Học sinh lớp 5 đặt câu với cụm từ “Tôi là…”: Cô giáo đang tươi cười, nghe đáp án của trò xong bỗng thấy đau buốt cả đầu!
Cô giáo cũng đến bất lực với học trò!
Trẻ nhỏ thường có những suy nghĩ ngây thơ, và đôi khi khá “kỳ quặc” khiến người lớn khó lòng giải thích nổi. Khi học tập, đặc biệt là khi viết Văn, làm các bài tập tiếng Việt thì trí tưởng tượng phong phú này của trẻ lại càng được phát huy. Từ đó nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra.
Mới đây, một phụ huynh ở Hà Nội tên Ng.Tr đã kể lại một sự việc cực hài hước xảy ra trong giờ học Tiếng Việt lớp 5 của con trai mình. Cụ thể, khi cô giáo yêu cầu đặt câu với cụm từ “Ai là gì?”, một em học sinh được gọi phát biểu đã trả lời: “Tôi là một con vật”.
Chị Ng.Tr chia sẻ câu chuyện trên trang cá nhân.
Video đang HOT
Đáp án không ngờ tới khiến cả lớp cười vỡ bụng. Chị Ng.Tr ngồi xem con học online cũng không thể nhịn cười. Tội nhất là cô giáo, nghe xong đáp án của học sinh thì ú ớ, bàng hoàng mất mấy giây mới thốt nên lời: “Ơ sao con lại đặt câu như thế”. Còn em học sinh nọ thì lém lỉnh đáp: “Em ví dụ như thế”. Đúng là trẻ nhỏ, đến ví dụ cũng làm người lớn muốn trầm cảm!
Câu chuyện của chị Ng.Tr khiến nhiều phụ huynh nhớ tới một bài tập đặt câu của trẻ từng gây bão mạng xã hội thời gian trước. Chuyện là khi được cô giáo yêu cầu đặt câu với vần “Ứt”, “Ức” em này viết: “Em đang đi i* thì được mười ba cục c*t” và “Mức độ i* đùn tuyệt vời”.
Tất nhiên, em học sinh này đặt câu hoàn toàn đúng ngữ pháp, đúng với yêu cầu đề bài giao nhưng thật sự thì nó nghe không được… vệ sinh cho lắm. Cũng vì vậy mà cô giáo mới có lời phê nhẹ nhàng “Con nên thay câu khác!”.
Thế mới thấy, các thầy cô đi dạy ngoài chuẩn bị bài giảng thì còn phải chuẩn bị tinh thần thép thì mới có thể đối phó với những tình huống cười ra nước mắt này.
Được yêu cầu "đặt 3 câu nêu đặc điểm ngoại hình", học sinh tiểu học trổ tài khiến cô giáo tá hỏa: Đi dạy mà như tấu hài
Đúng là "cười chảy nước mắt" với bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học, toàn những gương mặt vàng trong làng múa bút đặt câu.
Muốn biết thế nào là sáng tạo, hãy hỏi học sinh tiểu học. Một hình ảnh, một câu chuyện bình thường, dưới suy nghĩ ngây thơ cùng trí tưởng tượng vượt trội của những đứa trẻ đều có thể tạo ra những tác phẩm "để đời". Trí sáng tạo sẽ thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề, đổi mới hay khám phá ra những lĩnh vực mới lạ. Và trong việc làm... bài kiểm tra tiếng Việt, đôi khi sáng tạo còn giúp trình văn học hài hước của học sinh được nâng lên tầm cao mới.
Mới đây, cư dân mạng lại có dịp thưởng thức một bài làm của học sinh tiểu học vô cùng bá đạo. Theo đó, khi được yêu cầu "đặt 3 câu nêu đặc điểm ngoại hình", cô cậu này đã có câu trả lời khiến cô giáo tá hỏa. Theo đó, thay vì đặt câu chuẩn theo mẫu, chẳng hạn: Bàn tay bé Na mũm mĩm và trắng hồng/ Đôi môi của mẹ màu hồng/ Bạn Nam có khuôn mặt bầu bĩnh , học sinh này trả lời: Cái chân đi thẳng/ Cái mồm để ăn/Cái mắt để nhìn.
Nhiều người cho rằng, những câu này chấm về nghĩa thì không sai, rõ ràng cô cậu này cũng có khả năng liên tưởng lắm chứ, chỉ là hơi... thực tế chút xíu mà thôi.
Khỏi phải nói bài làm của học sinh này khiến dân tình thích thú thế nào. Nhiều người cho rằng, những câu này chấm về nghĩa thì không sai, rõ ràng cô cậu này cũng có khả năng liên tưởng lắm chứ, chỉ là hơi... thực tế chút xíu mà thôi: "Khi bạn là người sống thực tế nhưng lại phải làm kiểm tra tiếng Việt"; "Sai vì nó không phải là "đặc điểm" ngoại hình mà đã là chức năng, nhưng nó có tư duy đấy chứ, không máy móc sách vở"; "Đúng là quái vật văn học, thần đồng ngôn ngữ, vị thần của con chữ... tôi đọc mà cười không nhặt được mồm".. .
Vẫn biết trẻ con là "thật như đếm" nhưng thật thà đến mức này có lẽ "cô giáo cũng không thể tin nổi. Đi dạy mà gặp những pha làm bài "thần thánh" thế kia thì cô giáo không cần xem phim hài cũng đủ xả stress.
Bức ảnh nhận được vô vàn những bình luận thể hiện sự cảm thông cho em bé, vì với các bạn nhỏ chưa hẳn đã hiểu hết ý nghĩa của các từ ghép như thế này.
Trước đó, một bài tập tiếng Việt khác cũng khiến ai nấy cười mém xỉu. Đề bài ra đề điền vào chỗ trống của câu văn: "Con cái cần phải biết ơn ..." với đáp án là bố mẹ hoặc cha mẹ. Nhưng vì nghĩ rằng con cái là từ chỉ giới tính nên bạn học sinh này đã hồn nhiên ghi đáp án: "Con cái cần phải biết ơn con đực". Ngay lập tức bức ảnh nhận được vô vàn những bình luận thể hiện sự cảm thông cho em bé, vì với các bạn nhỏ chưa hẳn đã hiểu hết ý nghĩa của các từ ghép như thế này. Đúng là "cười chảy nước mắt" với bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học, toàn những gương mặt vàng trong làng múa bút đặt câu.
Với học sinh tiểu học, việc điền từ đúng vào các chỗ trống hay đặt câu đôi khi là một thử thách khó khăn khiến con phải vận dụng hết khả năng sáng tạo của mình. Những sai sót trong bài tập tiếng Việt rất phổ biến ở lứa tuổi này vì các em có vốn từ vựng ít, lại toàn học trước quên sau nên cứ dạy vài hôm lại quên hết kiến thức, thậm chí còn nói một đằng suy diễn một nẻo. Nếu thấy con làm sai, bố mẹ không nên quát mắng con mà nên giảng giải nhẹ nhàng cho con hiểu. Đừng vội vã chê bai, trêu chọc khiến con nản chí và thui chột niềm yêu thích học tập nhé.
Đặt câu với từ "dịu dàng", học sinh tiểu học trổ tài ra sao mà cô giáo phải thốt lên: Pha đặt câu đi vào lòng đất! Nghiêm túc đến mấy mà vào tay học sinh tiểu học thì nhiều bài tập tiếng Việt cũng trở thành truyện... tiếu lâm. Khi stress bạn thường làm gì? Xem phim hài, nghe nhạc, đọc sách, coi Mr Bean? Có một cách giải trí khác đảm bảo muộn phiền nào cũng tan trong giây lát, đó là đọc bài làm của học sinh...