Học sinh sáng tạo máy gieo hạt tự động giúp đỡ người nông dân
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, “ Máy gieo hạt tự động sử dụng năng lượng mặt trời” đến từ 5 nhà sáng chế trẻ cho thấy sự sáng tạo mới mẻ so với một số sản phẩm máy gieo hạt khác trên thị trường.
Đồng hành cùng người nông dân
Phạm Duy Quang (2005), Nguyễn Đại Hồng Phú (2007), Nguyễn Kim Tùng Quân (2005), Vũ Hoàng Thùy Dương (2003), Phạm Hồng Minh (2005) là nhóm tác giả trẻ đến từ thành phố Hải Phòng có sản phẩm đoạt giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo toàn quốc” năm 2020.
Xuất phát từ việc quan sát sinh hoạt đồng ruộng của người nông dân quanh vùng, nhóm tác giả nhận thấy nhu cầu thiết yếu của bà con cần có một chiếc máy gieo hạt giống tự động. Quy trình thủ công hiện nay tốn nhiều công sức nhưng hiệu quả không cao, hạt gieo không đều ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch.
Quy trình kiểm tra máy gieo hạt.
Bước hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm.
Video đang HOT
Với tư duy về công nghệ, cùng sự tìm tòi nghiên cứu, nhóm học sinh trẻ đã tay thực hiện chiếc” Máy gieo hạt tự động sử dụng năng lượng mặt trời”. Mục đích của chiếc máy là mong muốn người nông dân bớt vất vả, có hiệu suất cao hơn trong quá trình canh tác nông nghiệp bằng nguồn năng lượng thiên nhiên.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm các bạn học sinh dành mỗi tuần 1 ngày để tới trực tiếp vùng nông thôn để tiếp cận với nông dân.
Nhóm tác giả chia sẻ mục đích của hoạt động này: “Chúng em thu thập thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu, trong đó đặc biệt chú ý đến khai thác thông tin từ người nông dân. Có mặt tại vùng canh tác nông nghiệp, chúng em tham khảo kinh nghiệm từ nông dân để có thêm ý tưởng mới mẻ cho dự án.
Cụ thể, nhóm đã đặt ra các câu hỏi như loại hạt người nông dân thường sử dụng là gì, thời gian làm màu trong năm, các bước chuẩn bị trước khi gieo hạt như thế nào, biện pháp thông thường sử dụng trong quá trình canh tác ra sao… Sau khi được chia sẻ thông tin, chúng em đối chiếu vào dự án để tìm ra tính mới, tính sáng tạo hơn cho sản phẩm”.
Tạo ưu điểm riêng so với các mô hình máy gieo hạt khác
Mong muốn sản phẩm có sự sáng tạo riêng, nhóm đã nghiên cứu và tìm hiểu một số loại máy gieo hạt khác ngoài thị trường như: máy gieo hạt một hàng dùng tay đẩy; máy gieo hạt hai hàng dùng tay đẩy; máy gieo hạt nhiều hàng dùng bằng máy kéo… Từ đó, nhóm nhận thấy các sản phẩm ngoài thị trường chưa có chức năng tự động di chuyển, một số dùng máy kéo hay sức người để di chuyển.
Nhóm tác giả cùng giáo viên hướng dẫn tại Liên hoan tuổi trẻ sáng tạo toàn quốc 2020.
Sau khi nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm, nhóm nhận thấy “Máy gieo hạt tự động sử dụng năng lượng mặt trời” có ưu điểm nổi bật như: máy tích hợp được nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm tự động di chuyển, tự động gieo hạt và lấp đất.
Ngoài ra, sản phẩm có thêm thiết bị điều khiển từ xa giúp người nông dân thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Máy có thể tự động xẻ rãnh, gieo hạt, lấp đất. Đồng thời chạy bằng năng lượng mặt trời nên rất thân thiện với môi trường, phù hợp cho cả những nơi còn gặp khó khăn do chưa có điện lưới.
Về tính ứng dụng của sản phẩm, nhóm tác giả chia sẻ thêm với Dân Trí: “Chúng em đã ứng dụng thử nghiệm sản phẩm trong thực tiễn với kết quả khả thi. Máy có năng suất thực tiễn cao, gieo được nhiều loại hạt, kích thước khác nhau với mật độ trồng đều và tỷ lệ sót thấp.
Chúng em cho rằng sản phẩm còn nhiều tiềm năng lớn nếu được đầu tư và sản xuất bài bản. Đặc biệt sử dụng năng lượng mặt trời và điều khiển từ xa là một ứng dụng công nghệ mới, khác với một số sản phẩm hiện có trên thị trường”.
Đồng hành cùng nhóm tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu dự án, giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Đại chia sẻ: “Tôi nhận thấy đây là một đề tài khá gần gũi với các em học sinh.
Một phần cũng bởi vì tôi xuất phát từ nông thôn, trở thành nhà giáo như bây giờ nên cảm thấy ý tưởng của các em khá thực tế. Vì vậy tôi đã ở bên hướng dẫn, động viên các em hoàn thành sản phẩm”.
Tăng cường giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
Để từng bước giảm thiểu và tiến tới ngăn chặn tình trạng phát sinh chất thải nhựa, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và phát động phong trào chống chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp tại địa phương, vận động các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ký cam kết hoặc tuyên bố hành động chống rác thải nhựa.
Nông dân thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật để tiêu hủy. (Nguồn ảnh: Vietnam )
Hiện nay, chất thải nhựa đã và đang trở thành thách thức rất lớn trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng vật liệu nhựa cho phát triển sản xuất dẫn tới lượng thải bỏ tăng dần theo từng năm. Do vậy, nhằm phòng, tránh tác hại của chất thải nhựa, ngành nông nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý, giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và phổ biến, tuyên truyền tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hạn chế tối đa sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1746/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/12/2019 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 và Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị tuyên truyền, phổ biến thông tin, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành tham gia hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa"; hạn chế sử dụng và tiến tới nói không với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó,thực hiện có hiệu quả việc thu gom, phân loại chất thải nhựa, hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Xây dựng các chương trình, hoạt động cụ thể nhằm phát huy các sáng kiến, mô hình thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải nhựa đáp ứng được quy định bảo vệ môi trường.
Nhằm đạt được mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các đơn vị trong ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, đối với Tổng cục Thủy sản, tập trung thực hiện các giải pháp thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa và hạn chế sử dụng phao xốp để làm nổi các lồng bè nuôi cá; kiểm soát chặt chẽ chất thải nhựa tại các khu bảo tồn biển và cộng đồng dân cư ven biển. Đồng thời, xây dựng, thực hiện các giải pháp thu hồi các ngư cụ như lưới, phao bị thất lạc, bỏ quên hoặc thải bỏ trên biển; đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi ni-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần tại các cảng cá, bến cá và trên các phương tiện khai thác thủy sản.
Đối với Tổng cục Lâm nghiệp, cần tập trung thực hiện các giải pháp giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất giống cây lâm nghiệp và các hoạt động lâm nghiệp khác có liên quan. Với Cục Trồng trọt, tập trung thực hiện các giải pháp giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp và canh tác nông nghiệp.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện các giải pháp quản lý, thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý nhằm giảm phát sinh chất thải nhựa tại địa phương.
Hướng dẫn, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân về việc thu gom, xử lý chất thải nhựa từ bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 19/5/2016 giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường; chất thải nhựa từ bao bì phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và các sản phẩm nông sản. Đồng thời, xây dựng và phát động phong trào chống chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp tại địa phương, vận động các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ký cam kết hoặc tuyên bố hành động chống rác thải nhựa.
Bà Tân Vlog chính thức chạm ngưỡng 4 triệu sub dù vướng nhiều ồn ào, nhìn sang mức thu nhập mỗi tháng đến 9 con số mà ai cũng bất ngờ Bà Tân Vlog được nhận định là một trong những kênh Youtube thành công nhất nhì Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại. Kể từ khi bắt đầu xuất hiện với những món ăn siêu to khổng lồ, Bà Tân Vlog đã thu hút không ít sự chú ý của cộng đồng mạng. Thời gian đầu, ai nấy khi xem video đều...