Học sinh Hàn Quốc bắt đầu mặc hanbok đến trường
Những hình ảnh đầu tiên của hanbok phiên bản đồng phục học sinh thu hút sự chú ý trong cộng đồng mạng Hàn Quốc.
Mới đây, truyền thông Hàn Quốc đưa tin về việc một số trường lựa chọn hanbok làm đồng phục cho học sinh.
Hai trường đầu tiên áp dụng kiểu đồng phục này là Trường cấp 2 Jakcheon (tỉnh Jeollanam-do) và Trường trung học Daechang (tỉnh Gyeongsangbuk-do). Sau đó, có hơn 10 trường cũng bắt đầu cho học sinh diện hanbok cách tân đi học.
Trước khi đưa vào thực hiện ở nhiều trường, dự án thí điểm dùng hanbok làm đồng phục học sinh đã được nghiên cứu và thử nghiệm trong thời gian dài. Các chuyên gia về hanbok tham khảo kỹ ý kiến của phụ huynh, học sinh cùng giáo viên để đưa ra thiết kế đồng phục với màu sắc, chất liệu phù hợp nhất.
Video đang HOT
Một số thiết kế hanbok cách tân đã được đưa vào trường học. Ảnh: Ufnews .
Tại Trường trung học Boeun, một buổi họp đã diễn ra để học sinh lựa chọn các thiết kế hanbok mình yêu thích. Trong khi đó, Trường trung học Gwangil tìm ra mẫu đồng phục hợp ý học sinh thông qua việc mở khảo sát trực tuyến.
Theo Ufnews , hanbok phiên bản đồng phục được may bằng những loại vải bền, dễ giặt, thấm mồ hôi và thoáng khí, giúp người mặc cảm thấy thoải mái, tiện lợi. Ngoài ra, kiểu dáng rộng rãi, thanh lịch cũng là điểm cộng.
Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cho Newsro biết: “Ngoài 53 mẫu hanbok được ra mắt vào năm ngoái, chúng tôi phát triển thêm 50 kiểu để học sinh có nhiều sự lựa chọn hơn”.
“Năm tới, chúng tôi dự định tăng số trường áp dụng hanbok cách tân làm đồng phục học sinh gấp đôi năm nay. Thật đáng mong đợi”, người này nói thêm.
Trước vấn đề trên, dân mạng để lại nhiều ý kiến trái chiều. Có người ủng hộ việc mặc hanbok tới trường. Số khác cho rằng màu sắc trang phục có phần quê mùa.
Biến hanbok thành đồng phục học sinh gây tranh cãi tại Hàn Quốc
Hàn Quốc đã mời 20 trường học áp dụng may đồng phục lấy cảm hứng từ váy áo truyền thống.
Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã mời 20 trường trung học phổ thông đưa đồng phục lấy cảm hứng từ hanbok vào môi trường giảng dạy.
Trang Theqoo cho biết hiện chỉ có 10 trường hỗ trợ tài chính cho học sinh và 10 trường không. Sớm nhất là học kỳ II năm nay, đồng phục kiểu mới sẽ được triển khai.
Mẫu đồng phục được lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống đang gây tranh cãi trong cộng đồng mạng Hàn Quốc. Từ kiểu dáng, chất lượng đến giá cả đều là vấn đề khiến nhiều người không vừa lòng. Số khác lại cảm thấy việc này có ý nghĩa lớn về mặt văn hoá.
Đồng phục lấy cảm hứng từ hanbok đang gây tranh cãi. Ảnh: Theqoo.
Tài khoản Cheongdam33 quan ngại: "Chi phí chắc sẽ đắt đỏ, phải lên đến mấy trăm nghìn won ấy chứ". Vấn đề này mới được giải quyết với một số trường chấp nhận hỗ trợ cho học sinh. Bởi vậy, kinh phí vẫn là yếu tố đáng chú ý.
Luận về thiết kế, theo ảnh mẫu mặc, đồng phục của nữ có váy và quần. Cả hai phiên bản đều có thiết kế rộng rãi, màu sắc tươi tắn đem lại cảm giác thoải mái cũng như diện mạo dễ thương cho người mặc. Đồng thời, váy được cắt ngắn hơn so với phiên bản hanbok truyền thống và vẫn đủ dài để không gây phản cảm trong môi trường sư phạm.
Nhiều người tỏ ra không ưng ý với kiểu dáng của đồng phục lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống: "Thiết kế xấu nhưng ý tưởng thì hay, nhằm bảo tồn văn hoá truyền thống", "Quá xấu", "Tôi nghĩ nó sẽ bất tiện vì các cô gái phải thắt chặt phần eo", "Độ dài của áo không tiện để giơ tay lên"...
Kiểu dáng là vấn đề khiến nhiều người quan ngại. Ảnh: Naver, Wowkorea.
Số khác nhận định: "Tôi thấy đẹp mà", "Thiết kế phần thân trên khá đẹp", "Mẫu ngắn trông đẹp đó nhưng dáng dài thì xấu"...
Một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã sử dụng trang phục truyền thống để làm đồng phục. Nằm trong danh sách những nước được đánh giá cao về khoản trang phục học sinh, xứ kim chi vẫn chưa có quyết định chính thức về việc thay thế đồng phục thành hanbok cách tân.
Hiện nay, kiểu đồng phục học sinh phổ biến tại Hàn Quốc vẫn là áo sơ mi, vest, váy hoặc quần tây.
Nam sinh Đài Loan mặc váy đến trường Bộ sưu tập đồng phục phi giới tính tại Đài Loan (Trung Quốc) hiện gây tranh cãi trên mạng. Mới đây, công ty Ogilvy kết hợp cùng tập đoàn Condé Nast Đài Loan (Trung Quốc) và nhà thiết kế Angus Chiang khởi động chiến dịch mang tên "Uni-form" để tôn vinh sự bình đẳng. Nam sinh Đài Loan mặc váy đến trường. Ảnh:...