Học sinh Hà Nội ‘chui’ ngõ tới trường
Mỗi lần mưa to, phụ huynh và học sinh lại phải lội nước một đoạn khá dài để vào trường.
Lối ra, vào Trường tiểu học Đặng Trần Côn B (Thanh Xuân, Hà Nội) qua đoạn ngách chỉ rộng chừng 1,2-1,5m
Gần 10 năm qua, mỗi ngày có gần 3.000 học sinh, giáo viên của 3 trường: mầm non Tuổi Hoa, tiểu học Đặng Trần Côn B và THCS Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng hàng nghìn phụ huynh phải “chui” qua đoạn ngách rộng chừng 1,5m tối tăm, ẩm thấp do nhà dân chiếm dụng khoảng không, để đến trường.
Mặc dù các trường cũng đã bố trí lệch giờ học, đường vào ra một chiều để giảm tắc đường, nhưng mỗi buổi sáng đến lớp và tan trường, nơi đây thường xuyên diễn ra cảnh chen lấn, ùn tắc… Mỗi lần mưa to, phụ huynh và học sinh lại phải lội nước một đoạn khá dài để vào trường. Ngõ vào Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B đã hẹp, lại bị hơn chục hàng quán bao vây, lấn chiếm. Chị Thanh Tâm (quận Thanh Xuân) có con đang học tại trường này bức xúc: “Mỗi lần đưa đón con đi học quả là một cực hình, thường xuyên tắc đường, mùa mưa thì ngập nước. Không hiểu, khi xây dựng 3 trường có quy hoạch gì không mà đi chung một lối bé, loằng ngoằng như vậy”.
Mỗi ngày tới trường, học sinh cũng phải “ngán ngẩm” con đường “khổ hạnh” vào trường. Cháu Nguyễn Đăng Khôi (học sinh lớp 1, Trường tiểu học Đặng Trần Côn B) cho biết: “Hàng ngày, cháu được anh đưa đón bằng xe đạp, phải mất rất nhiều thời gian mới qua được đoạn đường hẹp, tối om. Xe đạp, xe máy, rồi người đi bộ nối đuôi nhau nhích từng chút một. Đã thế, nhiều bác còn bấm còi điếc tai, khói xe cay xè hết cả mắt”.
Video đang HOT
Tại Hà Nội vẫn còn nhiều trường như: tiểu học Hà Nội (Đội Cấn, quận Ba Đình), tiểu học Trung Hiền (Trại Cá, quận Hai Bà Trưng), tiểu học La Thành (Khâm Thiên, quận Đống Đa)… học sinh đi học rất vất vả vì đường tới trường phải vào ngõ, nên rất hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
Theo Gia Đình
Văn phòng Chủ tịch nước chỉ đạo, huyện Phú Quốc vẫn để nhà báo gánh nỗi oan
Mua 24.109m2 đất tại huyện đảo Phú Quốc với ý định mở trang trại trồng trọt, chăn nuôi lúc tuổi già, nhưng dã tròn 10 năm sau ngày mua, ông Hoàng Cầm vẫn chưa được cấp sổ đỏ, còn mảnh đất bỏ tiền ra mua bị chủ cũ ngang nhiên chiếm dụng.
Trong đơn khiếu nại gửi đến Văn phòng Chủ tịch nước và Báo Dân trí, ông Hoàng Cầm, cán bộ hưu trí được trao tặng danh hiệu 60 năm tuổi Đảng trú tại Khu phố 10, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang phản ánh: Năm 2002, gia đình ông mua 24.109m2 đất tại Ấp Xóm mới, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc của ông Bùi Văn Dũng với ý định mở trang trại trồng trọt và chăn nuôi lúc tuổi già. Năm 2005, ông Hoàng Cầm đề nghị được cấp giấy chứng nhận QSDĐ với lô đất nói trên, nhưng đến nay chưa được giải quyết. Trong những năm qua, ông Bùi Văn Dũng vẫn ngang nhiên chiếm dụng và chuyển nhượng mảnh đất đã bán cho ông Hoàng Cầm, gia đình ông Cầm đã nhiều lần đề nghị UBND xã Bãi Thơm nhưng chính quyền không ngăn chặn.
Công văn chỉ đạo của Văn phòng Chủ tịch nước ngày 11/11/2011
Từ năm 2007 đến nay, ông Hoàng Cầm nhiều lần gửi đơn khiếu nại về vụ tranh chấp trên lên các cơ quan chức năng nhưng đều không được giải quyết. Ngày 11/11/2011, Phó Vụ trưởng vụ Pháp luật Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Đại Hải đã ký công văn số 1041/VPCTN - PL gửi UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu xem xét giải quyết khiếu nại của công dân, trả lời ông Hoàng Cầm và thông báo kết quả về Văn phòng Chủ tịch nước. Nhưng kể từ đó đến nay đương sự của vụ khiếu nại quyền sở hữu 24.109m2 đất tại Ấp Xóm mới, xã Bắc Thơm, huyện Phú Quốc vẫn chưa nhận được câu trả lời thấu đáo từ chính quyền địa phương.
Mảnh đất rộng 24.109m2 tại Ấp Xóm mới, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc có chủ sở hữu ban đầu là ông Phạm Đình Linh là cán bộ Tỉnh Đội Kiên Giang. Đầu năm 2002, ông Bùi Văn Dũng mua lại lô đất trên của ông Phạm Đình Linh. Cũng trong năm 2002, ông Bùi Văn Dũng tiếp tục làm giấy chuyển nhượng lô đất trên cho ông Hoàng Cầm. Vào thời điểm đó, trên khu đất này có 2000 gốc đào đã trồng được 10 năm. Do không có điều kiện đi lại, ông Hoàng Cầm tiếp tục thuê người chủ cũ trồng và chăm sóc hộ 1000 cây tràm bông vàng với ý định sẽ mở trang trại.
Năm 2005, ông Hoàng Cầm làm đơn gửi UBND xã Bãi Thơm đề nghị được cấp giấy chứng nhận QSDĐ lô đất nói trên. Nhận được đơn, xã Bãi Thơm cử cán bộ địa chính Nguyễn Khuể phối hợp cùng Trưởng ấp Phạm Hùng Cường đo đạc lô đất, nhưng lúc này diện tích chỉ còn lại 14.652m2. Theo tường trình của ông Hoàng Cầm, sở dĩ diện tích bị hao hụt là do ông Bùi Văn Dũng tự ý cắt đất bán bất hợp pháp sau khi đã bán cho ông Cầm vào năm 2002. Khi hoàn tất các thủ tục, ông Nguyễn Khuể đã lập giấy tờ trình gửi Chủ tịch UBND xã Bãi Thơm nhưng Chủ tịch xã khất lần không ký.
Trong lúc ông Hoàng Cầm chờ xã Bãi Thơm ký hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ, ông Bùi Văn Dũng lại thỏa thuận bán lô đất trên cho bà Thủy trú tại khu phố 4, thị trấn Dương Đông. Chỉ sau khi ông Hoàng Cầm trao đổi, bà Thủy mới đồng ý hủy bỏ việc thỏa thuận mua bán bất hợp pháp này.
Nhận thấy việc mua bán, quản lý đất đai của xã Bãi Thơm quá lộn xộn. Ngày 27/7/2007, vợ chồng ông Hoàng Cầm mang toàn bộ giấy tờ đất đến UBND xã Bãi Thơm đề nghị hiến mảnh đất trên cho quỹ xóa đói giảm nghèo của xã. Đại diện Đảng ủy, UBND xã Bãi Thơm đã tiếp nhận và hứa sẽ báo cáo nghĩa cử cao đẹp này lên huyện Phú Quốc.
Sau khi biết ông Hoàng Cầm hiến đất cho xã, chủ cũ Bùi Văn Dũng tiếp tục xây nhà trái phép trên mảnh đất đã bán cho ông Cầm và được ông Cầm hiến lại cho xã. Biết được thông tin này, ông Hoàng Cầm đã báo cáo lên UBND xã Bãi Thơm và được Chủ tịch xã Nguyễn Văn Nhưỡng cam kết thực hiện cưỡng chế diện tích xây dựng trái phép của ông Bùi Văn Dũng.
Đơn khiếu nại của ông Hoàng Cầm gửi Văn phòng Chủ tịch nước
Chờ đợi hàng tháng không thấy tình hình tiến triển, vợ chồng ông Hoàng Cầm quay lại UBND xã đề nghị xử lý công trình xây dựng trái phép hoặc trả lại giấy tờ đất. Sau đó, vợ chồng ông Hoàng Cầm có được nhận lại giấy tờ đất. Khi phát hiện chủ cũ Bùi Văn Dũng vẫn ngang nhiên xây nhà trái phép, ông Hoàng Cầm có đến gặp Chủ tịch UBND xã Bãi Thơm Bùi Văn Nhưỡng để hỏi rõ thì được ông Nhưỡng trả lời: " mảnh đất này đã có quyết định thu hồi của ông Phạm Đình Linh ngày 25/10/2004". Ông Cầm đề nghị được xem sổ lưu thì Chủ tịch xã Bãi Thơm cho biết không còn giữ bản lưu, cán bộ Phòng TNMT cũng khẳng định chưa hề lưu hồ sơ đất của ông Phạm Đình Linh. Nhưng đến ngày 22/2/2008, UBND xã Bãi Thơm lại bất ngờ gửi quyết định thu hồi của UBND xã Bãi Thơm với lô đất trên.
Bức xúc trước những quyết định mập mờ và có dấu hiệu khuất tất của UBND xã Bãi Thơm, từ năm 2007 đến nay, ông Hoàng Cầm đã liên tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng khiếu nại và đề nghị làm rõ quyền sở hữu lô đất 24.109m2 tại Ấp Xóm mới, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc mà ông đã mua của ông Bùi Văn Dũng.
Ông Hoàng Cầm kiến nghị các cơ quan chức năng làm rõ 3 vấn đề: UBND xã Bãi Thơm ra quyết định thu hồi ngày 25/10/2004, nhưng vì sao đến ngày 27/7/2007, đại diện Đảng ủy và UBND xã vẫn tiếp nhận mảnh đất mà ông Hoàng Cầm hiến cho xã? Ngày 25/10/2004 UBND xã Bãi Thơm ra quyết định thu hồi, vì sao năm 2005 vẫn cử cán bộ địa chính Nguyễn Khuể làm thủ tục hợp thức hóa quyền sử dụng lô đất trên cho ông Hoàng Cầm? Khi ông Cầm mua đất của ông Bùi Văn Dũng, lô đất có diện tích 24.109m2, nhưng tới khi UBND xã ra quyết định thu hồi (nếu có thật) chỉ còn lại 17.600m2, còn trong hồ sơ xin hợp thức hóa cho ông Hoàng Cầm lại bị hao hụt xuống còn 14.652m2?
Đã 5 năm miệt mài khiếu nại, nhưng những thắc mắc chính đáng của ông Hoàng Cầm vẫn chưa nhận được lời giải thích thấu đáo của các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang. Trong đơn khiếu nại gửi Văn phòng Chủ tịch nước và Tỉnh Ủy Kiên Giang đề ngày 10/9/2012, ông Hoàng Cầm viết: Tôi tham gia cách mạng từ năm 1944, nay tôi đã 90 tuổi đời, 63 năm tuổi Đảng (Được nhà nước công nhận 60 năm tuổi Đảng). Tôi đã tuổi cao sức yếu, thường xuyên đau ốm nên không còn đủ sức theo đuổi vụ kiện này. Kính mong cơ quan các cấp giúp tôi làm sáng tỏ vụ việc này để khi tôi có nhắm mắt xuôi tay tôi cũng yên lòng. Đó là lời thỉnh cầu của một người đã gần đất xa trời đã tận tụy phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân".
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Ai thâu tóm quản lý hạ tầng đô thị? Không dừng lại ở việc chiếm dụng khuôn viên, lòng đường, một số doanh nghiệp (DN) còn đòi sở hữu cả không gian tĩnh tại khu tái định cư (TĐC) lớn nhất Hà Nội là Nam Trung Yên để trông giữ xe. Nhiều hộ dân và chuyên gia cho rằng việc này còn ẩn chứa điều gì đó mờ ám. Điểm đỗ xe...