Học sinh ‘làng đu dây’ sẽ qua sông miễn phí
Ngay tuần này, toàn bộ học sinh và giáo viên ở xã Sơn Ba huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) đi cầu tre hoặc “đu dây” kéo bè qua sông Re được miễn phí.
Sau khi VnExpress phản ánh tình trạng học sinh phải lội sông đi học vì cầu tre thu phí, Sở Giao thông Vận tải Quảng Ngãi cùng UBND huyện Sơn Hà đã về kiểm tra thực tế tại xã Sơn Ba.
Đoàn công tác ghi nhận, vào mùa nắng có 7 cầu tre bắc qua dòng sông Re ở xã Sơn Ba. Hầu hết do người dân tự làm, sau đó dựng lều bên sông thu phí người qua lại bằng tiền hoặc đến tháng thu lúa, gạo. Riêng học sinh mỗi lượt đi về, chủ cầu tre thu 2.000 đồng, còn giáo viên (kèm xe đạp, xe máy) phải nộp phí 5.000-7.000 đồng.
Do gia đình nghèo khó, vào mùa nắng không có tiền nộp phí cho chủ cầu tre, học sinh ở xã Sơn Ba phải lội sông đến trường học tập. Ảnh: Trí Tín.
Trao đổi với VnExpress, ông Đặng Ngọc Dũng, Chủ tịch huyện Sơn Hà cho biết, đã chỉ đạo các trường học ở xã Sơn Ba thống kê danh sách học sinh, giáo viên để hỗ trợ tiền qua sông Re mỗi ngày. Phương án hỗ trợ dự kiến là chính quyền sẽ chọn 2 trong số 7 cầu tre bắc qua sông Re ở điểm đầu và cuối xã để học sinh và giáo viên qua lại miễn phí mỗi ngày hoặc hỗ trợ tiền trực tiếp cho học sinh và giáo viên mỗi lần qua sông trên cầu tre hoặc đi bè bằng ngân sách huyện (hoặc Ban an toàn giao thông tỉnh hỗ trợ).
Huyện Sơn Hà đã lập dự án xây cầu qua sông Re với chiều dài 165 m, rộng 5,5 m, thiết kế bê tông cốt thép với tổng kinh phí khoảng 28 tỷ đồng. UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương, đơn vị tư vấn đang khảo sát vị trí, thiết kế xây dựng chiếc cầu này.
Sơn Ba là xã vùng cao, khó khăn nhất của huyện miền núi Sơn Hà, với gần 1.000 hộ dân, hơn 4.400 nhân khẩu bị chia cắt bởi dòng sông Re. Người dân và học sinh hàng ngày phải lội qua sông vào mùa nắng và đi ghe, đu dây kéo bè vào mùa mưa.
Theo VNE
Bài bản, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Đó là đánh giá của đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tại buổi làm việc với CATP Hà Nội sáng 8-3, về thực hiện chức năng giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và triển khai tổ chức thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 1-8-2008 đến 31-12-2012.
Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội do ông Chu Sơn Hà - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội làm Trưởng đoàn; cùng đại diện Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, Ban Pháp chế thành phố và đại diện Bộ Tư pháp... Thiếu tướng Trần Thùy - Phó Giám đốc CATP chủ trì buổi tiếp đoàn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Phòng Pháp chế - CATP Hà Nội đã báo cáo khái quát với đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tình hình thi hành pháp luật; những tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc và nguyên nhân, cũng như đề xuất biện pháp tháo gỡ. Có thể khẳng định, CATP Hà Nội luôn nhận thức rõ ý nghĩa vai trò, vị trí của công tác phổ biến giáo dục pháp luật; luôn chủ động thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiểu biết nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành pháp luật cho người dân và đối với cán bộ chiến sỹ.
Hiện nay Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của CATP đã hoạt động nề nếp, hiệu quả; đội ngũ Báo cáo viên pháp luật của CATP được xây dựng xuyên suốt từ thành phố đến quận, huyện, thị xã. Chi hội luật gia CATP ngày càng được kiện toàn, thực hiện tốt chương trình phối hợp với các Chi hội luật gia Viện kiểm sát, Toà án, Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thủ đô.
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nội bộ CATP được chú trọng với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ chiến sỹ; phấn đấu 100% cán bộ chiến sỹ được trang bị kiến thức pháp luật liên quan trực tiếp đến chức năng, thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ANTT đối với các tầng lớp nhân dân cũng được lãnh đạo CATP và các đơn vị quan tâm, chỉ đạo thực hiện với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú.
Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian tới thêm hiệu quả, CATP đã có một số kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và với HĐND, UBND Thành phố, như đưa vào chương trình xem xét, thông qua các dự án Luật, Pháp lệnh liên quan trực tiếp đến vấn đề ANTT; quy định tổ chức triển khai thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, cán bộ, viên chức pháp chế; tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện công tác này có hiệu quả...
Thay mặt đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, ông Chu Sơn Hà đánh giá CATP đã chuẩn bị báo cáo, cũng như triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian qua hết sức bài bản, nghiêm túc, có những số liệu cụ thể trên từng lĩnh vực. Các thành viên trong đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã cùng CATP tập trung trao đổi, đánh giá những tồn tại, khó khăn, vướng mắc chủ quan, khách quan, để thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian tới.
Thay mặt Đảng ủy, Ban giám đốc CATP, Thiếu tướng Trần Thùy cảm ơn những nhận xét, góp ý của các thành viên trong đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội. "CATP sẽ tiếp thu, sớm bổ sung những ý kiến trên để thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật", Thiếu tướng Trần Thùy khẳng định.
Theo ANTD
Ly kỳ chuyện người cha một thập niên vượt biên tìm con gái Hơn 9 năm trời đằng đẵng, kể từ ngày đứa con gái 14 tuổi của ông bị lừa bán sang Trung Quốc, những cuộc tìm kiếm tốn công sức và tiền bạc của ông đều trôi qua. Ông Mình kể lại quá trình hơn 9 năm vượt biên tìm con trong vô vọng Năm nào ông cũng đi, hễ làm thuê có tiền...