Học sinh lọt cống, hai bên đổ lỗi
Nhà trường và đơn vị thi công đổ lỗi cho nhau nên chưa rõ ai chịu trách nhiệm về cái chết của một học sinh lớp 1.
Anh Nguyễn Cửu Trình (hiện công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Thuận) vừa tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến cái chết của con trai anh.
Theo anh Trình, trưa 31/8/2011, anh nhận được điện thoại từ Trường Tiểu học Bắc Phan Thiết, nơi con trai Nguyễn Gia Huy đang học lớp 1B, hỏi gia đình có đón bé về hay không. Linh tính có chuyện không lành, anh tức tốc đến trường và đau đớn khi biết bé Huy đã thiệt mạng do lọt xuống cống trong sân trường.
Ông Phung Thanh Xuân, Pho phong Giao duc TP Phan Thiêt, cho biêt Trương Tiêu hoc Băc Phan Thiêt đưa vao sư dung tư năm 2008. Trong năm 2011, trương san lâp măt băng sân sau đê xây môt hô chưa nươc ngâm phong chay, chưa chay. Khi đang thi công dang dơ, đơn vi thi công không đây năp hâm nước (đương kinh khoang 60 cm, năm ngay trên đương đi và cach nha ăn cua trương chi khoảng 20 m) khiên be Huy lot xuông sau khi ăn trưa.
Miêng cống nơi bé Gia Huy lọt xuống tử vong. Ảnh: PN
Ngay khi xảy ra sự việc, Công an TP Phan Thiết lấy lời khai của những người thi công và lãnh đạo nhà trường. Theo đơn vi thi công, công trinh hô chưa nươc đa đươc ho ban giao cho nha trương cach thời điểm xảy ra tai nạn khoảng hai năm nên không thê đô lôi cho ho đươc. Trong khi đo, nhà trường cho rằng trước đó một ngày, đơn vị thi công đã mở nắp hầm trường đê sưa chưa ông nươc nhưng không đây lai nên dân đên sư viêc đang tiêc trên.
Bức xúc vì việc đổ lỗi cho nhau, anh Trình làm đơn gửi Công an TP Phan Thiết. Tuy nhiên, nhiều lần đến cơ quan điều tra, anh đều nhận được lời hẹn vì họ chưa mời được các bên liên quan!
Theo anh Trinh, con trai anh vưa nhâp hoc đươc hai tuân thì xảy ra sự việc đau lòng trên. Sau khi bé mất, nhà trường và đơn vị thi công có phúng viếng 24 triệu đồng, còn trách nhiệm của những người gây ra cái chết cho con trai anh chưa thấy ai đề cập.
Ngày 3/1, trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Văn Ly, Trưởng Công an TP Phan Thiết, cho biết công an xác định sau khi ăn trưa, cac cô giao phu trach lơ la không quan ly đê chau Huy ra ngoai. “Vì tôi vừa nhận công tác từ năm 2012 nên tôi sẽ yêu cầu cơ quan điều tra báo cáo lại sự việc để trả lời rõ cho gia đình cháu Huy về việc này”.
Video đang HOT
Theo Phương Nam
Pháp luật TPHCM
Thành phố văn minh mà trẻ bị bạo hành, không có chỗ học!
"Chúng ta đang xây dựng TPHCM văn minh, hiện đại. Vậy mà lại để xảy ra tình trạng trẻ em bị bạo hành. Thiếu chỗ học cho con em công nhân, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm!".
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM, tại buổi làm việc với các quận, huyện trên địa bàn thành phố về giáo dục mầm non sáng 23/12.
Đừng "quản không được thì cấm"
Sau sự việc bạo hành trẻ xảy ra tại cơ sở mầm non Phương Anh (Q. Thủ Đức, TPHCM) bà Quyết Tâm cho hay, đọc trên báo, nghe nhiều lãnh đạo nhiều địa phương, ngành giáo dục phát biểu kiên quyết đóng cửa các nhà trẻ không phép mà thấy lo. Nếu đóng cửa ngay các nhà trẻ không phép thì trẻ sẽ được gửi đi đâu?
"Với cách này chúng ta đang giải quyết theo bề nổi, cách dễ nhất là quản không được thì cấm. Cách này hồi giờ ta vẫn làm chứ không tháo gỡ được cái khó cho người dân", bà Tâm nêu quan điểm.
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, trách nhiệm của lãnh đạo rất nặng nề khi công nhân không có chỗ gửi con an toàn.
"Khi đưa ra một quyết định lãnh đạo chúng ta phải đặt mình vào vị trí của người thụ hưởng dịch vụ đó. Người dân đòi hỏi mình phải vươn lên để quản lý, còn mình lại dùng cái quyền lực của mình để cấm liệu đã ổn chưa?", bà Quyết Tâm băn khoăn.
Thực tế, thành phố đang đang thiếu nhà trẻ, nhất là nhà trẻ cho con công nhân. Ai cũng đề cập rà soát, kiểm tra và bảo cấm nhưng chúng ta đã hướng dẫn, hỗ trợ những người muốn làm công việc trông trẻ? Hay là việc bồi dưỡng, tư vấn cho người ta là việc cần thiết nhưng lại không đề cập.
Về sự việc, theo bà Tâm các bên liên quan phải nhìn nhận một cách cụ thể, thấu đáo, chứ nói chung chung không thể giải quyết được. Chỗ gửi trẻ thiếu đã đành, mà nếu có liệu có phù hợp với túi tiền, có thuận lợi cho việc đi làm cho công nhân không?
Để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ em ở thành phố, bà Tâm cho rằng, xuất phát từ việc sự phối hợp giữa các ban ngành còn nhiều kẽ hở, chưa đồng bộ, không thường xuyên.
Về công tác kiểm tra, bà Tâm nêu lên e ngại, hiện nay không thiếu các hành vi kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó dễ cho các cơ sở. Kiểm tra không phát huy được điểm tốt, điểm dở cũng không giải quyết được mà "dở dở ương ương".
"Cứ nơi xảy ra sự việc rồi mới ào ào giật mình là không được. Và việc kiểm tra là để phát hiện và xử lý vấn đề, đồng thời là để hướng dẫn, tạo điều kiện chứ không phải để gây khó khăn, phiền hà cho người dân. Khi phát hiện vấn đề thì xử lý tới nơi tới chốn thì tình hình mới tốt lên được", Phó Bí thư Thành ủy TPHCM bộc bạch.
Cán bộ không thể nhẹ trách nhiệm
Thành phố luôn có sự quan tâm đến việc chăm sóc, đầu tư liên quan đến trẻ em, chứ không phải khi có vấn đề chúng ta mới quan tâm. Nhưng khi có sự việc xảy ra, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng không thể làm động tác bù trừ: Vì đã lo nhiều rồi nên trách nhiệm nhẹ đi.
Bởi theo bà Tâm, công nhân ở các địa phương khác đến đây làm việc là đóng góp cho sự phát triển của thành phố. Thiếu chỗ cho người lao động gửi con em để đi làm là trách nhiệm của lãnh đạo. Và khi điều đó chưa làm được và để sự việc đau lòng xảy ra thì trách nhiệm của lãnh đạo rất nặng nề.
Bà Tâm bộc bạch: "Người ta nói TPHCM xây dựng thành phố văn mình hiện đại sao mà để trẻ em bị bạo hành. Nghe đau lòng lắm. Ai dám nói đã hoàn thành trách nhiệm chứ tôi không dám nói. Là trách nhiệm của mình nên chúng ta không thể nói vượt quá sức thành phố, vượt qua lực của thành phố".
TPHCM đang thiếu trầm trọng trường mầm non cho con công nhân.
Bà Tâm đề nghị, các quận huyện cùng các ngành như giáo dục, lao động, nội vụ... cần cụ thể nhiệm vụ hỗ trợ cụ thể đối với các cơ sở trông trẻ để đảm bảo mục tiêu là con em phải có chỗ nuôi dạy được đảm bảo. Làm sao để tạo điều kiện nhất để cho cá nhân, tổ chứ có nhu cầu về lĩnh vực mở lớp trông trẻ hoạt động được thuận lợi, đừng gây khó khăn cho họ.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM cũng chia sẻ, đối với vấn đề này, quản lý phải luôn ở tư thế chủ động, không được bó tay, phải đeo bám, đi tận cùng. Gặp vấn đề quá khả năng, quyền hạn của mình thì phải chủ động tham mưu.
Đặc biệt, về phía ngành giáo dục, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị, ngành gặp khó ở đâu phải đề nghị quyết liệt hơn nữa. Từ lâu, thành phố đã cảnh báo với Sở GD - ĐT rất nhiều lần chứ không phải 1 - 2 lần về những điểm hở trong giáo dục mầm non hiện nay. Nhưng sự quan tâm của ngành giáo dục đối với bậc học mầm non chưa đầy đủ.
Khi xảy ra sự việc, ai cũng than thiếu biên chế
Trong hệ thống chính trị không thiếu bộ phận nào, có hàng ngàn người làm công tác bảo vệ trẻ em. Cơ quan nào, cấp nào từ thành phố cho tới khu phố đều có. Vậy nhưng, khi xảy ra sự việc ai cũng than thiếu biên chế. Không thể nói thiếu biên chế mà phải cân đối lại trong tổng quỹ biên chế của mình đã sử dụng hợp lý chưa. Các quận huyện cần phân công hợp lý, giao trách nhiệm cụ thể hơn nữa. Hội đồng Nhân dân thành phố sẽ xem xét lại việc sử dụng biên chế để phân bổ phù hợp.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm
Hoài Nam - Lê Phương
Theo Dantri
Chuyện đời ít biết của đại ca Long "rồng đỏ" Rời bỏ vợ con đến TP Phan Thiết, chỉ sau 4 năm, Long "rồng đỏ" đã nổi tiếng trong giới ăn chơi và được đám giang hồ, con nghiện xưng tụng là "đại ca", "anh hai"... Chung cư nơi Long "rồng đỏ" và cô nhân tình tên G. từng chung sống Trưa 18/12, Long "rồng đỏ" (tên thật là Nguyễn Ngọc Long, SN...