hongkong hưởng ứng do phần lớn mọi người đã quay trở lại cuộc sống thường ngày.
Video đang HOT
Trước đó, nhiều người cho rằng việc năm học mới bắt đầu sẽ chấm dứt gần ba tháng biểu tình ở Hong Kong, với thành phần tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên. Các sinh viên là nòng cốt chính trong các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Phong trào biểu tình này sau đó đã biến thành các cuộc biểu tình rộng hơn chống lại các lãnh đạo không được lựa chọn của Hongkong. Hàng trăm người đã bị bắt trong các cuộc đụng độ dữ dội với cảnh sát. Bắc Kinh đã gán cho những người biểu tình là “những kẻ khủng bố”, với một bài xã luận của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cảnh báo “ngày cuối cùng sắp đến”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang hôm thứ Hai tuyên bố, các cuộc biểu tình đã “vượt ra ngoài phạm vi tự do hội họp và biểu tình”. “Họ đã phát triển thành các hành vi bạo lực cực đoan, thách thức nghiêm trọng hệ thống pháp luật và trật tự xã hội của Hongkong”, ông nói trong một cuộc họp báo.
Người biểu tình đeo mặt nạ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại một cuộc mít tinh tại Công viên Tamar ở Hongkong
Hongkong được hưởng các quyền tự do chưa từng thấy trên lục địa Trung Quốc dưới chế độ “một quốc gia, hai hệ thống” – được kế thừa sau khi Anh bàn giao lại vào năm 1997, nhưng người dân địa phương lo ngại những quyền đó đang bị xói mòn.
Cảnh sát chống bạo động tuần tra một số ga tàu điện ngầm sau khi người biểu tình làm gián đoạn dịch vụ vào giờ cao điểm
Biểu tình tại Hongkong bắt đầu từ ngày 9/6 để phản đối dự luật dẫn độ, trong đó cho phép Hongkong đưa nghi phạm tới những khu vực mà đặc khu chưa có hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục. Các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tháng ngày càng dữ dội mà không có dấu hiệu nới lỏng. Nó đã gây ra tình trạng bất ổn và khiến kinh tế Hongkong đối mặt với đợt suy thoái đầu tiên trong một thập kỷ trở lại.
Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau và “không khoanh tay đứng nhìn” nếu chính quyền đặc khu Hongkong không thể kiểm soát tình hình.
Trâm Anh (theo AFP)
Theo congly
Bạo loạn tại Indonesia, hơn 250 tù nhân liều lĩnh vượt ngục
Jakarta Post ngày 20-8 đưa tin, ít nhất 258 tù nhân đang bị giam giữ tại nhà tù Sorong thuộc tỉnh Tây Papua đã bỏ chạy sau khi khu nhà tù bị bốc cháy trong các cuộc biểu tình bạo loạn diễn ra một ngày trước đó.
Theo Jakarta Post, các tù nhân đã bỏ trốn qua một bức tường bị lật đổ, sau khi họ bị kích động bởi những người biểu tình cố tình ném đá và tấn công khu vực nhà tù Sorong. Trong tổng số 547 tù nhân đang bị giam giữ, có ít nhất 258 tù nhân đã trốn thoát sau vụ việc.
"Bức tường của nhà tù Sorong đã bị đốt cháy và đổ sập, khiến một số tù nhân đã nổi dậy chống lại các cai ngục và tìm cách bỏ trốn", người phát ngôn Tổng cục Sửa đổi luật pháp và Nhân quyền Ade Kusmanto cho biết.
Một tòa nhà địa phương bị đốt cháy trong cuộc bạo loạn. Ảnh: EPA
Cuộc tẩu thoát bất ngờ của các tù nhân nhà tù Sorong diễn ra trong bối cảnh một làn sóng biểu tình bạo loạn đang lan tràn tại các thành phố ở miền Đông Indonesia, trong đó có thành phố Manokwari và Sorong.
Các cuộc biểu tình có sự tham gia của rất đông người dân, trong đó phần lớn là sinh viên đại học, nhằm phản đối nạn phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử.
Cụ thể, những người biểu tình đã phản ứng lại một sự việc xảy ra hôm 18-8, khi các sinh viên người Papua sống trong ký túc xá Surabaya bị lực lượng an ninh Indonesia tấn công "cả về thể xác và lời nói".
Những người biểu tình đốt phá các khu vực công cộng. Ảnh: AP
Trong khi đó, phía cảnh sát cho biết, 43 sinh viên người Papua bị bắt giữ hôm 17-8 do không tôn trọng quốc kỳ Indonesia được treo trước ký túc xá nhân lễ kỷ niệm ngày Độc lập.
Hôm 19-8, hàng nghìn người dân tỉnh Papua đã xuống đường biểu tình và bắt đầu có những hành vi phá hoại, chống đối người thi hành công vụ như chặn các tuyến đường, ném đá vào các trụ sở cơ quan nhà nước.
Đến 1h chiều ngày 19-8 (giờ địa phương), các cuộc bạo loạn bắt đầu nổ ra tại thành phố Sorong. Căng thẳng leo thang nhanh chóng khi những tiếng la hét vang lên liên tục, các hành vi đập phá bắt đầu diễn ra.
Đến 4h chiều cùng ngày, theo Jakarta Post, đám đông tiến hành ném đá vào cửa sổ các phòng giam và châm lửa đốt nhà tù Sorong. Chỉ 1 tiếng sau, các tù nhân đã phá được bức tường phía tây nhà tù và tháo chạy.
Cũng theo ông Ade, một số lính canh đã bị thương do bị các tù nhân tấn công. Tình hình trong trại giam đã ổn định hơn vào khoảng 7h tối cùng ngày.
Các nhân viên cứu hỏa địa phương đã được triển khai để dập tắt ngọn lửa, trong khi lực lượng chức năng được triển khai để thống kê số tù nhân chạy thoát và nhanh chóng truy lùng những tù nhân này.
Lam Ninh
Theo cand.com.vn
Anh, Đức, Australia khuyến cáo công dân tránh tới vùng Kashmir Ngày 3/8, các quan chức cho biết, Anh, Đức và Australia đã ra khuyến cáo tới công dân các nước này không đi tới vùng Kashmir bất ổn do Ấn Độ kiểm soát. Khuyến cáo được đưa ra một ngày sau khi chính quyền địa phương yêu cầu du khách và những người hành hương tại khu vực rút ngắn thời gian ở...