Học sinh lên Facebook viết tâm thư ‘chết lặng’ vì bị ép học thêm
“Các thầy cô chỉ biết thu tiền, các thầy cô cạnh tranh nhau xây nhà lầu sắm xe hơi nhưng có biết phía sau những đồng tiền đó là nhiều mồ hôi nước mắt đã đổ xuống. Thầy cô có biết trong trường chúng em phải cố gắng nén ấm ức mà làm trò ngoan, còn nơi quán trà sữa, quán ăn vặt thầy cô luôn là đề tài bàn tán, nhân vật phản diện không trong mỗi bức xúc của các em không?”
“Tôi đau lắm”
Đã hơn nửa tháng trôi qua, nhưng khi nhắc lại chuyện tâm thư thầy Thiện ngồi ngẩn ngơ, khuôn mặt nặng trĩu.
Thầy cầm bức thư đã được đánh máy, in ra giấy, thở dài: “Đau nhất không phải là chuyện ép học sinh học thêm. Cái đau ở đây là thầy cô trong trường không đủ sự tin tưởng để các em tìm đến tâm sự. Bởi nhà trường có hòm thư, có đường dây nóng, nơi các em có thể gửi những bức xúc của mình vào đó. Nhưng các em phải dùng Facebook ảo để nói lên những sự ấm ức, lén lút bày tỏ cái bực trong thời gian dài”.
Thầy Thiện đang đọc thư học sinh
“Thưa thầy cô. Em biết mình lên tiếng trên mạng xã hội như vậy là không hay và sẽ làm tổn thương nhiều thầy cô. Nhưng em không thể nói thẳng bởi không ai bênh vực em, em xin mượn Facebook để nói lên những khó khăn. Hằng ngày hằng đêm xung quanh thị trấn (Núi Thành) các địa điểm dạy thêm học thêm tại nhà các thầy cô luôn đông đúc học sinh. Trong số này nhiều bạn có nhu cầu nhưng có bạn không muốn học cũng phải đi.
Đầu năm học chúng em đã bị hù dọa đủ các kiểu để đăng ký học thêm như: có giáo viên bắt chúng em ai đi học thêm giơ tay ngay trong giờ học chính. Đi học thêm thầy cô sẽ giải hoặc gợi ý những bài sẽ cho ra đề kiểm tra. Không đi học thêm thầy cô chèn ép. Có trường hợp không học thêm thì không bao giờ được học sinh giỏi.
Thưa thầy cô, trường mình có nhiều bạn gia đình rất khó khăn. Nhiều bạn có cha, mẹ làm nghề biển lênh đênh trên biển hàng tháng trời. Những ngày biển động như mưa bão vừa qua, các bạn phải cùng mẹ, chị ngóng trong thắc thỏm đợi người thân từ biển trở về. 300.000-500.000 đồng học thêm với những bạn đó là cả một khoản lớn không dễ kiếm. Nhiều bạn phải bỏ học đi học nghề, đi phụ quán kiếm tiền”.
Đang đọc bức thư, thầy Thiên bỗng dưng dừng lại và thốt lên “Choáng váng, đau lắm! 34 năm làm giáo viên cũng đã từng dạy thêm nhưng đây là nỗi đau lớn nhất trong nghề giáo viên. Nhiều câu các em viết ra quá nặng nhưng đâu thể trách được, vì mình đã sai đâu đó” – thầy Thiên thốt lên, ánh mắt không nhìn thẳng người đối diện.
Ngồi ngẩn ngơ, cúi mặt xuống bàn, đâu đó trong đôi mắt không phải là nỗi buồn mà đã thành nỗi đau hằn sâu lên suy nghĩ của thầy giáo già.
Video đang HOT
“Các thầy cô chỉ biết thu tiền, các thầy cô cạnh tranh nhau xây nhà lầu sắm xe hơi nhưng có biết phía sau những đồng tiền đó là nhiều mồ hôi nước mắt đã đổ xuống. Thầy cô có biết trong trường chúng em phải cố gắng nén ấm ức mà làm trò ngoan, còn nơi quán trà sữa, quán ăn vặt thầy cô luôn là đề tài bàn tán, nhân vật phản diện trong mỗi bức xúc của các em không?”.
Vừa đọc, thầy Thiện lại vừa thở dài: “Chắc có lẽ, các em hận chúng tôi lắm và phải chịu nỗi đau này lâu lắm rồi!”.
“Những lời mà chúng em hay nghe người ta ca ngợi nhưng ít thấy trong trường chúng ta, ngay cả thầy cô dạy văn, những người dạy cho chúng em những lời hay ý đẹp” – đọc đến đây, thầy Thiện im lặng…
Tạm dừng học thêm
Sau khi bức tâm thư xuất hiện trên Facebook với nhiều lần chỉnh sửa, có đến 500 lượt thích và bình luận trái chiều. Hằng ngày, thầy Thiện lên đọc từng lời bình luận của mọi người “Nhiều bình luận nói nặng lắm nhưng cố gắng mà đọc. Thà đau một lần rồi mình gắng thay đổi”.
Những ngày sau khi bức thư được đăng tải, không khí ở Trường THPT Núi Thành bao trùm một nỗi buồn. Sự im lặng đến đáng sợ trôi qua ở những tiết học. Nhiều thầy cô nhìn học sinh với ánh mắt không vui.
Ngay sau đó, thầy Thiện đã đến nhiều lớp và có buổi nói chuyện với toàn trường,
“Mình đứng đầu, sai trái gì tính sau nhưng phải làm công tác tư tưởng để các em yên tâm vào việc học, và việc thi cử cũng gần đến”, thầy Thiện cho hay.
Thứ nhất, nhà trường sẽ chọn cách im lặng vì việc phản ảnh trên mạng, không chính danh.Bức thư làm cho nhà trường chịu tổn thương quá lớn. Nhiều thắc mắc của mọi người được đặt ra, nhằm tìm ra chủ nhân. Và 3 giả thiết cũng là 3 sự lựa chọn để giải quyết.
Thứ hai, sẽ tìm ra người đăng Facebook và có một cuộc phản bác về những nội dung sai đúng trong bức thư.
Nhưng thầy Thiện đã chọn cách thứ ba.
Một cuộc họp được diễn ra vào chiều 28/12/2017 với 85 thầy cô, ban giám hiệu nhà trường tham dự. Tại đây, bức tâm thư được thầy Thiện đọc ra trước cuộc họp, mỗi thầy cô dù có hay không có việc ép học thêm, sẽ tự vấn lương tâm mình, nhìn nhận lại những gì bản thân mình đã làm.
Ngoài việc “tự suy nghĩ lại việc bản thân mình đã làm”, 85 thầy cô giáo đã đồng loạt đặt bút ký cam kết về việc thực hiện đúng quy tắc đạo đức nhà giáo, nâng cao lòng yêu thương săn sóc học trò, không ép buộc học sinh mình phải đi học thêm, không dạy thêm trái quy định.
Ngoài ra, nhà trường tạm dừng việc dạy thêm trong trường, để tổ chức lại thầy cô đứng lớp dạy cũng như nội dung dạy thêm.
Theo Lê Bằng (Vietnamnet)
Công ty tự ý "chia" đất thuê của nhà nước và thu tiền
Từ năm 2004 đến nay, Công ty TNHH MTV cà phê Ia Grai đã tự ý "chia" gần 2 ha đất cho 47 hộ gia đình và thu hơn 1 tỷ đồng của các hộ dân này mà không báo cáo lên cấp trên. Điều đáng nói, đây là đất của Nhà nước đã cho công ty thuê để phát triển cây cà phê.
Công ty TNHH MTV cà phê Ia Grai (đóng tại xã Ia Hrung, Ia Grai, Gia Lai) thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam, được giao quản lý khoảng 1.100 ha cà phê tại 2 huyện Chư Prông và Ia Grai.
Vào năm 2002, công ty này đã tự ý san ủi hơn 1,7 ha đất với khoảng 2.000 cây cà phê xanh tốt trong tổng số diện tích được giao trên mà không hề có bất kỳ văn bản nào xin phép, hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sau khi san ủi thành công, từ năm 2004 đến nay, công ty đã "chia" số đất trên cho 47 hộ dân là công nhân của công ty và thu về hơn 1 tỷ đồng. Sau khi thu tiền của người được "cấp" đất, công ty không báo cáo với chính quyền, nộp nghĩa vụ thuế đất, đồng thời cũng đã "ỉm" và không hề báo cáo lên Tổng công ty.
Không chỉ tự ý "cấp" hơn 1,7 ha đất công, công ty này còn tự ý chuyển đổi hơn 5,5 ha đất đang trồng cà phê để chuyển sang mục đích khác như làm trường mầm non, sân phơi... mà không xin phép, báo cáo với Tổng công ty, cũng như không làm thủ tục chuyển đổi mục đích đất sử dụng, không nộp tiền thuế đất cho chính quyền địa phương.
Đất của Nhà nước được Công ty thuê trồng cà phê ở bên đường đã bị công ty tự ý "giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân" và có thu tiền
Giải thích cho việc làm trên, ông Nguyễn Văn Phú- Giám đốc Công ty TNHH MTV cà phê Ia Grai cho biết, do nhu cầu nhà ở của công nhân trong công ty nên đơn vị đã ủi đất để "chia" cho công nhân. Còn việc thu hơn 1 tỷ đồng của các hộ dân trên thì đây chỉ là tiền thuê máy móc san ủi đất và đền bù cây cà phê trên đất.
Theo ông Phú, việc làm trên của công ty nói không sai là không đúng, nhưng không phải là buôn bán mà là do nhu cầu cấp thiết về đất ở của công nhân. Công ty sai là do chưa làm bài bản các thủ tục. Và về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây đã có Đoàn thanh tra đến kiểm tra và xử phạt hành chính của công ty rồi. Phía công ty đã có báo cáo giải trình.
Văn bản giải trình nhận sai và "rút kinh" nghiệm của công ty cà phê Ia Grai
Tuy nhiên, theo danh sách cấp đất mà công ty cung cấp cho chúng tôi thì một số hộ được cấp đất đã lâu, nhưng đến nay đất vẫn chưa sử dụng để giải quyết vấn đề "cấp bách nhà ở". Đất vẫn để trống!
Còn về số tiền hơn 1 tỷ đồng thu về từ việc "cấp đất" trên được bà Bùi Thị Hường- Kế toán trưởng của công ty cho biết, đơn vị đã đưa vào hạch toán tài chính của công ty, thuộc khoản thu nhập bất thường của doanh nghiệp. Số tiền "thu nhập bất thường này" do công ty năm nào cũng bị lỗ nên đã dùng vào việc trả nợ. Và hàng năm, vào vụ cà phê, công ty đã mua cà phê hạt bên ngoài để "bù" vào số diện tích cà phê bị phá bỏ trên.
Và trong bản giải trình của công ty, đơn vị này đã thừa nhận là: "Hành vi giao đất trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích của công ty là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP... Đoàn thanh tra đã ra quyết định xử phạt và công ty đã nộp".
Đồng thời "công ty đã tổ chức cuộc họp kiểm điểm tập thể và cá nhân đã tham gia vào cuộc họp để rút kinh nghiệm, không để sự việc tái phạm...".
Trước vụ việc trên, ông Kpă Thuyên- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký văn bản số 3883/UBND-NL chỉ đạo: việc giao hơn 1,7 ha đất cho 47 hộ dân và thu tiền hơn 1 tỷ đồng của công ty là trái với thẩm quyền. Phối hợp với UBND huyện Ia Grai rà soát, lập phương án sử dụng đất cụ thể sau khi đề án sắp xếp, đổi mới của công ty được phê duyệt gửi Sở TN&MT kiểm tra, trình UBND tỉnh xem xét, thu hồi diện tích đất này giao cho UBND huyện quản lý.
Đồng thời, truy thu số tiền thuê đất theo đúng diện tích thực tế Công ty đang sử dụng.
Tuệ Mẫn
Theo Dantri
Vụ cán bộ thu lại tiền cứu trợ hộ nghèo: Chủ tịch tỉnh chỉ đạo làm rõ Liên quan đến vụ việc cán bộ thôn Trung Thôn, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) thu lại tiền cứu trợ của dân, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình xác nhận đã nắm được thông tin và tỉnh đang chỉ đạo xác minh sự việc. Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho...