Học sinh dùng ghế đánh nhau: ‘Nhà trường không biết là điều rất đáng trách’
Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên cho biết, Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa yêu cầu báo cáo xung quanh vụ việc học sinh dùng ghế đánh nhau ở Trà Vinh. Theo ông Anh: “Vụ việc xảy ra ngay trong trường học mà nhà trường không biết, đó là điều rất đáng trách”.
Bộ Giáo dục – Đào tạo cho rằng học sinh đánh nhau trong trường mà nhà trường không biết là điều rất đáng trách
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online chiều nay 12.3, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục – Đào tạo) cho biết: Bộ đã yêu cầu Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Trà Vinh báo cáo về cách thức giải quyết vụ việc học sinh dùng ghế đánh nhau để học sinh ổn định tâm lý, yên tâm học tập.
“Vụ việc xảy ra ngay trong trường học mà nhà trường không biết, đó là điều rất đáng trách. Nhà trường phải sâu sát tới đời sống tinh thần của học sinh chứ không phải chỉ đơn thuần dạy kiến thức”, ông Duy Anh bày tỏ quan điểm.
Cũng theo ông Duy Anh, sau sự việc này, Bộ Giáo dục – Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục – Đào tạo phải rà soát lại tất cả các điều kiện đảm bảo môi trường giáo dục học đường, làm sao để trường học phải là nơi an toàn, thân thiện nhất đối với học sinh.
Trước đó, thông tin Bộ này đưa ra tại hội thảo tâp huân công tac bao đam an ninh, trât tư trương hoc va công tac hoc sinh, sinh viên năm 2014 – 2015 cho biết: tình hình phạm pháp của học sinh tiếp tục gia tăng về tính chất, mức độ lẫn sự nghiêm trọng của các vụ việc. Vấn đề bạo lực học đường tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn xảy ra tại nhiều địa phương. Từ năm 2010 đến nay, có tới 7735 học sinh, sinh viên tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật.
Video đang HOT
Ông Duy Anh chia sẻ: “Phải hạn chế những mâu thuẫn nảy sinh bằng cách các thầy cô giáo phải luôn gần gũi với học trò và tăng cường chương trình giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, trong đó có cả kỹ năng quản lý xung đột và giải quyết xung đột. Giáo dục về kỹ năng sống sẽ dạy cho học sinh nhiều thứ, giải quyết các xung đột như thế nào chẳng hạn, từ đó còn dạy cho các em luôn biết tuân thủ luật pháp”.
“Nhưng để học tốt, hình thức học phải rất sinh động, hấp dẫn. Coi như một môn học bắt buộc nhưng lại phải là một môn học để giảm tải cho các em. Từ đó giúp người học hiểu nhau hơn, biết tôn trọng nhau hơn, và ứng xử có văn hóa thay vì ứng xử… bằng tay chân”, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên lưu ý.
Cũng theo ông Duy Anh, Bộ đang đặt mục tiêu tăng cường công tác tư vấn học đường tại các trường phổ thông để kịp thời giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đời sống tinh thần hay mâu thuẫn trong mối quan hệ với bạn bè.
Tuệ Nguyễn
Theo Thanhnien
Thưởng Tết 2015: Giảng viên lĩnh cả trăm triệu đồng
Dù không "rộn ràng" báo cáo như khối doanh nghiệp nhưng theo khảo sát của NTNN, mức thưởng Tết của giảng viên cũng khá cao. Đến thời điểm ngày 7.1, mức thưởng Tết cao nhất lên đến hơn 100 triệu đồng/người thuộc về Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
Trường kêu khó, mức thưởng vẫn cao
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM vừa báo cáo, có cán bộ - giảng viên (CBGV) nhận thưởng tết tới hơn 100 triệu đồng. Một cán bộ của nhà trường cho biết: "Mức thưởng của trường dịp cuối năm chia làm 2 đợt là vào lúc tổng kết năm học (tháng 11) và Tết Nguyên đán. Trung bình mỗi đợt từ 1 - 3 tháng lương hoặc cao hơn nữa với những cán bộ có đóng góp tích cực cho hoạt động giáo dục đào tạo nhà trường. Tôi cũng không nắm cụ thể mức lương của từng người, nhưng với những CBGV ở vai trò quản lý thì mức thưởng 2-3 tháng lương có thể lên tới hơn 100 triệu đồng". Ngoài ra, cũng theo cán bộ này: "Ngoài thưởng tết, nhà trường còn tặng quà tết và hỗ trợ xe cộ về quê cho CBGV".
Một tiết học tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Quốc Hải
Cũng "xông xênh" không kém là mức thưởng cuối năm của CB-GV Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) với mức thưởng cao nhất tới 60 triệu đồng. Ông Lâm Thành Hiển - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Mức thưởng tết dành cho tập thể CBGV toàn trường dao động từ 6 - 60 triệu đồng tùy theo vị trí công tác và thành tích thi đua trong năm, với mức cao nhất là 1,3 tháng lương và thấp nhất là 0,5 tháng lương. Chúng tôi xác định mức thưởng sẽ xứng đáng với công sức cống hiến của các thầy cô".
Ở khối các trường CĐ nghề, trung cấp chuyên nghiệp tại TP.HCM, dù tình hình tuyển sinh những năm gần đây khá khó khăn nhưng các trường vẫn cố gắng thưởng tết cho CB GV để động viên với mức thấp nhất là tháng lương thứ 13. Ông Đặng Văn Sáng - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng cho biết: "Dù tình hình khá khó khăn nhưng trường vẫn thưởng tết cho CBGV 1 tháng lương, đồng thời cũng hỗ trợ quà tết, vé xe cho CBGV về quê".
Tương tự, ông Nguyễn Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề công nghệ thông tin iSPACE cho biết: "Ngoài thưởng tháng lương thứ 13, nhà trường còn có những phần quà tết giá trị và lì xì đầu năm mới cho tập thể CBGV nhà trường".
Trường công lập: Mức thưởng tết từ 8 - 20 triệu đồng
Ở khối các trường công lập, dự kiến mức thưởng tết của trường năm nay vẫn duy trì như mọi năm. Chẳng hạn, tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, mức thưởng tết dao động từ 10 - 20 triệu đồng tùy theo cấp bậc và cống hiến của từng CBGV. Ông Phạm Thái Sơn -Phó Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết: "Ngoài tháng lương thứ 13 theo quy định, nhà trường còn có tiền thưởng tết dành cho CBGV tùy theo cấp bậc thi đua. Vì vậy mức thưởng thấp nhất với một GV cơ hữu là trên 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, nhà trường cũng có một phần quà tết cho mỗi CBGV và lì xì đầu năm cho mỗi người".
Cũng theo ông Sơn: "Ngoài thưởng tết cho CBGV, nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến các em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không về quê ăn tết. Các em này nếu muốn về quê sẽ được nhà trường hỗ trợ vé xe; hoặc nếu ở lại thành phố thì sẽ nhận được phần quà tết và bao lì xì 500.000 đồng".
Mức thưởng tết cũng được duy trì tương đương mọi năm ở nhiều trường ĐH công lập khác như: ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng... Riêng tại ĐH Kinh tế TP.HCM thì do năm nay sẽ áp dụng quy chế tự chủ nên mức thưởng tết phải chờ đến sau khi họp hội nghị CBGV toàn trường sắp tới. Trong khi đó, tại ĐHQG TP.HCM dù chưa công bố chính thức nhưng theo một nguồn tin của NTNN, mức thưởng tết của các trường thành viên dành cho đội ngũ CBGV năm nay cũng tương đương với năm ngoái, dao động khoảng 8 - 10 triệu đồng.
Với các khối trường phổ thông (từ mầm non tới THPT), theo Bộ GDĐT, đặc thù của ngành giáo dục là hưởng lương trong ngân sách nhà nước, không có khoản nào cho thưởng tết hay lương tháng 13. Với các trường học ở nông thôn, miền núi, nhà trường dùng tới 80 - 90% ngân sách nhà nước cấp để trả lương cho giáo viên. Vì vậy, để có được khoản tiền vài trăm nghìn thưởng tết cho giáo viên là cả một cố gắng không nhỏ của tập thể trường suốt một năm học.
Theo tiết lộ của Hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Đông (Hà Nội), các trường công lập trong nội thành đều vận dụng Nghị định 43 (quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính với đơn vị sự nghiệp công lập), tiết kiệm cân đối chi tiêu để có khoản tiền thưởng cho giáo viên. Mức thưởng dao động từ 2-7 triệu đồng. Ngoài ra, Quỹ Hội phụ huynh cũng "mừng tuổi" giáo viên chủ nhiệm khoảng 500.000-1 triệu đồng/giáo viên.
Nguyễn Trang
Theo Quốc Hải (Dân Việt)
"Đau đầu" chuyện gửi con ngày làm bù nghỉ lễ, Tết Ngày làm việc bù thứ 7 vừa qua đã khiến nhiều phụ huynh là công nhân viên chức nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai đau đầu vì nhiều trường mầm non không hoạt động "bù", khiến nhiều ông bố, bà mẹ điên đầu với việc nhờ người giữ con để đi làm. Theo phản ánh của nhiều phụ huynh có con...