Học sinh điều chế thuốc trừ sâu từ lá rừng
Với những loại lá rừng sẵn có, hai học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Tu Mơ Rông ( Kon Tum) đã điều chế thành công loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khỏi những loài sâu gây hại.
Y Huynh và Y Buôn dùng lá rừng làm nguyên liệu điều chế thuốc BVTV – ĐỨC NHẬT
Y Huynh và Y Buôn, học sinh lớp 12 Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Tu Mơ Rông, đã nảy ra ý định tìm các loại lá cây sẵn có để điều chế thuốc BVTV. “Bố mẹ em đều làm nông nên em hiểu được nỗi khổ khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại, mùa màng thất bát. Trong khi đó, việc dùng thuốc trừ sâu chi phí cao mà còn ảnh hưởng sức khỏe và môi trường. Vì vậy, chúng em nảy ra ý tưởng dùng thảo mộc làm thuốc trừ sâu, xua đuổi côn trùng”, Y Huynh cho biết.
Y Huynh và Y Buôn vận dụng những kiến thức đã học từ môn sinh và hóa học. Hai học sinh cũng tìm những người già trong làng để hỏi về những loài cây, thuốc dấu là khắc tinh của sâu bọ. Cuối cùng hai học sinh chọn cây tiêu rừng, bạch đàn, thuốc lá để tạo ra thuốc trừ sâu. Mùi hương tinh dầu tỏa ra từ 3 loại cây này đều có chức năng xua đuổi côn trùng. Đặc biệt, trong cây thuốc lá có chất nicotine làm côn trùng say và chết.
Sau khi tìm được nguyên liệu, Y Huynh và Y Buôn tiến hành chiết xuất tinh dầu. Vì không có dụng cụ chưng cất, chiết xuất nên Y Huynh và Y Buôn xin phép nhà trường cho sử dụng phòng thí nghiệm để thực hiện ý tưởng. Các em gọt lấy vỏ thân, vỏ cành và lá cây của từng loại, cho vào nồi áp suất, đổ nước rồi đun sôi. Khi nước sôi, hạ thấp nhiệt độ xuống để hơi thoát ra từ từ qua ống dẫn khí. Hơi nước có chứa tinh dầu qua ống sinh hàn sẽ ngưng tụ tạo thành chất lỏng và chảy xuống bình chứa bằng thủy tinh. Dung dịch thu được gồm nước và tinh dầu, sử dụng bình chiết để tách riêng tinh dầu nguyên chất.
Sau đó Y Huynh và Y Buôn đem dung dịch đã chiết xuất phun thử nghiệm ở vườn hoa dâm bụt bị bọ rầy tấn công. Kết quả sau 10 giờ, những bông hoa dâm bụt đã không còn bọ rầy. Đồng thời hai học sinh cũng bôi thử dung dịch lên da và đưa lại gần con vắt. Ngửi thấy mùi khó chịu, con vắt đã rời đi. “Khi mới bắt đầu phun, em thấy ruồi, muỗi, bọ bay đi, nhiều con say quá bay không nổi nằm la liệt trên lá cây. Lấy dung dịch này bôi lên người vào rừng không bị muỗi chích hay vắt cắn nữa, cứ 4 tiếng bôi một lần là duy trì được hiệu quả”, Y Buôn nói.
Sau hơn 3 tháng, Y Huynh và Y Buôn đã điều chế thành công thuốc BVTV từ chính thực vật. Với tính ứng dụng cao, thân thiện môi trường, sản phẩm của Y Buôn và Y Huynh đã đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.
Mẹ đảm khéo tay "hô biến" ban công thành vườn hoa giấy tuyệt đẹp ở Hà Nội
Nắm rõ và vận dụng những kinh nghiệm trồng hoa đầy tinh tế, chị Hằng đã tự tay tạo nên khu vườn hoa giấy ngập tràn màu sắc ở ban công nhỏ của nhà mình.
Video đang HOT
Mê mẩn những giàn hoa giấy ở Hội An, chị Đặng Diễm Hằng (Khu đô thị xanh Ecopark) luôn ấp ủ dự định xây dựng một căn nhà tràn ngập hoa giấy.
Năm 2019, khi hoàn thiện xong căn nhà mới, chị Hằng nghĩ ngay đến việc trồng hoa ở ban công. "Mình muốn chọn loại cây nào giúp ban công xanh mát và giảm nhiệt cho ngôi nhà mà không phải chăm sóc cầu kỳ. Và hoa giấy vừa là sở thích, vừa đáp ứng được các yêu cầu này", chị Hằng chia sẻ.
Vì kinh phí hạn hẹp và cũng chỉ trồng trên ban công nên chị Hằng chọn những cây hoa nhỏ, giá cả phù hợp, chỉ từ 50-100 nghìn đồng.
Nhà có 4 tầng, chị Hằng trồng hoa giấy từ ban công tầng 2 đến tầng 4, có 6 ban công nhỏ từ 3- 5m2.
Chị Hằng trồng các loại hoa giấy có màu sắc khác nhau như hoa giấy hồng, trắng, đỏ tươi, phớt hồng trắng, tím Huế.
Hoa giấy không phải chăm sóc nhiều, chịu được cằn cỗi và quan trọng nhất là không sâu bệnh nên không cần dùng thuốc trừ sâu.
Nhà chị Hằng lắp hệ thống tưới nước tự động, tưới hoa ngày 2 lần nên rất nhàn. Chị chỉ bón thêm phân 1 tuần / lần cho hoa. Khi nào hoa tàn, rụng nhiều thì chị cắt bớt chân hoa cũ và bấm khoảng 5cm ngọn để cây chuẩn bị ra hoa đợt mới.
"Mỗi lần muốn cây ra hoa từ gốc đến ngọn, nhà mình thường ngưng tưới đủ nước cho hoa. Khi lá héo quá thì mới tưới khoảng 1 cốc nhỏ vào gốc cây để cây khỏi chết. Giữ cho cây hơi khô cằn như vậy trong khoảng 10-15 ngày (riêng với hoa tím Huế thì có thể kéo dài đến 20 ngày), sau đó bắt đầu tưới nước lại với lượng nước tăng dần. Sau khoảng 1 tuần khi cây tươi tốt trở lại thì bón phân NPK hòa loãng với nước để cây có đủ chất. Nhờ thế, cây sẽ ra mầm hoa, duy trì nòi giống", chị Hằng chia sẻ.
Nhờ một số kinh nghiệm chăm hoa khéo của chị Hằng mà những chậu hoa giấy luôn xanh tốt, nở nhiều hoa to và chuẩn màu.
Ngoài hoa giấy, chị Hằng còn trồng thêm hoa mai hoàng yến, sử quân tử, cúc tần Ấn Độ mọc rủ xuống các cửa sổ và các mảng tường trống để tạo tấm rèm xanh tự nhiên.
Không chỉ diện mạo bên ngoài mà chị Hằng còn chăm chút không gian sống bên trong căn nhà có diện tích 200 m2 của gia đình mình. Chị cũng trồng nhiều cây xanh trong nhà, vừa mang đến cảm giác mát mẻ, hài hòa với thiên nhiên, vừa giúp không gian bớt trống trải.
Chị Hằng tự lên ý tưởng thiết kế và chọn nội thất chủ yếu làm từ gỗ óc chó tông nâu trầm. Một số đồ dùng khác như quạt trần đen, rèm cửa xám cũng được chọn tông màu hòa hợp với tổng thể để tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi.
Khoảng sân thượng nhỏ, chị Hằng thiết kế "mảng tường xanh" với kệ gỗ và các giỏ hoa sắp xếp hài hòa với nhau. Chị đặt thêm bộ bàn ghế nhỏ để có chỗ ngồi ngắm cảnh, thư giãn, nhâm nhi chén trà.
Cổng vào nhà thiết kế hình vòm, màu trắng tinh tế được chị Hằng trồng thêm hoa hồng.
Hé lộ hóa chất giúp dâu tây tươi cả tháng Tại Đà Lạt xuất hiện nhiều dâu tây có nguồn gốc nhập lậu từ Trung Quốc. Loại này để cả tháng vẫn như mới hái, có dư lượng thuốc trừ sâu gấp 3 lần cho phép và tồn dư hóa chất cực độc cho sức khỏe người dùng. Lô dâu tây được gắn mác "Đà Lạt" tràn lan trên thị trường. Tươi như...