Học sinh lớp 6 đi bắt nòng nọc chết đuối
Hai cháu bé rủ nhau đi bắt nòng nọc ở Thung Ngua (xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, gần cạnh một hố nước khai thác mỏ đá) và không may, một cháu bị sẩy chân xuống hố nước sâu này chết đuối.
Nhiều con khe, suối ở Quỳ Hợp vào mùa mưa lũ rất nguy hiểm đến tính mạng học sinh.
Ngày 26/9, cán bộ xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An cho biết, vụ chết đuối thương tâm nói trên xảy ra vào lúc 16 giờ, ngày 22/9 tại khu vực Thung Ngua. Vào thời gian trên, hai em Ngân Thị Hoài Phương (SN 1999, học sinh lớp 6C Trường THCS Châu Cường) và em Hà Thị Quỳnh (SN 2002) đều là người dân tộc Thái, ở bản Thắm, xã Châu Cường rủ nhau vào khu vực Thung Ngua để bắt nòng nọc.
Trong lúc đang xúc, không may cháu Phương bị trượt chân xuống vũng nước sâu gần 2m. Do không biết bơi nên Phương đã bị chìm xuống sâu. Thấy bạn gặp nạn, cháu Quỳnh chỉ biết kêu cứu (Quỳnh cũng không biết bơi), nhưng do khu xảy ra sự việc quá xa khu dân cư, vắng người đi lại nên cháu Phương đã bị chết đuối.
Sau khi nhận được tin báo, cán bộ xã Châu Cường vào hiện trường đưa thi thể cháu Phương về cho gia đình mai táng. Nhà nạn nhân quá nghèo, không có tiền lo mai táng, thượng tá Nguyễn Đình Nghị – Trưởng Công an huyện Quỳ Hợp đã đến chia buồn và hỗ trợ gia đình cháu Phương 2.600.000 đồng xã Châu Cường cũng hỗ trợ 1.000.000 đồng tiền chi phí mua gỗ làm áo quan cho cháu Ngân Thị Hoài Phương.
Video đang HOT
Được biết, cách đây 1 năm, vào tháng 9/2011, anh Ngân Văn Hoàng (bố cháu Ngân Thị Hoài Phương) cũng bị chết đuối do lũ cuốn trôi trong lúc đánh bắt cá ở suối. Anh ra đi để lại người vợ là chị Đàm Thị Thảo và con gái trong cảnh nghèo khó. Chồng mất vừa trò năm, đứa con duy nhất cũng tử nạn bất ngờ, chị Thảo rơi vào cảnh đơn côi, kiệt quệ vì nỗi đau quá lớn.
Theo Dantri
Hà Nội: Sông Hồng "ngoạm" bờ, đe dọa hàng trăm hộ dân
Sông Hồng "ngoạm" bờ gây xói lở, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản hàng trăm hộ dân quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng (Hà Nội), khiến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phải chỉ đạo các đơn vị liên quan cấp bách xử lý đoạn đê này.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội vừa có báo cáo UBND thành phố về tình hình sạt lở bờ sông Hồng thuộc địa bàn phường Chương Dương (Hoàn Kiếm) và phường Thanh Lương (Hai Bà Trưng). Theo sở này, hàng năm đoạn đê qua hai phường trên vẫn tiếp tục sạt lở nghiêm trọng.
Mỗi năm "ngoạm" sâu vào bờ 2m
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, khu vực sát bờ sông Hồng đoạn chảy qua hai phường Chương Dương và Thanh Lương dài 2230m, có chỗ hố xói nước sâu tới 9m. Trên bãi sông, cư dân đông đúc, rất nhiều nhà dân xây dựng sát mép sông. Tuy nhiên, mới chỉ có một đoạn dài 800m được gia cố đường bờ (từ năm 1984), các đoạn còn lại chưa được gia cố hoặc gia cố tạm bợ do dân làm tự phát bằng cọc tre, đắp bao tải.
Mỗi năm sông Hồng vẫn "liếm" vào bờ hàng mét
Hơn nữa, bờ sông có rất nhiều vách đứng, chênh cao giữa mặt bãi và mực nước sông trung bình khoảng 9m. Địa chất bờ sông cũng không đồng nhất với rất nhiều phế thải vật liệu xây dựng được tập kết, chất tải ngay trên mép bờ, do đó nguy cơ sạt lở luôn tiềm ẩn, đe dọa tới tính mạng và tài sản người dân khu vực.
Đặc biệt, bờ sông Hồng qua địa bàn hai phường này có đoạn dài khoảng 100m, bờ dốc dựng đứng bị sạt lở tạo thành vách sâu 5 đến 6m. Mỗi năm đoạn này lở sâu vào phía trong trung bình 2m. So với mốc chỉ giới cắm năm 1995, đến nay bờ đã bị lở sâu vào trong khoảng 40m.
Sở NN&PTNT cho biết, hiện tượng sạt lở kéo dài diễn ra nhiều năm, có đoạn đã làm nứt đường bê tông nhà dân với bề rộng từ 2 đến 5cm và ngày càng mở rộng. Tại khu vực trụ sở Cảnh sát Giao thông đường thủy (Công an thành phố Hà Nội) xuất hiện nhiều vết nứt cách nhà khoảng 3m làm cho phần đất gần móng có hiện tượng nghiêng hẳn về phía sông có thể sạt lở bất cứ lúc nào.
Lái dòng gây sạt lở
Theo Sở NN&PTNT ngoài nguyên nhân khách quan là do tác động dòng chảy gây xói lở bờ, còn có nguyên nhân chủ quan do con người tác động. Một số hộ dân đã đổ đất đá, phế thải xây dựng tạo nền và xây dựng công trình phụ, nhà tạm và dần xây dựng nhà kiên cố trên đất yếu, không đồng nhất, gặp mưa lớn hoặc lũ gây sạt trượt.
Hơn nữa, việc lái dòng của ngành giao thông hướng dòng chảy về bờ tả khu vực cảng Hà Nội cũng là một trong các nguyên nhân làm cho dòng chủ lưu áp, thúc vào bờ gây sạt lở. Ngoài ra, tác động của sóng tàu khi chuyển cũng là nguyên nhân dẫn đến sông "ngoạm" bờ.
Để khắc phục tình trạng trên, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan cấp bách xử lý để bảo toàn tình mạng và tài sản nhân dân. Giai đoạn 1 của dự án đến nay cơ bản đã phát huy hiệu quả ngăn chặn sạt lở bờ.
Sở NN&PTNT cũng đang có kế hoạch kè chân đoạn còn lại của bờ sông Hồng đoạn chảy qua hai phường Chương Dương và Thanh Lương. Nhu cầu kinh phí thực hiện giai đoạn 2 ước tính khoảng 115 tỷ đồng (chưa bao gồm giai đoạn xử lý cấp bách, trong đó GPMB khoảng 50 tỷ đồng).
Để đảm bảo quá trình thi công, Sở NN&PTNT đề xuất, quận Hoàn Kiến và quận Hai Bà Trưng chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng đoạn sạt lở và có nguy cơ sạt lở đến phạm vi thoát lũ đã được phê duyệt. Sở này cũng kiến nghị thành phố cho phép chuẩn bị đầu tư dự án.
Trong mùa mưa bão năm nay, đoạn đê sông Hồng, phố Bạch Đằng (quận Hoàn Kiếm) bị sạt lở nghiêm trọng. Lực lượng chức năng đã kiên quyết di dời khẩn cấp một số hộ dân ra khu vực nguy hiểm.Theo Dantri
Đi bắt ốc, 3 trẻ thiệt mạng UBND xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26-8, cho biết vừa bàn giao thi thể 3 trẻ chết đuối cho gia đình để an táng. Trước đó, em Nguyễn Văn Phước (13 tuổi) cùng 3 em Bạch Hữu Phước (12 tuổi), Bạch Hữu Lộc (8 tuổi) và Trần Gia Bảo (9 tuổi) đến một hồ nước...