Học sinh có thể mất tới 25 năm cuộc đời chỉ để nhìn điện thoại
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, học sinh tại Anh có thể mất tới 25 năm cuộc đời cho việc sử dụng điện thoại, nếu không điều chỉnh lại thói quen sử dụng.
Mất 25 năm cuộc đời chỉ để dùng điện thoại
Nghiên cứu do tổ chức Fluid Focus (Anh) thực hiện trong 5 tháng đầu năm nay, đã theo dõi thời gian sử dụng thiết bị của 1.346 học sinh trung học , 198 sinh viên đại học và 1.296 học viên tại các cơ sở giáo dục khác.
Theo đó, trung bình, mỗi thanh thiếu niên tham gia cuộc khảo sát dành ra khoảng 5,5 tiếng mỗi ngày để sử dụng điện thoại. Tính trên quãng thời gian từ năm 11 tuổi đến năm 83 tuổi, tức 72 năm cuộc đời, thời lượng sử dụng điện thoại của một cá nhân có thể lên tới… 25 năm.
Phần lớn học sinh và sinh viên thừa nhận điện thoại là thứ các em nhìn vào đầu tiên khi thức dậy (Ảnh minh họa: DM).
Đáng chú ý, 4% trong số các thanh thiếu niên tham gia khảo sát dành ra hơn 9 tiếng mỗi ngày chỉ để dùng điện thoại. Nhóm thanh thiếu niên này sẽ mất tới 41 năm cuộc đời chỉ để nhìn vào màn hình.
Các ứng dụng chiếm nhiều thời gian sử dụng nhất thuộc nhóm mạng xã hội , nhắn tin và xem video trực tuyến. Thời lượng sử dụng thiết bị cũng tăng theo độ tuổi, trung bình từ 5 giờ 12 phút ở học sinh phổ thông lên 6 giờ 12 phút đối với sinh viên đại học.
Phần lớn học sinh và sinh viên thừa nhận điện thoại là thứ các em nhìn vào đầu tiên khi thức dậy, và là thứ cuối cùng các em tương tác, sử dụng trước khi đi ngủ.
68% cho biết việc học tập của các em bị ảnh hưởng tiêu cực một phần do các em sử dụng điện thoại quá nhiều. Tuy nhận thức được điều này, nhưng khoảng 40% thanh thiếu niên vẫn thường xuyên kiểm tra điện thoại trong khi đang học, các em không thể từ bỏ thói quen này.
Một số nghiên cứu tâm lý từng chỉ ra rằng, sau khi kiểm tra điện thoại, người dùng sẽ cần khoảng 20 phút để có thể lấy lại sự tập trung ban đầu. Vì vậy, việc thường xuyên kiểm tra điện thoại thực sự gây phân tâm, ảnh hưởng tới sự tập trung trong học tập.
Tiến sĩ Paul Redmond – chuyên gia nghiên cứu về sự khác biệt giữa các thế hệ, đồng thời là giám đốc phụ trách vấn đề nâng cao trải nghiệm của sinh viên Đại học Liverpool (Anh) – nhận định: “Những con số này rất đáng lo ngại. Dù vậy, chính các sinh viên cũng đã cảm nhận được tác động tiêu cực. Nhiều em mong muốn bản thân kiểm soát tốt hơn, để kết quả học tập được cải thiện”.
Video đang HOT
47% học sinh tham gia khảo sát cho biết chất lượng giấc ngủ của các em cũng bị ảnh hưởng do sử dụng điện thoại về đêm. Ở nhóm sinh viên đại học, con số này tăng lên 66%.
Tiến sĩ Redmond chia sẻ một giải pháp đã thử nghiệm và đưa lại hiệu quả trong việc kiểm soát sử dụng điện thoại, đó là quấn dây chun quanh điện thoại, mỗi lần muốn sử dụng, người dùng phải tháo dây ra. Từ đó, việc sử dụng điện thoại bị chậm lại, buộc người dùng phải dừng lại và suy nghĩ về lý do khiến mình phải cầm máy lên.
Mất kết nối xã hội, gia tăng rối loạn lo âu
Bà Lisa Humphries – hiệu phó của nhóm trường Cao đẳng Chichester (Anh) – cho biết nhiều sinh viên hiện nay bị nghiện điện thoại. Nhiều em bị rối loạn lo âu, kém các kỹ năng tương tác xã hội một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các em thiếu tương tác, trải nghiệm thực tế.
Các tác giả nghiên cứu khuyến nghị các trường học nên đưa nội dung về sức khỏe số vào chương trình giảng dạy, cũng như chiến lược phát triển. Nhóm cũng đề xuất rút ngắn độ dài mỗi tiết học xuống còn 30 phút/tiết, nhằm phù hợp hơn với khả năng tập trung của thế hệ trẻ đương đại.
Trong bối cảnh hiện nay, nội dung về sức khỏe số nên được đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường học (Ảnh minh họa: DM).
Ngoài ra, học sinh – sinh viên nên để điện thoại bên ngoài phòng ngủ ít nhất 45 phút trước khi đi ngủ. Nhóm nghiên cứu đề nghị Chính phủ Anh nhìn nhận việc lạm dụng công nghệ là một vấn đề mới trong sức khỏe tinh thần của cộng đồng.
Ông Glenn Stephenson – người đồng sáng lập ứng dụng Fluid Focus, một ứng dụng giám sát thói quen sử dụng thiết bị công nghệ – cho rằng, xã hội đang phải đối mặt với một sự thật khó chấp nhận: “Chúng ta đã vô tình trao cho trẻ em những công nghệ đầy sức hút trong giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ, mà không lường trước hậu quả lâu dài.
Điều đáng mừng là các em không thờ ơ. Chúng tôi thấy nhiều học sinh nhận thức rõ vấn đề các em đang gặp phải và thực sự muốn thay đổi. Điều các em cần là sự hỗ trợ đúng cách, công cụ phù hợp và niềm tin rằng sự thay đổi là hoàn toàn có thể”.
Một khảo sát được Fluid Focus tiến hành với 2.000 người Anh ở độ tuổi từ 18 đến 28 tuổi cũng cho thấy, 75% trong số này đang gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung chú ý khi giao tiếp, 39% thường xuyên bị thôi thúc phải kiểm tra điện thoại.
Các tình huống hay bị mất tập trung nhất bao gồm các sự kiện xã hội (28%), các cuộc trò chuyện với bạn bè (18%), các cuộc trò chuyện với cha mẹ (17%). Đáng nói, 28% người tham gia khảo sát cho biết họ thậm chí cũng không tập trung nổi trong khi làm việc.
Trung bình, thế hệ Z tại Anh (những thanh niên sinh từ năm 1997 đến năm 2012) sẽ cầm điện thoại chỉ sau 2 phút 15 giây tương tác với người khác. Những hành động phổ biến là kiểm tra tin nhắn (48%), lướt mạng xã hội (44%) và mở YouTube (18%).
Báo cáo cũng cho thấy cuộc gọi (32%), tin nhắn (23%) và thông báo từ mạng xã hội (14%) là các yếu tố gây xao nhãng mạnh nhất. Có tới 77% người được hỏi thừa nhận họ dùng điện thoại như một cách để thoát ly thực tại.
Cô giáo gửi ảnh học sinh ngủ trưa và xóa trong 30 giây nhưng đã quá muộn: Phụ huynh quyết định chuyển trường
Bà mẹ tinh mắt kịp thấy bức ảnh và cảm thấy rất tức giận.
Tiểu Văn (Trung Quốc) kết hôn muộn và cũng sinh con muộn, gần 35 tuổi mới có con gái. Vợ chồng cô quyết định chỉ có một con nên rất cưng chiều, không muốn con phải chịu khổ. Tuy nhiên, dù yêu thương thế nào, con gái Tiểu Văn, Ki Ki, vẫn phải vào mẫu giáo.
Khi Ki Ki mới vào lớp, Tiểu Văn và chồng rất lo lắng, suốt ngày kiểm tra tin nhắn trong nhóm lớp, lo sợ Ki Ki không được ăn uống hoặc ngủ nghỉ đầy đủ, vì vậy cô thường yêu cầu giáo viên gửi ảnh.
Một ngày, giáo viên gửi cho Tiểu Văn một bức ảnh Ki Ki đang ngủ trưa, nhưng chưa đầy 30 giây đã rút lại. Tiểu Văn tinh mắt kịp thấy bức ảnh và cảm thấy rất tức giận. Bức ảnh cho thấy con gái cô không ngủ mà đang cắn góc chăn chơi, trong khi bên cạnh có giáo viên đang ôm điện thoại và không quan tâm đứa trẻ.
Tiểu Văn ngay lập tức nhắn tin cho giáo viên: "Muộn rồi, tôi đã thấy bức ảnh rồi! Các cô không có trách nhiệm gì cả, không chỉ không dỗ Ki Ki ngủ mà còn chơi điện thoại. Ở nhà, chúng tôi luôn dỗ Ki Ki ngủ".
Giáo viên mẫu giáo giải thích: "Chúng tôi là giáo viên mầm non, không có trách nhiệm dỗ trẻ ngủ, chỉ có thể để trẻ tự nhiên hình thành thói quen ngủ trưa. Chúng tôi không ép trẻ ngủ. Vào buổi trưa, chúng tôi cũng cần dùng điện thoại để trả lời tin nhắn của phụ huynh, đó cũng là thời gian nghỉ ngơi, việc chơi điện thoại một chút là điều bình thường!".
Tuy nhiên, Tiểu Văn không hài lòng và cảm thấy giáo viên của mẫu giáo này không có trách nhiệm. Cô quyết định chuyển Ki Ki sang trường khác.
Liệu đây là lỗi của cô giáo hay do phụ huynh quá lo lắng? Đây là điều cư dân mạng tranh luận.
Nhiều người cho rằng, từ phía giáo viên, việc sử dụng điện thoại trong giờ nghỉ là điều bình thường. Lớp mấy chục em, không thể dỗ từng em ngủ. Trong trường hợp này, thay vì phản ứng tiêu cực, bà mẹ có thể thảo luận với giáo viên về những lo lắng của mình và yêu cầu những biện pháp cụ thể để đảm bảo rằng con gái mình được chăm sóc đúng cách.
Còn về phía giáo viên, họ cũng cần phải linh hoạt và cảm thông với sự lo lắng của phụ huynh, đặc biệt khi đó là trẻ mới vào mẫu giáo và còn thiếu sự quen thuộc với môi trường mới. Thay vì chỉ làm theo quy định và tập trung vào các công việc cá nhân trong giờ nghỉ, các giáo viên có thể dành thời gian giám sát kỹ hơn khi các em ngủ trưa để tránh những tình huống có thể khiến phụ huynh không yên tâm.
Trong bất kỳ trường hợp nào, sự tin tưởng và giao tiếp là yếu tố quyết định trong việc giải quyết những lo lắng của phụ huynh và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh cho trẻ. Cả phụ huynh và giáo viên đều có trách nhiệm trong việc đảm bảo sự phát triển của trẻ, và thay vì phàn nàn lẫn nhau, cần xây dựng một mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để giúp trẻ thích nghi và trưởng thành trong môi trường học tập mới.
Phụ huynh cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi vào mẫu giáo?
Đầu tiên, cần chuẩn bị tâm lý, giúp trẻ yêu thích môi trường học mới
Để giảm bớt cảm giác bất an của trẻ, trước khi vào mẫu giáo, phụ huynh nên giúp trẻ làm quen với môi trường trường lớp, chẳng hạn như dẫn trẻ đi dạo xung quanh khu vực trường và nói với trẻ về những lợi ích khi đi học mẫu giáo. Nếu trường cho phép, bạn có thể đưa trẻ vào lớp chơi, tham quan các phòng học để trẻ cảm nhận được niềm vui của trường mẫu giáo.
Nếu trong khu phố có bạn bè học cùng trường thì càng tốt, trẻ sẽ không cảm thấy cô đơn. Ngoài ra, trước khi trẻ 3 tuổi, phụ huynh có thể cùng trẻ đọc một số sách tranh về mẫu giáo.
Thứ hai, cần phát triển các kỹ năng sống và học tập của trẻ
Ba kỹ năng cần thiết trước khi vào mẫu giáo là tự lập, khả năng biểu đạt và kỹ năng xã hội. Thiếu một trong ba kỹ năng này, trẻ có thể gặp khó khăn.
Về tự lập, trẻ cần học cách tự ăn, tự đi vệ sinh, mặc và cởi đồ, cũng như dọn đồ đạc. Điều này không khó, chỉ cần phụ huynh kiên nhẫn và khuyến khích trẻ, trẻ sẽ nhanh chóng học được.
Về khả năng biểu đạt, trẻ không cần phải quá giỏi, nhưng ít nhất phải có thể diễn đạt rõ ràng nhu cầu của mình. Phụ huynh có thể chơi trò chơi nhập vai với trẻ, ví dụ để trẻ làm giáo viên và bạn làm học sinh, từ đó giúp trẻ học cách biểu đạt.
Cuối cùng, kỹ năng xã hội cũng rất quan trọng. Trẻ cần học cách hòa nhập với bạn bè, vừa thân thiện vừa biết tự bảo vệ bản thân khỏi bị bắt nạt. Phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ đi chơi ở công viên hoặc khu dân cư, giao lưu và hợp tác với bạn bè mới, đồng thời dạy trẻ một số quy tắc lễ phép và giao tiếp cơ bản.
Đừng quên thường xuyên liên lạc với giáo viên để theo dõi tình hình của trẻ và giải quyết kịp thời những khó khăn.
Xuýt xoa với màn dân vũ giữa giờ ra chơi tại 1 ngôi trường ngoại thành Hà Nội: Ai cũng tấm tắc vì lý do đặc biệt phía sau Thay vì cầm điện thoại để nhắn tin và chơi game thì vào giờ ra trường, học sinh ngôi trường này lại tham gia 1 hoạt động "kỳ lạ". Thuở còn cắp sách đến trường, bạn còn nhớ mình thường làm gì vào giờ ra chơi? Có người thích lôi bài tập ra ôn trước giờ chuyển tiết, có bạn học khác lại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bị phạt nồng độ cồn, tài xế ở TP.HCM gọi người đến cản trở CSGT

3 hot girl Lào gốc Việt từng nổi đình đám giờ ra sao?

Du khách Thái lần đầu vào 7-Eleven tại Việt Nam: "Ở chỗ tôi không có những thứ này"

Chùm ảnh: Thí sinh Mỹ thuật "tay xách nách mang" bước vào kỳ thi khác biệt nhất năm

Thanh niên nhảy cầu rồi bơi vào bờ, mặc cho lực lượng chức năng tìm kiếm

Cuộc sống về đêm đã chết, giới trẻ Singapore đi bar từ 14h

'Nàng tiên cá' co giật dưới đáy bể ở Trung Quốc lật tẩy mặt tối nghề

Cập nhật khối nghỉ hè: 16 cháu một bữa ăn hết 8kg gạo, 4kg thịt, hàng chục cân hoa quả; tiêu tốn 200 triệu chỉ trong 2 tháng

Tôi đã lắp tủ treo tường trong bếp và giờ thì vô cùng hối hận

Lấy anh lính cứu hỏa, cô gái Hà Tĩnh có bộ ảnh cưới đẹp như phim

Ái nữ nhà Hoa hậu Hà Kiều Anh gây sốt: Vẻ đẹp thanh tú, phong thái dịu dàng của một "tiểu thư dòng dõi trâm anh"

Mẹ 4 con dắt nhau lên tàu đi chill: Tưởng thảm họa mà hóa ra là chuyến đi đáng giá nhất đời
Có thể bạn quan tâm

Tiết lộ sự thật về bố chồng, tôi bị chồng trách phá nát gia đình anh
Góc tâm tình
23:07:39 12/07/2025
Lý do cải xoong được tôn làm loại rau số 1 thế giới
Sức khỏe
23:07:36 12/07/2025
Nga tính toán gì khi đổi chiến thuật tập kích "mưa hỏa lực" vào Ukraine?
Thế giới
23:03:52 12/07/2025
Chồng Scarlett Johansson phản ứng ra sao khi vợ hôn bạn diễn ngoài đời?
Sao âu mỹ
23:02:59 12/07/2025
'Trai hư màn ảnh' có hôn nhân ra sao?
Sao việt
23:00:37 12/07/2025
Hồng Vân ngưỡng mộ chuyện tình của gia sư khuyết tật và vợ kém 11 tuổi
Tv show
22:54:02 12/07/2025
Hiện trường 2,5ha rừng phòng hộ ven biển bị chặt hạ trước khi sáp nhập xã
Tin nổi bật
22:29:57 12/07/2025
Trồng lúa trên mặt trăng, sao Hỏa
Lạ vui
22:07:32 12/07/2025
Đại gia Đinh Trường Chinh thâu tóm 'đất vàng', hưởng chêch lệch 970 tỷ đồng
Pháp luật
22:00:27 12/07/2025
Mỹ nhân "Reply 1988" Hyeri du hí TP HCM
Sao châu á
21:36:48 12/07/2025