Học sinh leo cầu thang thép, đu dây trên đường đến trường
Đạp xe trong sương mù dày đặc, chen chúc trên xe lam, ngồi thùng gỗ băng qua sông… là cách học sinh trên khắp thế giới đối mặt để đến trường trong điều kiện khắc nghiệt.
Tại tỉnh Kalimantan của Indonesia, trẻ em đi học bằng xe đạp phải băng qua không khí dày đặc khói bụi. Mức độ ô nhiễm không khí đã tăng đều đặn ở nước này trong những năm gần đây.
Nếu như ở Mỹ, hình ảnh những chiếc xe bus màu vàng đưa đón học sinh là đã trở nên quen thuộc thì tại Cairo (Ai Cập), học sinh đi học chủ yếu bằng xe lam. Những chiếc xe nhỏ bé không thể chở số lượng nhiều khiến các em đi học trong tình trạng rất nguy hiểm.
Tương tự tại New Delhi (Ấn Độ), học sinh dù tuổi còn rất nhỏ vẫn phải chen chúc nhau trên phương tiện thô sơ để đến trường. Chiếc xe lớn có thể chở được 35 em cùng lúc.
Những đứa trẻ sinh sống tại các thị trấn ngập lụt của tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Với các em, đường đi học bằng phẳng mọi ngày sẽ biến thành sông chỉ sau một cơn mưa lớn. Phụ huynh phải đưa con trẻ đến trường bằng thùng gỗ, cứ thể đẩy chúng đi qua khỏi những con đường ngập nước.
Tại Kashmir (Ấn Độ), trẻ nhỏ muốn băng qua vùng đầm lầy phải cẩn thận khi đi trên cây cầu tự chế. Cuộc sống thiếu thốn và nghèo nàn về cơ sở vật chất buộc học sinh tháo vát, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
Phải mất hai giờ để những đứa trẻ ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) có thể đến trường bằng việc leo qua những cầu thang thép. Các em sống những ngồi làng sát vách núi, cầu thang thép an toàn hơn so với dây leo nhưng đối với những em nhỏ, việc di chuyển này là một cực hình mà các em phải đối mặt hàng ngày.
Video đang HOT
Ở Tokyo (Nhật Bản) dễ xảy ra động đất và sóng thần. Một số trường yêu cầu phụ huynh cho trẻ em đội sẵn mũ bảo vệ trên đường đến trường, đề phòng thảm họa thiên nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Thị trấn Kolaka Utara (Indonesia) là vùng đặc biệt khó khăn. Để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường, nhiều biện pháp đã được thiết kế và thử nghiệm. Hình thức kéo dây băng qua con suối, một ghế ngồi có thể chứa tối đa 4 em.
Ở tỉnh Banten (Indonesia), trẻ em buộc phải bám chặt vào cây cầu đã sập để băng qua sông. Dù đã bị hư hại nhiều chỗ, đây là cầu nối duy nhất tại vùng để các em có thể đến trường.
Mùa dịch Covid-19 bóc trần khoảng cách giàu nghèo của sinh viên
Tác động của đại dịch đã làm mất sự bình đẳng vốn có giữa các học sinh, sinh viên, thứ trước nay vẫn được tạo ra và gìn giữ trong môi trường giáo dục.
Zing dịch tổng hợp các bài đăng từ The New York Times, BBC và Asia One, đề cập đến sự tương phản giàu nghèo trong đời sống của học sinh, sinh viên khi tiếp cận giáo dục trực tuyến ở thời điểm đại dịch Covid-19 có nguy cơ kéo dài.
Từ khi đại dịch Covid-19 tràn đến bang Pennsylvania (Mỹ), Đại học Haverford lập tức đóng cửa và bắt buộc đa số các sinh viên phải rời khỏi ký túc xá để trở về nhà. Giống như những trường khác trên nước Mỹ, các lớp học vẫn tiếp tục qua các phần mềm trực tuyến. Giáo trình được sửa đổi để phù hợp hơn với thực tế.
Tuy nhiên, khi bật webcam lên để học online, các sinh viên có thể nhận thấy hoàn cảnh mỗi người không hề giống nhau.
Một người đang tận hưởng căn hộ nghỉ dưỡng của gia đình ở bờ biển Maine (Mỹ). Trong khi, người khác đang chật vật giúp mẹ duy trì kinh doanh xe bán đồ ăn Puerto Rican trong khi mọi quầy ở các siêu thị Florida cháy hàng.
Việc kinh doanh của gia đình Lathion trên bờ vực phá sản và cô có thể không đủ tiền học tiếp. Ảnh: New York Times.
Ngoài ra, một người có bố làm giám đốc đã bay cùng cả gia đình tới quốc gia khác có tỉ lệ nhiễm virus đang suy giảm. Trong khi đó, có người lại không thể trở về nhà ở Nga vì gia đình không đủ tiền mua vé.
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế thế giới, khiến hơn 10 triệu người thất nghiệp. Từ đó, sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội ngày càng thể hiện rõ hơn.
Không đủ tiền trang trải học phí
Vài ngày trước khi khóa học trực tuyến diễn ra, giáo sư Anita Isaacs, giảng viên môn khoa học chính trị ở Đại học Haverford từ năm 1988, nhận được email từ Tatiana Lathion. Lathion không chỉ là sinh viên năm cuối mà còn là trợ giảng của cô Isaacs.
Trong email, Lathion cho biết cô có thể sẽ không thể theo học được nữa. Chiếc xe tải bán đồ ăn của gia đình cô, cũng là nguồn tài chính chủ yếu, đang trên bờ vực phá sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
"Thưa cô, em không chắc tài khoản tiết kiệm của em vừa đủ giữ hoạt động kinh doanh tồn tại, vừa nuôi gia đình qua thời gian cách ly xã hội. Có lẽ em sẽ đi làm bán thời gian ở một cửa hàng tạp hóa", Lathion viết trong email gửi cô Isaacs.
Giáo sư liền gọi điện hỏi thăm Lathion sau khi nhận được email. Bà cho biết: "Thật đau lòng khi chứng kiến em ấy khóc qua màn hình laptop. Tôi cứ nghĩ mãi, nếu không vì virus, tôi đã có thể ngồi cùng Lathion và an ủi cô gái này".
Trái lại với Lathion, Isabel Canning được gia đình đưa tới căn hộ nghỉ dưỡng của gia đình tại bờ biển Maine ngay khi đại dịch bắt đầu tràn vào nước Mỹ. Cô cũng được chú ruột cung cấp khẩu trang và găng tay miễn phí.
Ngôi nhà rộng rãi bên bờ biển Maine của gia đình Canning. Ảnh: The New York Times.
Vào thời điểm dịch bắt đầu bùng phát tại Mỹ, Chace Pulley, một bạn học khác của Lathion, có ý định cùng gia đình sang Nhật Bản, quốc gia có tỉ lệ tăng ca nhiễm mới giảm. Tuy nhiên, bố mẹ cô lại quyết định ở lại biệt thự có tầm nhìn bao quát vịnh San Francisco.
Sofia Bomse, sinh viên đến từ New Mexico, buồn bã chia sẻ: "Khoảng cách giữa giới siêu giàu và tầng lớp còn lại ngày càng thể hiện rõ".
"Có thể nói, trường chúng tôi làm tốt trong việc xóa mờ ranh giới giàu nghèo trong môi trường giáo dục cho đến khi dịch bệnh xuất hiện. Tôi cảm thấy lo lắng cho các sinh viên khi phải đương đầu với những ảnh hưởng sắp tới", giáo sư Isaacs nói.
Không có điều kiện sử dụng Internet
Không chỉ tại Mỹ, đại dịch Covid-19 cũng gây ảnh hưởng tới gia đình và việc học tập của các học sinh, sinh viên châu Á.
Trường Tiểu học SKH Kei Oi ở quận Sham Shui Po, một trong những quận nghèo nhất Hong Kong, vừa phải livestream dạy học vừa đăng tải video ghi hình bài giảng cho các học sinh từ 6-12 tuổi.
Không phải mọi học sinh đều có điều kiện học online. Ảnh: SCMP.
Ước tính có khoảng 2/3 số học sinh của trường đến từ các gia đình làm nông hoặc gia đình chỉ có một chiếc máy tính dùng chung giữa phụ huynh và học sinh. Ngoài ra, một cuộc khảo sát nội bộ khác cho thấy nhiều phụ huynh rơi vào tình trạng thất nghiệp không trợ cấp trong thời điểm dịch bệnh này.
Một phụ huynh có hai con nhỏ học lớp 2 và lớp 5 cho biết cô đã mượn máy tính bảng từ trường để phục vụ việc học trực tuyến. Tuy nhiên, kết nối Internet khu nhà cô quá chậm để có thể tải các bài giảng.
"Tiếng Anh của tôi không được tốt nên khó có thể giúp các con làm bài tập. Nhưng mỗi khi gia đình chúng tôi gặp bất cứ khó khăn nào, các giáo viên trên trường đều rất nhiệt tình giúp đỡ", phụ huynh này chia sẻ.
Ngoài ra, theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Tổ chức Cộng đồng Hong Kong, 96% trên tổng số 582 học sinh dưới 18 tuổi xuất thân từ gia đình có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận việc học online. Trong đó, khoảng 200 học sinh không có máy tính và 115 học sinh không lắp đặt Internet tại nhà.
Tình trạng trường học đóng cửa ở các quốc gia dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hiện nay, số ca dương tính với virus trên thế giới đã lên tới 1.2 triệu người, trong đó hơn 69.400 ca tử vong.
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều hoạt động trên thế giới đóng băng. Ảnh: Getty Images.
Hồng Chang
Du học sinh Việt ở Tây Ban Nha xác định tự điều trị Covid-19 Nếu mắc Covid-19, Hải Yến, quê Hà Nội, sinh viên Cao đẳng Campus Training ở thủ đô Madrid xác định tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của cơ sở y tế. Yến kể tình hình Covid-19 ở Tây Ban Nha bắt đầu căng thẳng khi người dân đổ xuống đường diễu hành, tụ tập đông nhân ngày quốc tế phụ nữ,...