Học sinh được lựa chọn 5 môn trong 1 học kỳ?
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông dự kiến thực hiện vào năm 2018 học sinh sẽ được lựa chọn 5 môn để học trong mỗi học kỳ.
Sắp tới, có thể học sinh sẽ được lựa chọn 5 môn để học.
Ngày 12/1, Bộ GD-ĐT phối hợp Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giới thiệu, điểm mới nhất của dự thảo lần này là sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm các cấp tiểu học và THCS; còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp học THPT.
Theo đó, với cấp tiểu học sẽ gồm các môn học bắt buộc toàn phần là: Tiếng Việt, Ngoại ngữ 1, Toán học, GD lối sống, Cuộc sống quanh ta/Tìm hiểu xã hội , Tìm hiểu tự nhiên. Nội dung bắt buộc có phân hóa (tự chọn module), gồm: Kỹ thuật và Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo . Môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và hoạt động tự học có hướng dẫn.
Với cấp THCS, các môn học bắt buộc toàn phần gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Các môn bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn ở cấp học này là ngoại ngữ 2.
Video đang HOT
Với cấp THPT sẽ gồm 2 giai đoạn: Lớp 10 được coi là dự hướng còn lớp 11-12 là giai đoạn tiếp cận nghề nghiệp.
Như vậy, Dự thảo này không tích hợp môn Lịch sử và Địa lý thành môn Khoa học xã hội ở cấp THCS. Ở cấp THPT cũng không gộp Lịch sử vào môn học mới là Công dân với Tổ quốc. Ngoài ra, ở Dự thảo mới, thay vì học sinh phải học 11 môn bắt buộc thì sẽ được tự chọn tối thiếu 5 môn học. Cũng ở cấp học này, học sinh sẽ được tiếp cận nghề nghiệp.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục đề xuất về lâu dài, Việt Nam nên xây dựng nội dung tích hợp theo xu hướng các nước phát triển như cấu trúc nội dung môn Khoa học thông qua hệ thống các chủ đề tích hợp gồm: Vật chất, năng lượng, khoa học về sự sống, khoa học trái đất, môi trường… xuyên suốt các lớp. Có thể tích hợp Lịch sử, Địa lí và một số nội dung khác thành môn Xã hội. Cấu trúc nội dung tương tự như cấu trúc môn Khoa học.
Sau khi biết về nội dung Dự thảo, nhiều giáo viên đều lo lắng, hầu hết họ đều băn khoăn, bởi các môn phụ tuy không thi để xét tuyển vào ĐH nhưng vẫn rất cần thiết. Lượng giáo viên hiện rất lớn, nếu loại khỏi chương trình chính thì thầy cô sẽ làm gì?
Trả lời báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, để giải quyết tình trạng dư thừa giáo viên, chúng ta có thể thay đổi cách phân công giáo viên, giáo viên lớp 10 không chỉ dạy lớp 10 mà còn có thể dạy cả lớp 11, lớp 12. Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông sẽ bổ sung thêm nhiều môn học hoặc nhiều nội dung học tập thuộc các lĩnh vực, khi đó sẽ thiếu giáo viên ở những môn học bổ sung.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, Bộ đã yêu cầu cho các trường sư phạm tính toán xây dựng chương trình để đào tạo lại số lượng giáo viên dôi dư này để sử dụng cho các cấp học khác.
Theo Danviet
Nhớ mãi những ngày thi cuối năm
Những ngày cuối năm khép lại bằng kì thi học kì I, bằng đợt gió rét ùa về một buổi sớm mùa đông. Vậy mà lòng thấy ấm áp lạ kì...
Nhắc đến thi, đứa nào cũng sợ, đứa nào cũng lo, vậy mà thi xong lại thấy xao xuyến nhớ lại mấy ngày đã qua.
Lịch thi học kì I dán ở bản tin trường một tháng trước kì thi. Ba năm, quen rồi. Lần nào cũng vậy, tập trung chia phòng để chuẩn bị "tâm thế" thi đại học. Nhưng năm nay khác hơn, có lẽ đặc biệt bởi vì lũ chúng tôi đã lớp 12. Thời gian đến thật nhanh!
Nghe tên còn thấy lạ, thế mà ngoảnh lại đã hết nửa chặng đường. Chẳng còn mấy lần tập dượt, đợt thi này coi như kì thử thách đầu tiên trước ngưỡng cửa cuộc đời. Đứa nào cũng nghĩ vậy và "cày" thật chăm chỉ.
Giờ ra chơi, giờ nghỉ năm phút cả lớp xôn xao những câu hỏi: "Katốt bám bao nhiêu gam? Loga này bằng mấy? Bài này giải thế nào? Kết quả đê!" Đứa này học, rồi đứa khác giải làm cả bọn lười chẳng thể ngồi yên. Cũng xúm vào làm bài. Vui. Có lẽ đó là những ngày không khí lớp tràn ngập bài vở mà lại rất thoải mái, chẳng hề áp lực. Mặc kệ ngoài kia gió lạnh rít từng hồi!
Rồi đến những ngày thi, những tối khuya, buồn ngủ díp mắt vẫn cố căng mắt lên học lí thuyết, làm trắc nghiệm. Và vui nhất là nhận được bao lời chúc ngộ ngộ vui vui của đám bạn thân: "Ông mi nhớ cũng không được gặp bà mí đâu. Học hành chăm chỉ nhé cưng".
Rồi sáng thi sớm hơn mọi ngày đi học, chùm chăn chẳng thể dậy nổi thì thi nhau chuông điện thoại réo và hương thơm nóng hổi từ bát mì nghi ngút khói mẹ nấu. Ấm áp đến sướng điên người!
Vào trường, tập trung trước giờ thi, loạn đầu bao nhiêu đứa lẩm nhẩm hết công thức đến phương trình rồi cả năm sinh năm mất nhà văn, nhà thơ. Cảm thấy hồi hộp và muồn run người thì nhận được cái bắt tay ấm nóng của cô cùng những lời chúc ý nghĩa và bỗng tự tin hẳn lên khi vòng tay của con bạn thân quàng qua người và thì thầm những lời may mắn: "Đừng lo, mọi thứ ở trong đầu nhà ngươi rồi. Câu thần chú này sẽ giúp ngươi thi tốt".
Và cho dù trong nhóm có đứa chẳng làm bài được như ý, thì nỗi buồn cũng được xoa dịu bằng những lời an ủi: "Câu này mà còn sai à. Nhưng sai bây giờ là may. Để rồi không được sai nữa, nghe chưa. Không được buồn, được khóc mà phải cố gắng lên".
Và cả lũ trút bực tức, dở hơi khi không đọc kĩ đề, khi làm đúng mà khoanh nhầm bằng mấy đĩa khoai tây rán nóng hổi, bằng hộp mì tôm chua cay cay xì xụp.
Thi học kì xong là những câu chuyện dài khúc khích về bài kiểm tra, cách làm, đáp án, chia sẻ với nhau cả cái cảm giác chờ phát đề, chờ trống đánh và không khí phòng thi "muôn màu muôn vẻ".
Và rồi, có con bé tự nhiên thốt lên một câu nói hay nhất trong ngày: "Thi học kì vui thế nhỉ. Tự nhiên, lại muốn cứ mãi thế này" để cả lũ đánh hội đồng, chí choé. Nhưng ngẫm lại, đâu có gì sai. Thi học kì vào những ngày cuối năm lạnh giá, nhưng thật ấm áp bởi không khí học tập náo nức, rộn ràng, bằng những lời động viên thăm hỏi.
Những ngày cấp 3 đẹp thật! Giá cứ mãi thế này cũng thật vui. Bao kỉ niệm về những ngày tháng cuối cùng của đời học sinh cứ tăng lên thật nhiều, thật nhiều. Và rồi, mấy đứa bạn ngồi đây khi chia tay, sẽ nhớ và mang theo những nụ cười, nỗi buồn kỉ niệm ngày hôm nay.
Cảm ơn những ngày cuối năm đầy ý nghĩa, và chúng ta lại tiếp tục phấn đấu trên những chặng đường, thử thách mới.
Theo Mực Tím











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người phụ nữ tử vong bất thường tại phòng khám tư ở Thanh Hóa

Thêm một người tử vong vụ xe tải lao vào nhà dân ở Quảng Ngãi

Góc nhìn pháp lý về vụ Jack kiện Thiên An, đòi lại quyền nuôi con

'Suối bùn' lại phun trào khi thi công hầm ngầm tàu metro Nhổn - ga Hà Nội

Mưa lớn 2 ngày, cảnh báo lũ sông miền Bắc, Thanh Hóa dâng cao 4 m

Chủ quán cơm gà hành hung khách ở Bình Định: Công an vào cuộc điều tra

CSGT TP.HCM xử phạt ô tô chạy ngược chiều, tài xế nói 'chạy nhầm'

'Sản xuất thuốc giả mất nhân tính không kém gì hành vi giết người'

Dùng máy bơm dã chiến hút nước tìm người đi xe máy lao xuống 'hố tử thần'

Bánh xe từ ô tô tải đang chạy văng ra khiến một người tử vong

'Bỏ tử hình tội vận chuyển ma túy, Việt Nam dễ thành điểm trung chuyển ma túy quốc tế'

Thanh tra Vĩnh Long ra 'tối hậu thư' xử lý vụ cấp sai 54 sổ hồng
Có thể bạn quan tâm

Điều ít biết về người bố là NSND nổi tiếng của Soobin
Sao việt
3 giờ trước
Diễn viên Anh Đào và chồng mới cưới cãi nhau nảy lửa ngay lần đầu đóng chung phim
Hậu trường phim
3 giờ trước
Đàm Vĩnh Hưng: Cảm ơn Minh Nhiên, tôi đã có 14 bài 'Xin lỗi tình yêu' khác
Nhạc việt
4 giờ trước
Cựu 'thiên thần nội y' Karlie Kloss kể hôn nhân hạnh phúc bên chồng tài phiệt
Sao âu mỹ
4 giờ trước
Lâm Vỹ Dạ khóc nghẹn trước hai chị em mồ côi, nương tựa nhau
Tv show
4 giờ trước
Tuyên án tử hình nghịch tử người nước ngoài sát hại cha
Pháp luật
4 giờ trước
Người mẹ mua bảo hiểm 3,7 tỷ đồng vài giờ trước khi con trai qua đời, không đưa con đến bệnh viện
Thế giới
4 giờ trước
Thảm đỏ nóng nhất hôm nay: Lâm Duẫn o ép vòng 1 đọ "mỹ nữ 4.000 năm", Dương Mịch lộ mặt vuông má hóp trước cam thường
Sao châu á
5 giờ trước