Học sinh đi học trở lại, xuất hiện F0 trong lớp, phải xử lý thế nào?
Tại Hội nghị trực tuyến đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục diễn ra ngày 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn xử lý F0 trong lớp, trường khi học sinh đi học trở lại .
Học sinh, giáo viên là F0, phải làm sao?
Tại hội nghị trực tuyến do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh chủ trì, các địa phương đã thảo luận vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại.
Riêng tại TP.HCM, một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đợt bùng phát thứ 4, trường học đã phải đóng cửa gần nửa năm nay.
Học sinh TP.HCM có thể sẽ quay trở lại trường vào tháng 12 tới – NGUYỄN LOAN
Nói về vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại, ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết thành phố đã ban hành quy chế an toàn trường học để thực hiện. Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đã có hướng dẫn các trường thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho các em khi mở cửa trường trong thời gian tới. Hiện các trường học, cơ sở giáo dục cũng đã sẵn sàng để đón học sinh quay trở lại.
Dù vậy, khi cho học sinh đi học trở lại, ông Dũng kiến nghị với Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn cụ thể đối với việc xử lý khi phát hiện có các trường hợp F0, F1, F2… trong lớp học.
The ông Dũng, hai bộ cần có hướng dẫn cụ thể để học sinh, nhà trường có thể thích ứng an toàn, linh hoạt khi chuyển đổi trạng thái với trường học. Việc hướng dẫn xử các ca F0, F1, F2 và vấn đề tiêm vắc xin khi học sinh đi học trở lại là rất quan trọng, cần có chỉ đạo cụ thể để các tỉnh không bối rối.
Dựa trên hướng dẫn này, Sở GD-ĐT và Sở Y tế sẽ tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành các quy định về việc đi học trở lại tại các đơn vị, sao cho thích ứng an toàn khi học sinh đi học lại, thích ứng với các cấp độ dịch tại thành phố.
Đây cũng là câu hỏi chung của đại diện rất nhiều tỉnh, thành khác đặt ra tại hội nghị trước khi mở cửa trường đón học sinh trở lại.
Theo ông Dũng, để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường, TP.HCM đang tính toán từng bước và hiện đã kết thúc chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho học sinh thuộc lứa tuổi 12 – 17 tuổi.
Theo đó, trừ học sinh lớp 6 chưa đủ 12 tuổi, thì 95% phụ huynh của học sinh từ lớp 7 – 12 đồng ý cho con tiêm. Cụ thể, 87% học sinh lớp 7 – 12 đã được tiêm 1 mũi do một số em khác còn mắc kẹt ở các tỉnh chưa về lại TP.HCM hoặc bệnh nền hoặc đã là F0.
Ngoài ra, hơn 96% giáo viên đã được tiêm đủ mũi và hiện TP.HCM tiếp tục có kế hoạch tiêm phủ vắc xin cho học sinh, giáo viên còn lại.
Test nhanh Covid-19 cho học sinh lớp 12 TP.HCM trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 – NGUYỄN LOAN
Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi
Từng trường một phải có kế hoạch đảm bảo an toàn
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng các địa phương phải rất linh hoạt, dựa trên tình hình của từng nơi, từng vùng dịch để thiết lập một kế hoạch riêng.
Theo ông Tuyên, hiện các nước trên thế giới đã bắt đầu thay đổi cách phòng chống dịch Covid-19 và Việt Nam cũng đang từng bước thích ứng an toàn, linh hoàn với tình hình dịch bệnh hiện nay.
Ông Tuyên đề nghị Sở Y tế, Sở GD-ĐT các địa phương rà soát lại, yêu cầu các trường xây dựng kế hoạch phòng chống dịch trong tình hình hiện nay.
“Tất cả các trường học từ tiểu học, đến cao đẳng, đại học… đều phải xây dựng kế hoạch an toàn trường học dựa trên tình hình thực tế riêng của trường. Đồng thời, trường phải kiện toàn lại ban chỉ đạo phòng chống dịch từng trường, hiệu trưởng phải là ban chỉ đạo”, ông Đỗ Xuân Tuyên nói.
Ông Tuyên cho rằng, từng trường phải xây dựng kịch bản khi không may phát hiện F0 trong trường. Từng trường khác nhau, trường bán trú khác nội trú… phải có kế hoạch khác nhau. Các cơ quan chức năng phải dựa trên tình hình cấp độ dịch ở địa phương mình để duyệt kế hoạch này.
Căn cứ từng cấp độ dịch để cho học sinh đi học ở từng địa phương, vùng dịch khác nhau. “Phải rất linh hoạt, ví dụ cùng một địa phương nhưng vùng 1 thì học sinh được đi học, cấp THCS, THPT thì nửa trực tiếp nửa trực tuyến chẳng hạn…”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Về hình thức xử lý cụ thể, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo thêm: “Từng trường một phải có hai kế hoạch, một là kế hoạch phòng chống dịch chung, thứ hai là phương án xử lý F0. Tôi chỉ lưu ý là, khi không may trong trường có ca F0, trước mắt chúng ta phải khoanh vùng cả trường, sau đó sàng lọc, xét nghiệm, phân tích dịch tễ học…
Những trường hợp F0 thì trường cho đi điều trị tại cơ sở y tế hoặc tại nhà, còn F1 cũng có thể cách ly tập trung hoặc tại nhà. Nếu có phong toả thì chỉ phong tỏa lớp học, tầng học… sau đó khử khuẩn. Sau 24 giờ khử khuẩn thì chúng ta vẫn tiếp tục mở lớp học, đưa giáo viên, học sinh lớp khác sang học bình thường, chúng ta không nên quá hoang mang”.
Nhưng để đảm bảo an toàn, ông Tuyên cho rằng các cơ quan hữu trách ở địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch của các trường.
Các địa phương nơi 'rụt rè' dạy học trực tiếp trở lại, nơi tạm dừng
Từ ngày mai 8-11, học sinh các cấp ở TP Hải Dương sẽ chuyển sang học trực tuyến, riêng trẻ mầm non nghỉ học cho đến khi có thông báo mới. Một số nơi ở Phú Yên, Tiền Giang cho học trực tiếp lại nhưng rất thận trọng.
Học sinh lớp 5 ở huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) đi học trực tiếp trở lại từ ngày 1-11 - Ảnh: VĂN THÙY
Phú Yên: 'Rụt rè' dạy học trực tiếp trở lại
Ngày 7-11, bà Nguyễn Thị Ngọc Ái - phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên - cho biết theo báo cáo của các địa phương cuối tuần qua, chỉ có huyện Sông Hinh cho học sinh các khối lớp 5, lớp 6 đi học trở lại từ ngày 1-11.
"Huyện Tây Hòa đề xuất 22-11, thị xã Sông Cầu chưa có đề xuất. 5 huyện, thị xã, TP còn lại đều đề nghị có thể cho dạy học trực tiếp trở lại từ 15-11", bà Ái thông tin.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đinh Ngọc Dạn - chủ tịch UBND huyện Sông Hinh - cho hay vì là huyện miền núi, việc dạy và học trực tuyến, linh hoạt rất khó khăn do nhiều học sinh không có thiết bị để học. Do đó, khi đã kiểm soát được dịch bệnh trong thời gian dài, Sông Hinh đã đề nghị cho học sinh lớp 5, lớp 6 đi học lại trong tuần qua và đến nay vẫn đảm bảo an toàn.
Từ ngày mai 8-11, Sông Hinh có thêm học sinh các khối lớp 4 và lớp 9, lớp 10 đến trường học trực tiếp.
Trong khi đó ông Tô Phương Bắc - chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa - cho hay huyện đã lùi lại việc học trực tiếp dự kiến từ ngày 8-11 sang ngày 15-11 sau khi phát hiện ca cộng đồng, ngoài ra huyện cần rà soát lại hết những học sinh có người thân từ các vùng dịch trở về, số giáo viên được tiêm ngừa vắc xin đủ liều...
Trước đó, ngày 29-10, Sở Giáo dục và đào tạo Phú Yên có hướng dẫn cho các địa phương quyết định tổ chức dạy học trực tiếp trở lại với phương châm "an toàn thì mới đi học, đi học thì phải an toàn" theo từng cấp độ dịch từ ngày 1-11.
Đến nay, dù một số địa phương còn rải rác ca dịch cộng đồng chưa qua 14 ngày như Tây Hòa, Sông Cầu, Sơn Hòa, TP Tuy Hòa, nhưng Phú Yên vẫn đánh giá là tỉnh có cấp độ dịch cấp 1 (nguy cơ thấp).
TP Hải Dương chuyển dạy trực tuyến từ ngày mai 8-11
Ngày 7-11, Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương có văn bản yêu cầu từ ngày mai 8-11 học sinh từ bậc tiểu học đến THPT trên địa bàn TP Hải Dương sẽ chuyển sang học trực tuyến, trẻ mầm non nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.
Đối với các địa phương khác trên địa bàn sẽ tùy vào tình hình dịch, thủ trưởng các cơ sở giáo dục sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hình thức dạy học phù hợp, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19.
Các trường nếu dạy học trực tiếp, tập trung dạy học chính khóa, tạm dừng dạy học buổi 2, chỉ tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh lớp 9 và 12 trong nhà trường.
Ngày 7-11, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Hải Dương cũng có văn bản thông báo về việc tạm dừng hoạt động Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận "một cửa") của TP từ ngày 8-11 cho đến khi có thông báo mới sau khi có một nhân viên dương tính.
TP Hải Dương cũng đề nghị người dân tạm dừng đến các khu vui chơi giải trí, vườn hoa, công viên, nơi tập trung đông người và hạn chế tổ chức ăn uống không cần thiết; giảm bớt số lượng bàn ăn, khách mời tại đám cưới, không tập trung quá 30 người cùng thời điểm; không tổ chức ăn uống đông người tại đám hiếu.
Huyện đầu tiên của tỉnh Tiền Giang cho học sinh đi học trực tiếp trở lại
Từ ngày mai 8-11, học sinh khối lớp 9 và 12 ở huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) trở lại trường học trực tiếp.
Đối với giáo viên từ huyện khác đến huyện Tân Phú Đông giảng dạy sẽ được xét nghiệm COVID-19 và ở nội trú tại trường. Còn giáo viên, học sinh trên địa bàn huyện sẽ thực hiện theo phương châm "1 cung đường, 2 điểm đến", riêng những học sinh không đến lớp sẽ được các thầy cô trên lớp kết nối học trực tuyến.
Nhằm bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh, học sinh đi học trở lại chỉ học 1 buổi/ngày, tạm dừng các hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa; tổ chức đo thân nhiệt cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên, khách đến làm việc trước khi vào trường, đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng, không để tập trung đông người trước cổng trường.
TTXVN
Hà Nội dừng cho học sinh 17 huyện, thị ngoại thành trở lại trường Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, 17 huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội sẽ chưa cho học sinh trở lại trường vào ngày 8.11 như quyết định trước đó, riêng H.Ba Vì sẽ cho học sinh một số khối lớp đi học trực tiếp. UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc thống nhất theo đề xuất của Sở...