Học sinh mắc kẹt ở Bình Dương: Có em là F0, có em không có sách để học
Nhiều học sinh các tỉnh nghỉ hè đi thăm ba mẹ ở Bình Dương rồi bị mắc kẹt tại đây không thể về đi học. Có em còn mắc COVID-19, chưa thể tham gia việc học trực tuyến, có em không có sách vở để học bài.
Học sinh mắc kẹt ở điểm đỏ phong tỏa tại Bình Dương không thể về quê đi học.
Có em là F0, có em không có SGK để học
Ngày 4.10, tại điểm phong tỏa (đường H5, khu phố 6 phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) trong phòng trọ nhỏ, một người phụ nữ đang kèm cặp cho 2 đứa trẻ học nhìn học trực tuyến qua điện thoại, 2 đứa em khác đang nô đùa ở bên cạnh.
Đây là gia đình chị Đỗ Thị Hữu Trang (43 tuổi, quê Quảng Ngãi), chị Trang chia sẻ chị làm công nhân Công ty Panko Vina, còn chồng làm thợ hồ. Trong quá trình ở nhà tránh dịch, chồng chị bị lây nhiễm COVID-19 hiện vẫn đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến ở trường Đại học Việt Đức.
Vợ chồng chị Trang có 4 đứa con, con đầu Phan Minh Trung đang học lớp 6. Từ lúc nghỉ hè cháu vào Bình Dương ở với ba mẹ rồi dịch bệnh ập đến cũng không thể về quê dù cháu rất mong ngóng được đi học cùng bạn bè. “Ở quê đã vào học năm mới được 1 tháng rồi, tôi muốn đưa con về đi học, nhưng do dịch bệnh không biết phải làm sao. 2 con tôi học online qua điện thoại nhưng năm học mới cũng không có sách vở vì không có tiền cũng không đi mua được”- chị Trang chia sẻ.
Video đang HOT
Một học sinh bị mắc kẹt ở Bình Dương đang mày mò kết nối học online.
Cũng ở điểm phong tỏa này, có trường hợp của gia đình anh Mai Văn Lăm (34 tuổi, quê Kiên Giang), hiện anh đang làm việc “3 tại chỗ” trong khu công nghiệp Mỹ Phước II, còn vợ thì bị mắc COVID-19 đang điều trị. Gia đình anh cũng có 2 con trong độ tuổi học sinh bị mắc kẹt ở Bình Dương chưa thể về đi học.
Qua lời kể của người thân, kỳ nghỉ hè vừa rồi anh Lăm có đón con lên Bình Dương chơi nhưng dịch kéo dài. Hai con cùng vợ anh Lăm ở nhà trọ bị mắc COVID-19. Cháu Mai Hoàng Thi học lớp 8 và Mai Thành Tài học lớp 7 vừa mới được điều trị khỏi bệnh về dãy trọ đang nương nhờ dì, còn mẹ vẫn đang điều trị.
Do là 2 cháu là F0 mới đi cách ly về nên gia đình vẫn chưa đăng ký học online được. Các cháu rất muốn về quê để đến lớp cùng bạn bè nhưng chưa không có ai đưa về. Hiện các cháu chỉ biết ở trong dãy trọ lo lắng cho mẹ.
Học sinh bị mắc kẹt ở Bình Dương.
Nguy cơ dở dang việc học
Để không bị gián đoạn việc học cho con, 2 ngày qua, nhiều gia đình ở miền Tây đã phải tức tốc đi xét nghiệm và chạy xe máy về quê. Anh Văn Công Vui (48 tuổi) đang làm việc ở Bến Cát Bình Dương chia sẻ: “Thấy mọi người nói chạy xe máy về được, tôi đánh liều cùng vợ vội đưa con về quê để các cháu còn đi học, chứ không các cháu lỡ mất 1 năm”.
Trong khi đó, ở thành phố Dĩ An, Bình Dương, chị P.T.T.T (35 tuổi, quê Gia Lai) không thể chở 2 con về quê đi học được. Chị T chia sẻ, con trai lớn vào lớp 10, xuống Bình Dương thăm mẹ thì bị mắc kẹt do dịch bệnh không thể về Gia Lai đi học, con trai nhỏ cũng bắt đầu vào lớp 1 tại phường An Bình.
Hiện 3 mẹ con ở trong phòng trọ chỉ khoảng 10m2, không gian học tập cho các cháu rất nhỏ hẹp. Đáng nói, do ở trọ, điều kiện kinh tế khó khăn, con trai lớn không thể học online hiệu quả. Việc học thời gian qua bị gián đoạn, chị T đang tính phương án cho cháu tạm dừng việc học THPT một thời gian, khi hết dịch bệnh sẽ tìm trường cho cháu ở Bình Dương để vừa học nghề vừa học văn hóa, còn cháu nhỏ thì xin học ở Bình Dương luôn.
UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh chưa có chính sách riêng về việc hỗ trợ đưa học sinh về quê đi học. Tỉnh Bình Dương đã gửi công văn đến các tỉnh để phối hợp tổ chức đưa người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em về quê. Có 10 địa phương phối hợp thực hiện và đã đưa được trên 5.000 người, trong đó có cả học sinh về quê đi học.
Bình Dương xét nghiệm, cấp xác nhận miễn phí cho bà con có nhu cầu về quê
Trước nhu cầu về quê quá lớn của người dân, tỉnh Bình Dương đã tổ chức xét nghiệm và cấp giấy miễn phí cho hàng chục ngàn người, trong đó có phát hiện cả các ca dương tính. Trong khi đó, Bình Dương vẫn kiên trì khuyên người dân ở lại.
Người dân miền Tây từ Bình Dương về quê đi qua chốt kiểm soát cầu Vĩnh Bình trên quốc lộ 13 (TP.HCM) phải quay xe nếu không có giấy xét nghiệm âm tính - Ảnh: BÁ SƠN
Ngày 3-10, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online , vẫn còn rất nhiều người dân các tỉnh, đặc biệt là bà con quê miền Tây đang ở tại Bình Dương có nhu cầu về quê.
Tại thị xã Bến Cát, thượng tá Huỳnh Văn Thành - trưởng Công an thị xã - cho biết ngay khi triển khai cho đăng ký nhu cầu về quê từ tối qua, đã có rất nhiều người đăng ký. Ước tính chỉ trong hai giờ đầu tiên triển khai đã có khoảng 2.000 người, tổng cộng tới trưa 3-10 có thể lên tới 10.000 người đăng ký.
Lực lượng chức năng thị xã Bến Cát đã trực tiếp có mặt tại các địa điểm tập trung đông bà con có nhu cầu về quê để tuyên truyền giữ trật tự và đăng ký nhu cầu để được phân luồng, xét nghiệm và cấp giấy miễn phí.
Tại thị xã Tân Uyên, đại diện Trung tâm Y tế thị xã cho biết từ đêm 2-10 đến sáng 3-10 đã tổ chức xét nghiệm cho gần 25.000 người có nhu cầu về quê. Do số lượng rất lớn nên thị xã Tân Uyên đã chia thành nhiều điểm xét nghiệm để tránh tập trung đông người.
Tại thành phố Thuận An, là cửa ngõ của Bình Dương giáp với TP.HCM nên hầu hết những người về quê đi qua đây. Vì vậy, áp lực xét nghiệm rất lớn đổ dồn lên điểm xét nghiệm đặt tại phường Vĩnh Phú, nhiều người từ các địa bàn khác nhưng chưa có giấy xét nghiệm vào xét nghiệm tại đây.
Lực lượng chức năng thị xã Bến Cát hỗ trợ xét nghiệm và cấp giấy cho hàng ngàn người có nhu cầu về quê trong đêm 2-10 - Ảnh: C.T.V.
Từ tối 2-10 đến trưa 3-10, ước tính đã có 4.000 người xét nghiệm tại địa điểm phường Vĩnh Phú, qua đó phát hiện 34 F0. Trong đó có 11 F0 là người dân hướng lưu thông từ TP.HCM đi qua địa bàn Bình Dương để về Tây Nguyên và 23 F0 là bà con từ Bình Dương đi qua TP.HCM về miền Tây.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Châu - chủ tịch UBND phường Vĩnh Phú - cho biết tất cả F0 đã được phường thông báo và phối hợp với trung tâm y tế để đưa đi cách ly, điều trị. Về tài sản, xe máy của bà con được lực lượng chức năng giữ hộ, có lập biên bản để tránh thất lạc, mất mát cho bà con. Lực lượng tình nguyện viên, nhà hảo tâm cũng đã hỗ trợ phát hàng ngàn phần quà là nước uống, sữa... cho bà con đi xe máy về quê ngang qua địa bàn phường.
Tại thị xã Bến Cát và Tân Uyên, số lượng ca F0 phát hiện thấp hơn: trong số 1.200 người lấy mẫu tại phường Mỹ Phước, Bến Cát vào đêm 2-10 chỉ có 2 ca dương tính. Còn Tân Uyên mới ghi nhận 1 ca dương tính.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương vẫn đưa ra lời kêu gọi bà con nên ở lại để được tiêm vắc xin mũi thứ hai và sẵn sàng trở lại làm việc khi các nhà máy đã bắt đầu được cho hoạt động trở lại từ tháng 10-2021 và người lao động đã tiêm vắc xin được phép đi lại để làm việc trong địa bàn tỉnh.
Địa phương thứ 6 ở Bình Dương nới lỏng giãn cách xã hội Sau 2 tháng áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thị xã Bến Cát được công bố vùng xanh, bước vào trạng thái bình thường mới, khôi phục kinh tế - xã hội. Sáng 14/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thị xã Bến Cát (Bình Dương) đã tổ chức lễ công bố vùng xanh trên địa bàn. Cụ...