Học sinh Mỹ, Bỉ chế giễu châu Á Covid-19: Đừng đùa cợt nỗi đau nhân loại
Những video, hình ảnh ghi lại học sinh California, Mỹ và nhóm học sinh Bỉ chế giễu châu Á, miệt thị người Việt Nam trong Covid-19 đã khiến nhiều người trẻ phẫn nộ. Đùa cợt trên nỗi đau của nhân loại không bao giờ được chấp nhận.
Nhóm học sinh Bỉ đùa cợt trên nỗi đau Covid-19 của cộng đồng – Ảnh chụp màn hình
Những video, hình ảnh ghi lại học sinh ở California, Mỹ và nhóm học sinh ở Bỉ chế giễu châu Á, miệt thị người Việt Nam trong Covid-19 đã khiến nhiều người trẻ phẫn nộ. Đùa cợt trên nỗi đau của nhân loại không bao giờ được chấp nhận.
Những học sinh trường Waregem College, Bỉ sáng láng, đội nón lá Việt Nam, mặc kimono Nhật Bản, trang phục truyền thống của Trung Quốc, nhưng họ cười đùa, giơ bảng Corona Time, chế giễu Covid-19 bắt đầu từ châu Á. Hay những video mới đây cho thấy học sinh Trường trung học Bolsa Grande tại TP Garden Grove, California, Mỹ đùa giỡn với nón quai thao của Việt Nam, tát vào má nữ sinh mang khẩu trang hay hét lên từ trên khán đài khi thấy học sinh Việt là “virus corona”. Những hình ảnh được cộng đồng du học sinh Việt Nam không chỉ ở Bỉ, Mỹ mà nhiều nước trên thế giới nhận xét là “thấy ghê sợ với sự vô cảm của nhiều người trẻ, không thể chấp nhận”.
“Trong bối cảnh mà Covid-19 là đại dịch toàn cầu, cả thế giới đang gồng người để phòng chống và tìm ra giải pháp thì vẫn còn đó những học sinh được ăn học đàng hoàng lấy đó làm điều khiến họ có thể cười cợt, đùa vui thì không xứng đáng là chủ nhân tương lai của thế giới. Nhưng tôi vẫn tin đó chỉ là một nhóm nhỏ, những học sinh cá biệt”, Nguyễn Thị Ngọc Hân, 19 tuổi, sinh viên Trường ĐH Văn Lang chia sẻ.
Học sinh Việt Nam biểu diễn bị học sinh người Mỹ hét lên “virus corona” – Ảnh chụp màn hình
“Tôi nhìn thấy họ vô ý thức và rất tàn nhẫn. Ý, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Iran… rất nhiều nước trên thế giới đang chống chọi với Covid-19. Tối qua, 11.3, Tổ chức y tế thế giới WHO đã chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Nhiều gia đình đã mất người thân, các y bác sĩ đang phải làm việc ngày đêm cứu bệnh nhân. Lấy nỗi đau cả nhân loại đang phải chịu đựng để làm trò tiêu khiển và đả kích, thật quá hổ thẹn”, Hùng Nguyễn, 21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Hoa Sen chia sẻ.
Video đang HOT
Mang Covid-19 để lấy cớ kỳ thị, phân biệt đối xử và bắt nạt học đường là một sự thật đáng lên án. Thay vì những hình ảnh tiêu cực đó, người trẻ hoàn toàn có thể đóng góp tích cực hơn cho thế giới, từ khích lệ sự nỗ lực phòng chống dịch mà nhiều quốc gia đã và đang làm, trong đó có Việt Nam; hay lan tỏa những cách cộng đồng có thể tự bảo vệ cho mình và gia đình.
Như nữ nhà văn trẻ Gari Nguyễn bày tỏ: “Khi mà Covid-19 đang là mối lo toàn cầu, thời điểm nhạy cảm này, thay vì chế giễu, mang Covid-19 ra làm trò đùa, tôi nghĩ rằng những học sinh ấy, với sự sáng tạo, hiểu biết, có thể làm nên những việc làm có ích cho cộng đồng hơn. Như kêu gọi ý thức của mọi người, cùng chung tay đi qua dịch bệnh. Một ví dụ, ca khúc Ghen cô Vy của Việt Nam được truyền thông Mỹ, Đức, Pháp ca ngợi, tại sao ta không lan tỏa những điều tốt đẹp mà chỉ đi gieo những phẫn nộ cho cộng đồng? Đừng cười trên nỗi đau của nhân loại, khi WHO cũng đã tuyên bố đây là đại dịch. Không ai biết trước ngày mai, việc quan trọng của chúng ta là nỗ lực chống dịch từ bản thân và chính gia đình, không chủ quan nhưng cũng đừng bi quan, để cùng đẩy lùi Covid-19″.
Theo Thanh niên
Cô gái bị đấm bất tỉnh vì bảo vệ bạn người Trung Quốc giữa dịch corona
Cảnh sát đã mở cuộc điều tra sau khi Meera Solanki bị hành hung vì bảo vệ người bạn Trung Quốc trước câu miệt thị: "Mang virus corona chết tiệt của mày về nhà đi".
Luật sư tập sự Meera Solanki (đến từ Solihull, Anh) đón sinh nhật 29 tuổi tại một quán bar ở Birmingham tối 8/2. Tham dự bữa tiệc có nhóm bạn cả nam và nữ của Solanki, trong đó một số là người Trung Quốc.
Khi hội bạn đang vui chơi, một người trong nhóm đàn ông châu Á ở gần đó tiếp cận và quấy rối cô gái 29 tuổi.
"Anh ta dường như có vấn đề với tôi, một cô gái Ấn Độ, và nhóm bạn đa chủng tộc. Chúng tôi đã cố gắng phớt lờ, ngay cả khi anh ta cố tình nhổ nước bọt vào một người bạn", Solanki kể lại với Sunday Mercury.
Đến khoảng 2h sáng 9/2, chỉ còn Meera Solanki ở lại với hai bạn gái, trong đó có Mandy Huang (28 tuổi) - người Trung Quốc hiện sống ở London.
Người đàn ông khiếm nhã khi nãy một lần nữa đến gần và tỏ thái độ hung hăng. Nhóm Solanki bỏ đi, nhưng anh ta đuổi theo và nổi điên với Mandy Huang.
Solanki may mắn không bị thương nặng sau khi bị đánh bất tỉnh vì bảo vệ bạn khỏi sự phân biệt chủng tộc. Ảnh: Meera Solanki.
"Anh ta bắt đầu lăng mạ, chửi cô ấy là đồ bẩn thỉu. Anh ta gào lên: 'Mang virus corona chết tiệt của mày về nhà đi'", cô gái gốc Ấn Độ nhớ lại.
"Tôi vô cùng sốc và tức giận nên đã hét lên để anh ta dừng lại, đồng thời cố đẩy anh ta ra. Anh ta đấm vào đầu khiến tôi đập xuống đường và ngất đi", Solanki vẫn chưa hết bức xúc kể thêm.
Sau vụ hành hung, Solanki phải nằm xe cứu thương vào Bệnh viện Heartlands điều trị trong 6 tiếng. Cô sau đó phải nghỉ làm 1 tuần.
Cô nói: "Tôi đã rất sốc và kinh hoàng trước hành động hung hăng và lời nói khủng khiếp của anh ta. Khi tôi bất tỉnh, anh ta tiếp tục đe dọa bạn bè tôi và chửi bới họ trước khi thản nhiên bỏ đi với nhóm bạn - những người không hề ngăn anh ta lại hay giúp đỡ tôi".
Một người chứng kiến vụ hành hung bày tỏ: "Những gì tôi trông thấy còn hơn cả hèn hạ. Một cuộc tấn công tồi tệ".
Cảnh sát West Midlands sau đó phát đi thông báo nhằm tìm kiếm tên côn đồ chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực gây sốc trên.
"Kẻ tấn công được mô tả là người châu Á, cao khoảng 1,7 m, dáng người đô con, đội mũ lưỡi trai và áo hoodie vào thời điểm xảy ra sự việc", phía cảnh sát cung cấp thông tin.
Vụ tấn công Meera Solanki cũng như miệt thị người bạn Trung Quốc của cô gái này đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng với hàng nghìn bình luận phẫn nộ, lên án kẻ đánh người.
Hiện trường xảy ra vụ tấn công Meera Solanki. Ảnh: Birmingham Live.
Khoảng 400.000 người Trung Quốc đang sống ở Anh và xứ Wales. Các báo cáo về bạo lực liên quan tới dịch virus corona mới (Covid-19) đã xuất hiện ở Newcastle, York và Manchester. Vụ hành hung Meera Solanki là sự việc đầu tiên được báo cáo ở Birmingham.
Một đại diện của cộng đồng người Trung Quốc ở Birmingham nhận định: "Sự phân biệt chủng tộc luôn tồn tại. Virus corona đã cho một số cá nhân cái cớ để thực hiện điều đó".
Người này cũng lên tiếng về việc người Trung Quốc ở Anh bị kỳ thị vì đeo khẩu trang ra đường.
"Chúng tôi đeo khẩu trang để bảo vệ người xung quanh khi ho và hắt hơi. Một số đeo khẩu trang để tránh ô nhiễm. Số khác đeo vì không muốn ai nhìn thấy gương mặt không trang điểm của họ. Chúng tôi làm điều đó để bảo vệ người khác", cô nói.
Dorian Chan - nữ doanh nhân nổi tiếng ở khu phố Tàu tại Birmingham - chia sẻ các cuộc tấn công tương tự nhằm vào người Trung Quốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
"Rất nhiều người chẳng hiểu gì và giờ có cớ để tấn công chúng tôi. Tôi biết một nam sinh viên Trung Quốc tại Đại học Birmingham bị đấm trật khớp hàm ở Hartern chỉ vì đeo khẩu trang. Tôi cũng nghe nói về những người Trung Quốc bị đuổi xuống xe buýt và các tài xế không hề ngăn chặn", Chan nói.
Nữ doanh nhân chia sẻ thêm: "Rất may, vụ tấn công cô Solanki đã được báo cáo cho cảnh sát. Điều quan trọng là cuộc điều tra được tiến hành".
Theo Zing
Nữ sinh chuyển giới từ chối nhập học vì bị các bạn gái kỳ thị Khi Đại học nữ sinh Sookmyung (Hàn Quốc) quyết định nhận học một người chuyển giới, nhiều nữ sinh đã phản đối dữ dội vì cho rằng nhà trường thiếu công bằng. Người chuyển giới đầu tiên được nhận vào Đại học nữ sinh Sookmyung (Hàn Quốc), quyết định không nhập học do vấp phải sự phản đối từ các sinh viên khác,...