Học sinh lớp 5 làm bài văn tả cơn mưa dài 4 trang sống động khiến ai đọc cũng trầm trồ
Cách đây 2 năm, khi mới 8 tuổi, cậu bé Bảo Minh đã bắt đầu sáng tác thơ.
Chị Thanh Dung ( Hà Nội) mới đây chia sẻ bài tập làm văn tả cơn mưa của con trai mình và nhận được nhiều lời khen.
Bài văn được viết nắn nót trên giấy ô li với những câu từ vô cùng sống động, thể hiện óc quan sát và trí tưởng tượng bay bổng của cậu học trò lớp 5. Chủ nhân của “tác phẩm” này là bé Bảo Minh (tên thân mật là Kul, 10 tuổi, là học sinh tại một trưởng tiểu học ở Hà Nội).
Toàn bộ nội dung bài văn của cậu bé 10 tuổi:
“Một ngày mùa hạ gì mà nóng bức hơn bao ngày khác, thời tiết nóng nực đến khó chịu. Tôi cầu mong một cơn mưa ghé ngang qua để xoa dịu đi những sự ngột ngạt mà hè đang gieo rắc. Và như thấu hiểu được lòng người, trời đang chói chang bỗng dưng tắt nắng. Mưa đã kề bên!
Từ phía chân trời những đam mấy ùn ùn lặc lè xuất hiện, cuộn trên mình chiếc áo giáp đen như nghìn năm vẫn thế. Một lưỡi gươm sét sáng lòa rạch chằng chịt trên bầu trời. Sấm nổ ùm oàng như một hiệu lệnh, mây đen tràn ra tua tủa, rầm rộ khắp bầu trời, gió giật liên hồi, bụi bốc tung cao mù mịt. Và rồi, sau một tiếng ầm lớn từ trời cao vọng xuống, cơn mưa rào đổ sầm sập về mặt đất. Những giọt nước thi nhau nhảy ào ào xuống như những đứa trẻ tinh nghịch vậy, nhiều đến nỗi khiến trời chỉ chìm trong màn mưa trắng xóa.
Mưa rơi lộp độp trên những tàu lá chuối, rầm rập xuống mái nhà, lách tách vào cửa kính, rào rào xuống mặt đường, lăn len lỏi lên lá sen thơm phức, rồi nghịch đến nỗi òng ọc xuống ống cống. Thi thoảng có vang lên vài âm thanh còi xe, tiếng người í ới gọi nhau, nhưng rồi cũng nhanh chìm dần trong tiếng mưa dữ dội. Trên cành cây nâu sẫm, có những chú chim co ro trong các hốc cây, tránh đi dòng nước mát lạnh. Nhưng đặc biệt thay, chỉ có những hàng cây là sung sướng, xòe hết ra các tán lá mới mà vẫy vùng trong biển mưa.
Một lát sau, vài tiếng sấm đì đùng vang lên, rồi cơn mưa đột ngột dừng lại. Nhanh đến mức mấy chú gà còn chưa kịp đến nơi, cái đầu ướt nghệt ra một bên đến phì cười. Sau cơn mưa, cây cối, đường phố sạch bong, không khí trở nên mát mẻ hơn bao giờ hết. Bầu trời trong xanh như không có một đám mây đen xì nào đó vậy. Và từ các ngả đường, dòng người lại ra đông đúc, tấp nập. Chỉ là ai cũng đều phơi phới và vui vẻ hơn rất nhiều. Tất cả là do cơn mưa trước đó mà thôi”.
Video đang HOT
Bài văn tả cơn mưa của cậu học sinh lớp 5 khiến nhiều người trầm trồ.
Dưới bài văn là những lời khen cho khả năng hành văn, ngôn từ và cách sử dụng các biện pháp tu từ khéo léo của nam sinh.
Chị Thanh Dung bật mí, bài văn tả cảnh cơn mưa của con trai được viết trong khoảng 1 tiếng. Bà mẹ tiết lộ thêm, cậu bé đã bắt đầu sáng tác thơ từ năm 8 tuổi: ” Tôi còn nhớ vào một ngày hè lớp 2 của con, bỗng một hôm, con đưa cho mẹ một bài thơ tả “Mùa xuân” rất trong trẻo, đáng yêu. Ban đầu con còn bẽn lẽn, định giấu mẹ. Thú thực, sau khi đọc, tôi cũng bất ngờ và ấn tượng. Tôi biết con ham đọc sách, và là một đứa trẻ hoạt ngôn, nhưng cũng không dám nghĩ là con có thể sáng tác thơ”.
Chị Dung và con trai Bảo Minh.
Chị Dung cho rằng sáng tác là năng khiếu của con đồng thời nhờ việc được định hướng đúng và con đọc nhiều từ bé. Ngay từ khi con chưa biết chữ, bà mẹ này đã thường xuyên đọc sách và thơ cho con, đặc biệt thơ Trần Đăng Khoa. Khi mới 2 tuổi, Bảo Minh dù còn ngọng nhưng đã thuộc lòng những bài thơ dài, đặc biệt thích nghe thơ và có thể ghi nhớ rất tốt.
Sau này khi Bảo Minh học lớp 1 biết chữ, chị Dung quy định khung giờ đọc sách trong ngày với bé. Bố của Bảo Minh là nhà giáo, sau khi nhận thấy con có khả năng ngôn ngữ cũng như khả năng quan sát cuộc sống xung quanh khá tinh, nên anh đã xây dựng một chương trình để tác động vào năng lực này của con.
Nhờ vậy, ngay từ khi học cấp 1, Bảo Minh đã viết văn tốt bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Cậu bé cũng sáng tác khá nhiều thơ và đã có một tập thơ đầu tay mang tên là “Tích cực” mới xuất bản hồi đầu năm 2022.
Là một người mẹ, thấy con làm được những việc có ý nghĩa như viết thơ, viết văn, chị Dung vô cùng xúc động. Đồng thời, chị cũng khuyến khích con làm những gì trong sở thích và khả năng của mình, quan trọng nhất là con được học tập, sáng tạo trong hạnh phúc, sống có trách nhiệm.
Du lịch cộng đồng tại xã Hòa Bắc: Nghề phụ, thu nhập chính
Khuyến khích người dân cùng làm du lịch là hướng đi hiệu quả tại huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng), tại đây, mô hình du lịch cộng đồng được người dân tin tưởng, đánh giá cao, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho bà con dân tộc.
Để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, từ tháng 5.2019, chính quyền huyện Hòa Vang đã thí điểm hỗ trợ gần 300 triệu đồng để xây dựng mô hình homestay ALăng Như của anh Đinh Văn Như ở thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc. Đây là xuất phát điểm để bà con cùng làm du lịch, cải tạo đời sống sinh hoạt. Tiếp theo, chị Đỗ Thị Huyền Trâm (thôn Nam Yên) cải tạo lại khu vườn của gia đình trước đây bỏ hoang để làm homestay với mô hình nhà sàn gỗ 2 tầng khang trang, sạch đẹp bên dòng sông Cu Đê thơ mộng của thôn Nam Yên (xã Hòa Bắc).
Du khách đến khám phá Hòa Bắc, Hòa Vang ngày càng đông
Chia sẻ về hướng đi mới để phát triển kinh tế cho bà con xã Hòa Bắc, ông Đỗ Thanh Tân - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hòa Vang cho biết: "Homestay của anh A Lăng Như là công trình tiên phong đã giải quyết lao động tại chỗ là 5 người, còn lao động cộng đồng gián tiếp là khoảng 50 người. Các điểm du lịch cộng đồng khách thì gồm có đông đảo bà con chuyên cung cấp nông sản cho du khách. Bình thường họ vẫn sống bằng nghề làm nông làm rừng nhưng có khách du lịch thì họ quay ra phục vụ các mặt hàng nông sản sạch sẵn có như gà, vịt, rau sạch, chè dây, mật ong... Từ khi du lịch phát triển, bà con nuôi con gà con vịt đều tiêu thụ được hết, những nông sản của bà con khách du lịch họ mua về rất nhiều đặc biệt là trong những dịp lễ ".
Tham gia mạng lưới du lịch cộng đồng gần 3 năm nay, già làng Bùi Văn Siêng thường có mặt tại những buổi kể chuyện cộng đồng, mong muốn trao truyền các giá trị văn hóa, dân tộc của người Cơ Tu để du khách tìm hiểu. Mỗi tháng già Siêng nói chuyện với khách vài lần, dẫn khách đi tham quan nhà nhà Gươl, giảng giải về phong tục tập quán, giải thích những biểu tượng, hình ảnh của bà con người dân tộc. Thu nhập từ công việc làm du lịch tuy không thường xuyên nhưng cũng đã góp phần cải thiện sinh hoạt cho già Siêng cũng như nhiều người dân cùng làm du lịch cộng đồng trong thôn, xã.
Người dân giới thiệu ẩm thực địa phương đến các đoàn khách
Già làng Bùi Văn Siêng nói: "Trước đây cuộc sống của bà con rất khó khăn, chủ yếu đi làm rừng, làm nương rẫy không có thu nhập, từ khi tham gia làm du lịch cộng đồng bà con có thêm công việc mới để làm, không phải dầm mưa dãi nắng ngoài trời, thỉnh thoảng dẫn khách đi tham quan, nấu nướng trong nhà, đỡ vất vả hơn rất nhiều, con gà, con cá, mớ rau, quả mít cũng bán được hết. Mừng hơn nữa là nhờ du lịch mà quảng bá được văn hóa của dân tộc Cơ Tu đến với khách quốc tế, khi khách có nhu cầu, thanh niên thì múa cồng chiêng, phụ nữ thì múa tungtung - dza dzá, bản sắc văn hóa vẫn còn được bà con giữ gìn rất tốt".
Theo định hướng phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang tiến tới năm 2030 sẽ hình thành 5 cụm, điểm du lịch cộng đồng, trở thành điểm đến hấp dẫn kết hợp sinh thái, cung cấp các dịch vụ du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng thuần chất văn hóa, bản sắc. Nhằm tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia làm du lịch, cải thiện đời sống, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, huyện Hòa Vang đã đề nghị thành phố cho bà con vay vốn để khởi nghiệp. Ban đầu, khi người dân mới làm du lịch cũng có rất nhiều bỡ ngỡ, để giúp đỡ bà con tạo dựng cơ sở, Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện đã phải đi xin vật dụng buồng phòng, bếp... của các khách sạn bỏ đi không dùng tới sau 2 năm dịch bệnh mang về hỗ trợ bà con. Điều đó đã giúp bà con đỡ đi một phần chi phí khi bắt tay xây dựng. Sau này người dân tự liên kết đón khách, bán nông sản cũng tạo được thu nhập không nhỏ để cải thiện cuộc sống gia đình.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu
Du lịch cộng đồng phát triển kéo theo hiệu quả xã hội, các nghề phụ trợ như giải khát, ăn uống, hướng dẫn, bán hàng nông sản... cũng tiêu thụ nhanh và mạnh, dần dần khẳng định hướng phát triển kinh tế rất tốt cho đồng bào dân tộc tại địa phương. Để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động du lịch một cách bền vững, huyện Hòa Vang đã phối hợp trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đào tạo thuyết minh viên tại điểm, tổ chức cho các hộ dân làm du lịch cộng đồng đi tham quan, học kinh nghiệm tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Bình, Sơn La, Hòa Bình. Tổ chức lớp đào tạo nguồn nhân lực quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu, mở lớp nâng cao nghệ thuật cồng chiêng và múa tungtung - dza dzá. Các hoạt động bước đầu đã đạt hiệu quả trong việc khuyến khích, kêu gọi người dân cùng làm du lịch cộng đồng, giúp bà con ổn định, cải thiện cuộc sống, từng bước thoát nghèo.
Ông Đỗ Thanh Tân - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hòa Vang (bên phải ảnh) đang trao đổi, chia sẻ với bà con xã Hòa Bắc về cách làm du lịch cộng đồng
Bày tỏ sự tin tưởng vào hướng phát triển kinh tế dựa vào du lịch, ông Đỗ Thanh Tân chia sẻ: "Bà con sẽ thành công với mô hình du lịch cộng đồng, vì Hòa Vang là vùng có phong cảnh đẹp, nhiều nông sản, lại giáp đô thị sôi động là Đà Nẵng. Với lượng khách lớn đến Đà Nẵng trước thời gian dịch, nếu làm một bài toán đơn giản, chỉ cần một lượng khách rất nhỏ của Đà Nẵng đi lên Hòa Bắc, khách tiêu 500 ngàn/ngày là bà con "dư sống". Để khuyến khích mọi người cùng làm du lịch thì tất cả đều phải vào vào cuộc, song hành chỉ bảo, hỗ trợ người dân từ những hoạt động ban đầu, tiếp cận cộng đồng là không nói lý thuyết, không văn bản giấy tờ, mà chỉ luôn cho bà con cách làm, đưa mô hình kiến trúc cho họ thi công, dạy cách nấu ăn, trình bày đẹp đãi khách. Như vậy chỉ cần một thời gian ngắn là tự họ sẽ thành thạo. Qua theo dõi, đánh giá sơ bộ, người dân có nguyện vọng đăng ký làm du lịch cộng đồng ngày càng đông, điều này là tín hiệu hứa hẹn tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới lạ và độc đáo trong tương lai".
Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho hơn 2.400 phạm nhân dịp 2-9 Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá cho 2.434 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 1 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện. Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà công bố quyết định đặc xá -...