Học sinh nói thèm cơm, thầy giáo vét sạch tiền cho trò thỏa ước mơ
Với những giáo viên dạy ở vùng cao, đằng sau hình ảnh học sinh đến trường là cả một nỗ lực rất lớn khi họ không chỉ quan tâm tới việc “ươm mầm con chữ” mà cả bữa cơm giấc ngủ cho các bé.
Trong số đó, thầy Hồ A Chương là ví dụ điển hình. Trong suốt 15 năm đi dạy, vượt qua bao nhiêu khó khăn, vị giáo viên này không chỉ đóng góp cho sự nghiệp giáo dục mà còn là người gieo niềm vui, chắp cánh ước mơ cho học trò đến trường.
Thầy Chương và các học trò của mình. (Ảnh: Vietnamnet)
Treo thưởng cho học trò đến lớp bằng mỳ tôm, cá khô
Tính tới thời điểm này, thầy Hồ A Chương đã có 15 năm theo đuổi sự nghiệp dạy học, mang con chữ đến cho trẻ em ở huyện vùng cao Hướng Hóa. Được biết, ngôi trường giáo viên này làm việc có vị trí giáp biên giới với nước bạn Lào và học sinh ở đây chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều, cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Bữa cơm mang theo của một học trò ở huyện miền núi. (Ảnh: Lao Động Thủ Đô)
Theo lời thầy Chương cho biết, để mưu sinh qua ngày, mọi người ở đây thường trồng chuối, sắn quanh năm. Thế nhưng, có những thời điểm mưa nhiều, các loại nông sản kể trên bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến nguồn thu của một số gia đình. Chính vì vậy, với nhiều em ở đây, ước mơ đơn giản đôi khi chỉ là được ăn no, mặc ấm để đến trường.
Video đang HOT
Dạy ở trường Tiểu học Thuận 10 năm, không ít lần thầy Chương chứng kiến các học sinh của mình vắng tiết mà không báo lý do. Vậy là anh lặn lội đến nhà tìm hiểu, có khi để tới được nơi thầy đã phải đi bộ nhiều cây số.
Nhiều giáo viên dạy ở các huyện miền núi phải đi đến từng gia đình để vận động các em đi học. (Ảnh: Một Thế Giới)
Lúc nghe học sinh mình cho biết cả tuần nhà chỉ ăn sắn, thèm bát cơm nóng với cá, dù túi quần chỉ còn vài đồng bạc lẻ nhưng thầy Hồ A Chương đã vét hết mua gạo và cá khô cho trò ăn.
Vượt qua khó khăn, người thầy chắp cánh ước mơ cho các học sinh nghèo vùng núi
Khi nhớ về những ngày đầu, thầy Chương không thể nào quên con đường tới lớp vô cùng khó khăn. Trong ngày mưa gió, để đến được lớp, cả giáo viên và trò phải vượt qua nhiều con đường bùn lầy, cây cầu nhỏ bị ngập lụt rất nguy hiểm.
Con đường đến trường của thầy Chương những năm 2018 về trước. (Ảnh: Vietnamnet)
Không chỉ vậy, để động viên các em đến trường, thầy cô đã tìm mọi cách “gỡ khó”, nếu nhà thiếu tiền mua sách vở, quần áo thì họ sẽ đi vận động quyên góp, nếu bố mẹ không đồng ý cho con đến trường thì giáo viên sẽ thuyết phục… Bởi hơn ai hết “những người gieo chữ” như thầy Chương hiểu được muốn cuộc đời của các bạn nhỏ không lặp lại chuỗi ngày đói khổ, vất vả thì phải đến trường.
Trong trường hợp các bạn nhỏ không muốn đến lớp, thầy sẽ treo thưởng bằng mỳ tôm, cá khô nếu như các em chăm chỉ học tập. Những món quà ấy tuy nhỏ nhưng đã tiếp thêm động lực để học trò đến trường.
Vất vả, khó khăn thế đấy nhưng trong suốt 15 năm đi dạy và 10 năm gắn bó với trường Tiểu học Thuận, thầy giáo này vẫn luôn biết ơn cuộc sống, nghề đã cho anh nhiều trải nghiệm tốt đẹp. Đặc biệt chính là tình yêu thương của mọi người dành cho mình là động lực để thầy Chương cố gắng mỗi ngày.
Một số bình luận của dân mạng khi biết được câu chuyện về thầy Chương kể trên. (Ảnh: Chụp màn hình)
Có lẽ, sau những hy sinh ấy, với thầy Chương và nhiều giáo viên đang dạy học ở các trường vùng cao, nhìn học trò mình biết chữ, có ước mơ vươn xa chính là phần thưởng lớn nhất trong sự nghiệp của mình. Về phía mình, bạn thấy như thế nào về câu chuyện kể trên, hãy chia sẻ cùng YAN nhé!
Mặc đồ Người Nhện giảng bài trực tuyến, thầy giáo Bolivia gây sốt
Jorge Manolo Villarroel, thầy giáo tại Bolivia, biến ước mơ thời thơ ấu của mình thành hiện thực bằng cách mặc đồ siêu anh hùng và giảng bài trực tuyến cho học sinh.
Jorge Manolo Villarroel, 33 tuổi, là giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ thuật tại trường công giáo San Ignacio ở Bolivia. Từng ước mơ trở thành siêu anh hùng nên giờ đây, thầy giáo 33 tuổi này mặc đồ Người Nhện, Người hùng Tia chớp hay Chiến binh Đèn lồng Xanh (các nhân vật siêu anh hùng trong phim) để giảng bài trực tuyến cho học sinh trong bối cảnh trường học tạm thời đóng cửa vì Covid-19.
Các lớp học của ông được học sinh đón nhận nhiệt liệt. Thậm chí, một cặp song sinh đã phải giành nhau laptop để được nghe thầy Villarroel giảng bài.
"Học trò vào phòng học trực tuyến trước khi tôi xuất hiện và chúng thi nhau đoán xem hôm nay nhân vật siêu anh hùng nào sẽ xuất hiện trên màn hình", ông Villarroel nói với AP.
Thầy Jorge Manolo Villarroel mặc trang phục Người nhện giảng bài trực tuyến cho học sinh. Ảnh: AP.
Căn phòng của thầy giáo này treo đầy mặt nạ và đồ hóa trang siêu anh hùng do ông tự làm. "Tôi phải tự xoay xở vì lệnh phong tỏa khiến tôi không thể rời khỏi nhà được", ông Villarroel chia sẻ. Kể từ tháng 3, nhiều trường ở Bolivia đã chuyển sang giảng dạy trực tuyến vì Covid-19.
Học sinh của ông có độ tuổi từ 9-14 tuổi. Khoảng 45 học sinh cùng tham gia một lớp học trực tuyến của ông. Lớp học của thầy Villarroel thường bắt đầu bằng bài khởi động nhảy Zumba, sau đó là cầu nguyện và nghe nhạc phim siêu anh hùng.
"Khuôn mẫu truyền thống đã làm trì trệ hệ thống giáo dục. Sau đại dịch, mọi thứ sẽ thay đổi, bao gồm cả việc dạy và học", thầy Villarroel nói.
Cả tuần chỉ làm một hành động duy nhất mà nam sinh sáng nhất sổ đầu bài, bạn bè thì cười lăn lộn: "Heo nhập thật rồi" 6 ngày trong tuần đi học thì lặp đi lặp lại 1 hành động, nam sinh khiến bạn bè ôm bụng cười khi nhìn nhận xét trong sổ đầu bài. Mọi người vẫn nói "Ăn được, ngủ được là tiên" nhưng ngủ đến mức như cậu học sinh tên Tuấn dưới đây thì quả thực bá đạo khó ai vượt qua được. Không...