Học sinh lớp 4 định tự sát vì bị bố mẹ thu điện thoại, giục làm bài tập
Truyền thông Trung Quốc xôn xao về sự việc một học sinh lớp 4 ở Hồ Bắc cầm dao định tự sát vì trong lúc đang chơi điện thoại bị bố mẹ tịch thu và giục bài tập về nhà.
Ngày 23/2, tờ Sohu đưa tin, một học sinh lớp 4 ở Hồ Bắc, Trung Quốc cầm dao gọt hoa quả định tự sát vì đang chơi điện thoại bị bố mẹ tịch thu và yêu cầu làm bài tập về nhà. Hành động này của bố mẹ đã khiến cậu bé nổi cáu và chạy vào bếp lấy dao định tự sát.
Trong video, cậu bé tự nhốt mình trong nhà bếp, tay cầm một con dao. Bố mẹ ở bên ngoài chỉ biết gào hét để con trai đi ra. Họ không dám tự ý đẩy cửa vào vì sợ cậu bé càng phản ứng mạnh hơn.
Cậu bé lớp 4 ở Hồ Nam, Trung Quốc cầm dao định tự sát vì bị bố mẹ thu điện thoại.
Cuối cùng, họ phải trả lại điện thoại cho con trai. Sau khi lấy lại điện thoại, cậu bé ngay lập tức trốn vào phòng và đóng cửa lại.
Theo tiết lộ của người thân, cậu bé khá mải chơi, rất lười học. Do đó, bố mẹ liên tục giục con trai làm bài tập về nhà, nhưng cậu bé không chịu làm. Sau khi bị thu điện thoại, cậu bé đã chọn cách cực đoan chạy vào nhà bếp cầm dao có ý định tự sát.
Video đang HOT
Câu chuyện này hiện nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các bậc phụ huynh. Họ cho rằng, có thể cậu bé đã được chiều hư, do đó khi bị bố mẹ thu điện thoại đột ngột đã có những phản ứng cực đoan. Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng, bố mẹ cậu bé có phương pháp dạy con chưa phù hợp. Nếu hành động này cứ diễn ra liên tục, rất có thể trong tương lai sẽ có chuyện tương tự xảy ra.
Trước đó, hồi đầu tháng 2 một bé trai lớp 5 ở Đại Lục, Trung Quốc cũng có thái độ hung hăng cầm dao bầu định chém bố ruột vì bị ông thu điện thoại. Tuy nhiên, may mắn ông bố đã kịp thời khống chế con trai, không ảnh hưởng đến tính mạng.
Cậu bé lớp 5 ở Đại Lục cầm dao định chém bố vì bị thu điện thoại.
Hiện nay, việc trẻ con ham mê hay nghiện game không còn là chuyện hiếm ở Trung Quốc. Do đó, nhiều công ty phát hành game ở Trung Quốc đã phải đưa ra các quy định giới hạn về thời gian đối với trẻ vị thành niên.
Theo đó, mỗi người chơi phải đăng tải ảnh chứng minh thư cùng với xác minh nhận dạng khuôn mặt để đảm bảo họ đủ tuổi để chơi game.
Tuy nhiên, các biện pháp nhà phát hành đưa ra vẫn chưa đủ. Theo tờ SCMP, trẻ em ở Trung Quốc có thể “lách” qua điều luật này bằng cách mượn điện thoại của bố mẹ để chơi bất chấp những hạn chế đó.
Nam sinh Thổ Nhĩ Kỳ ghi lại 'phút cuối cuộc đời' dưới đống đổ nát
Mắc kẹt trong đống đổ nát thảm họa động đất, nam sinh Thổ Nhĩ Kỳ liền lấy điện thoại ghi lại "khoảnh khắc cuối cuộc đời" nhưng may mắn được cứu sống thần kỳ.
Taha Erdem (17 tuổi) và gia đình đang ngủ say thì trận động đất mạnh 7,8 độ làm rung chuyển tỉnh Adiyaman - Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ vào rạng sáng 6-2.
Cậu thiếu niên đột ngột bị đánh thức bởi những chấn động dữ dội làm rung chuyển tòa nhà chung cư 4 tầng trong khu dân cư của công nhân ở trung tâm TP Anatolian.
Trong vòng 10 giây cả gia đình Taha Erdem, gồm bố mẹ và 2 em bị vùi lấp dưới đống đổ nát của toàn nhà. Bị mắc kẹt dưới hàng tấn gạch vụn cộng những đợt dư chấn mạnh làm dịch chuyển những mảnh vỡ, ép chặt không gian của cậu giữa đống hỗn độn bê tông và sắt thép.
Trong tình cảnh đó, cậu học sinh trung học lấy điện thoại ra và bắt đầu ghi âm lời tạm biệt cuối cùng với hy vọng nó sẽ được phát hiện sau khi cậu qua đời.
'Tôi nghĩ đây là video cuối cùng tôi quay để gửi đến mọi người' - cậu nói trong không gian chật hẹp, tay cầm điện thoại run rẩy khi tòa nhà bị sập tiếp tục rung chuyển vì dư chấn.
Taha Erdem, 17 tuổi, dùng điện thoại thông minh ghi lại cảnh mình bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của một tòa nhà bị sập sau trận động đất ngày 6- 2. Ảnh: Taha Erdem
Vẫn hết sức bình tĩnh, cậu liệt kê những vết thương của mình và nói về những điều hối tiếc cũng như những điều sẽ thực hiện nếu còn sống.
Thời khắc đó trong đoạn video vẫn có thể nghe thấy tiếng la hét của những người bị mắc kẹt khác.
'Chúng tôi vẫn đang bị rung chấn. Tay tôi rung bởi động đất. Các bạn của tôi ơi, cái chết đến vào lúc mà người ta ít ngờ tới nhất' - Taha nói trong video tưởng chừng là khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời - 'Có rất nhiều điều mà tôi hối tiếc. Nếu tôi sống sót ra khỏi đây ngày hôm nay, có rất nhiều điều mà tôi muốn làm'.
Cậu thiếu niên tiếp tục nói mình tin rằng gia đình, cùng với nhiều người khác trong thành phố, đã chết và cậu sẽ sớm đến bên họ.
Nhưng Taha may mắn là một trong số những người đầu tiên được cứu khỏi tòa nhà bị phá hủy. Cậu được hàng xóm kéo ra khỏi đống đổ nát 2 giờ sau đó và đưa đến nhà một người thân. Mười giờ sau trận động đất, cả gia đình cậu học sinh 17 tuổi này cũng được giải cứu.
Taha Erdem là một trong hàng trăm người sống sót được kéo ra khỏi các tòa nhà bị sập sau trận động đất mạnh ngày 6-2. Ảnh: AP
Theo số liệu chính thức mới nhất được hãng thông tấn AA cung cấp đã có khoảng 40.642 người đã thiệt mạng và hơn 108.000 người bị thương sau thảm họa động đất rung chuyển miền Nam của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 6-2.
Thảm họa ảnh hưởng đến hơn 13 triệu dân tại 11 tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm: Kahramanmaras, Adana, Adiyaman, Diyarbakir, Gaziantep, Hatay, Kilis, Malatya, Osmaniye, Elazig và Sanliurfa.
Tại Syria, ít nhất 5.840 người đã thiệt mạng, nhiều người bị thương và mất nhà cửa sau thảm hoạ động đất xảy ra gần 14 ngày trước.
Một bang ở Australia công bố kế hoạch thông minh ứng phó với COVID-19 tại trường học Giới chức bang New South Wales (NSW) đông dân nhất của Australia vừa công bố biện pháp ứng phó với COVID-19 tại các trường học khi mùa Đông đến gần. Ngày 24/4, New South Wales ghi nhận 11.107 người mắc COVID-19 mới. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn Tân Hoa đưa tin thời tiết lạnh hơn thường dẫn đến tình trạng gia tăng số...