Học sinh có nên bình luận về thầy cô trên Facebook?
Không phải lúc nào teen cũng đồng tình với thầy cô giáo của mình, nhưng lại chẳng bao giờ dám nói thẳng. Vì thế, nhiều bạn đã chọn cách lên Facebook để… bàn luận về thầy cô…
“Tớ sợ cô A… Tớ không thích cách dạy và lấy điểm quá khắt khe của thầy B. Tức quá, tớ đã về nhà và viết ngay lên Facebook của mình. Nhưng không hiểu sao cô A lẫn thầy B đều biết, và thế là tớ đã bị kỷ luật vì vô tình nói lên… quan điểm thật sự của mình!
Điều này khiến tớ vô cùng thắc mắc là liệu học sinh ngày nay “có hay không” quyền được chia sẻ, bày tỏ quan điểm của mình về thầy cô trên Facebook, hay thậm chí là các mạng xã hội khác. Dù tớ hoàn toàn không nói gì quá đáng hay sử dụng những từ ngữ thiếu văn hóa!?”
Đó cũng chính là câu hỏi mà các bạn học sinh ở thời đại “công nghệ hóa” luôn băn khoăn. Nhiều khi chỉ muốn cập nhật một chút về tình hình học tập trên Facebook cũng nơm nớp lo sợ “không biết viết thế này mấy đứa “chim lợn” trong lớp có mách với thầy cô không?” hay lại phải ngồi nắn nót từng câu từng chữ như viết luận văn vì sợ có từ nhạy cảm rồi lại bị trừ điểm hạnh kiểm… Đúng là một vấn đề nan giải và khó mà có ai hiểu được nỗi lòng này của “học sinh thời công nghệ”.
Rất nhiều bạn dùng Facebook để làm nơi “dìm hàng” thầy cô của mình.
Rắc rối từ những điều-không-dám-nói
Dẫu biết thầy và trò ngày càng thân thiết, khi thầy cô có hẳn Facebook riêng, mỗi tối dùng Yahoo hay Skye chat chit “túi bụi”… với đám học trò. Nhưng thân thiết và gần gũi vẫn chưa đồng nghĩa với việc thầy và trò không còn khoảng cách. Không nhiều thì ít học sinh từ xưa đến nay hoàn toàn không dám nói lên hết 100% cách nghĩ của mình hay về tính tình của giáo viên khi đứng trên lớp. Nếu khen nhiều quá thì lại bị cho là “lố” và nịnh nọt chứ chưa nói gì đến việc chê bai. Nên trong lòng mỗi bạn đều có một điều gì đó khó nói, đến khi bị kích động thì vô tình “phọt” ra những điều cất công “ủ” trong lòng bấy lâu nay như trường hợp của cậu bạn ở đầu bài.
Dạo Facebook hàng ngày, có lẽ không khó để bắt gặp những trường hợp teen bày tỏ quan điểm của bản thân về thầy cô giáo. Đó có thể là những lời khen, sự yêu mến và kính trọng, nhưng bên cạnh đó cũng có những bạn thể hiện sự bức xúc, bất bình và không bằng lòng với thầy cô giáo của mình. Các bạn ấy cũng thể hiện cảm xúc qua nhiều cấp độ, người thì chỉ trích nhẹ nhàng, có bạn mỉa mai nhưng không dám nêu rõ tên nhưng cũng có bạn lại dám nói thẳng, nói thật về những điều cảm thấy chưa đồng tình ở thầy cô giáo.
Một câu hỏi đặt ra là giả sử những lời “nhận xét” của bạn đến tai nhân vật chính và cao hơn là ban giám hiệu nhà trường thì việc gì sẽ xảy ra? Trên thực tế, cũng đã có một số trường hợp sau khi những quan điểm của học sinh bị thầy cô phát hiện, nhiều teen đã phản ánh có xu hướng bị thầy cô và nhà trường để ý và “soi” rất kỹ, chỉ cần bạn đó có bất cứ hành động nhỏ nào là sẵn sàng phạt ngay. Có bạn còn bị nhà trường kỷ luật rất nặng.
Từ việc này làm nhớ lại trường hợp của nữ sinh Y (học sinh trường THPT Trần Kỳ Phong, Quảng Ngãi) vừa rồi đã có hành động cứa tay của mình tại lớp vì phản đối cách dạy và học của cô E.
Chị của nữ sinh Y cho biết: “ Cách đây không lâu, cô giáo E kiểm tra 10 học sinh lớp 11B1, buộc mỗi học sinh phải trả lời 5 câu hỏi, mỗi câu cô giáo cho hai điểm. Thế nhưng, do các câu hỏi này nằm ngoài sách, vở và bài giảng của cô giáo trên lớp, nên hầu hết các học sinh gọi lên kiểm tra đều bị cho điểm 1. Y, dù là học sinh giỏi cũng có 1 điểm.
Video đang HOT
Vì lý do này nên Y nêu ý kiến rằng cô giáo cần phải thay đổi cách dạy, vì cách dạy, kiểm tra bài cũ của cô sẽ vô tình làm áp lực lên học sinh. Sau đó, cô giáo thông báo, từ đầu tháng 9/2012 sẽ mở nhóm dạy thêm mới tại trường. Thế nhưng, sau ý kiến của Y, cô giáo E không dạy lớp 11B1, chỉ dạy các lớp khác. Do áp lực của bạn bè, cho rằng chính mình góp ý như vậy nên cô giáo không dạy thêm cho cả lớp nữa, Y bức xúc dẫn đến hành động cắt tay khiến dư luận bàng hoàng”.
Tuy hậu quả của Y là do tác động từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng trên cơ bản cũng là do Y có nhiều điều không hài lòng về cô giáo. Nhưng đến mức cắt tay của mình để thể hiện điều đó như Y là quá dại dột và nông nỗi. Dẫu có bức xúc hay không đồng tình về bất cứ điều gì về giáo viên của mình cũng không nên có hành động làm tổn hại đến chính mình.
Nhưng đại đa số học sinh ngày nay không phải ai cũng dám nói thẳng thừng ý kiến của mình trước mặt cô giáo của mình như Y. Nên mới tìm một nơi “kín đáo”, riêng tư hơn để thổ lộ.
Tâm tư của học sinh!?
Rõ ràng, trong những trường hợp như thế này, ít nhiều đã có sự mâu thuẫn. Học sinh bị hạn chế việc thể hiện quan điểm của mình trên các trang cá nhân, đồng nghĩa với việc các bạn ấy bị cấm nói thật – nghĩ thật.
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số bạn học sinh và nhận được khá nhiều ý kiến tương đồng.
Bạn T.T.L (Trường THPT Dân lập Phan Bội Châu – Hà Nội) nói: “Mình chưa bao giờ thể hiện sự bức xúc của bản thân trên Facebook. Nhưng theo mình thấy, đó không phải là trường hợp hiếm, bởi vì mình vẫn gặp những tình huống như thế hàng ngày từ một số bạn bè. Có lúc thì các bạn ấy chỉ chia sẻ nhẹ nhàng, nhưng cũng có bạn nói về thầy cô với thái độ rất xấc xược và khiếm nhã. Một phần các bạn ấy dám làm vậy là do trên friendlist đều là bạn bè thân thiết nên không sợ bị mách lại với thầy cô”.
Bạn N.M.L (Trường THPT Chu Văn An – Hà Nội) cũng đồng quan điểm, rằng M.L chưa từng viết status bức xúc về thầy cô, tuy nhiên cũng gặp tình huống như vậy trên facebook của bạn bè. “Những status mình đọc được thì không có ai nói hỗn và đều là những lời góp ý nhận được sự tán thành của nhiều người, vì vậy các bạn ấy cho rằng nếu thầy cô giáo đọc được cũng sẽ không có vấn đề gì với những lời nhận xét chính xác ấy cả”.
Khi được hỏi về tình huống “bạn nghĩ gì khi giả sử sau khi lời nhận xét của mình đến tai thầy cô giáo, bị cô giáo trù dập và nhà trường kỉ luật”, bạn T.L thẳng thắn: “Nếu đúng có trường hợp như vậy thì thực sự là quá nặng cho học sinh. Mỗi người có quyền được thể hiện quan điểm của mình mà, chỉ cần không nói hỗn láo thì mình nghĩ thầy cô cũng nên tiếp thu nếu điều đó là đúng. Mình nghĩ việc này chỉ nên dừng lại ở nhắc nhở hay nếu vi phạm nặng hơn thì viết kiểm điểm, còn việc kỷ luật sẽ khiến cho học sinh không phục và đôi khi lại có những hành động “ngầm” khác nguy hiểm hơn thì sao?”
“Việc viết về cô A, thầy B như thế nào trên FB mà bị mang ra làm lý do kỷ luật hay hạ bậc hạnh kiểm thì có hơi khiên cưỡng. Đó cũng chính là lý do vì sao học sinh không bao giờ dám nói lên những điều mình thật sự nghĩ. Trừ những trường hợp viết quá bậy hoặc dùng nhiều từ ngữ làm xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của thầy cô thì mới cần đến sự can thiệp của nhà trường” – Bạn B.T (trường TQB, TP.HCM) cho biết.
Tạm kết
Facebook vốn là nơi cá nhân, mọi người đều được quyền viết lên những điều mình nghĩ, quan trọng là phải có trách nghiệm với câu nói mà bạn viết ra.
Nhưng đâu đó vẫn có vài “con sâu” quá khích, hay thật sự viết những điều làm ảnh hưởng đến cuộc sống, nhân phẩm của thầy cô giáo thì sẽ khiến “nồi canh” trở nên lộn xộn. Và việc xử phạt những “con sâu làm rầu nồi canh” ấy chắc chắn là hợp lý. Nhưng khi học sinh chỉ nói điều là chúng nghĩ, dẫu đôi lúc có hơi trẻ con và thiếu sự nhìn bao quát vấn đề, thì đó cũng chính là thứ mà ở lứa tuổi này có thể nghĩ. Nên việc thầy cô cần cảm thông và đưa ra những biện pháp hợp lý mà không quá khắt khe, nhằm hạn chế sự kích động và bất mãn ở lứa tuổi học sinh thì cũng là điều đáng để thử.
Theo TTVN
Tài xế bất bình vì trạm thu phí "đắt nhất Việt Nam" bán vé tháng
Sáng ngày 12/11, nhiều lái xe bất ngờ khi trạm thu phí "đắt nhất Việt Nam" hoạt động trở lại sau hơn một tháng dừng bán vé. Chủ phương tiện bức xúc hơn khi trạm thu phí bán vé cả tháng trong khi hôm nay đã gần giữa tháng 11.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí,sáng nay 12/11, trạm thu phí mới của Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa bắt đầu thu phí trở lại sau hơn một tháng dừng hoạt động.
Trạm thu phí mới vẫn còn ngổn ngang.
Trước đó, vào ngày 1/10/2012, Bộ GTVT đã ban hành quyết định tạm dừng việc thu phí tại Trạm thu phí Tào Xuyên để phục vụ dự án nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Hà Nam - Thanh Hóa và kế hoạch thông xe trước Tết Nguyên đán 2013 tiến hành di chuyển trạm đến vị trí mới tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
Dự án xây dựng trạm thu phí mới tại Km 286 397 QL1A có tổng mức đầu tư là hơn 75 tỷ đồng. Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa vẫn là đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm thu phí tại trạm thu phí mới để hoàn vốn cho dự án xây dựng QL1A đoạn tránh thành phố Thanh Hóa theo hình thức BOT.
Phòng bán vé tạm bợ.
Điểm bán vé còn sơ sài.
Theo thiết kế, trạm thu phí sẽ được xây dựng 8 làn đường, tuy nhiên thời điểm hiện tại chỉ mới có 4 làn. Nhiều hạng mục vẫn chưa hoàn thiện, còn khá lộn xộn như chưa có biển chắn, barie, phòng điều hành còn ngổn ngang, nhà điều hành tạm bợ bằng thùng container, một phần đường dành cho xe thô sơ... vẫn chưa xong gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông qua đây.
Đến ngày 9/11/2012 vừa qua, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 2892/QĐ-BGTVT cho phép Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa bắt đầu thu phí trở lại kể từ ngày 12/11/2012. Địa điểm thu phí mới tại Trạm thu phí Km 286 397 QL1A đọan qua thị xã Bỉm Sơn.
Việc thu phí trở lại khiến nhiều lái xe bất ngờ.
Bộ GTVT giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Sở GTVT Thanh Hóa và các cơ quan liên quan tổ chức, hướng dẫn, giám sát Công ty CP đường tránh Thanh Hóa triển khai thu phí hoàn vốn đầu tư dự án BOT theo đúng quy định và triển khai các biện pháp đảm bảo không để xảy ra ách tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, ngay trong buổi sáng của ngày đầu thu phí trở lại, nhiều lái xe tỏ ra bất ngờ và có phần bất bình. Theo phản ánh của nhiều tài xế, trạm thu phí mới chưa xây dựng xong, xung quanh còn ngổn ngang nhưng Công ty CP BOT đã cho thu phí đường là chưa hợp lý. Càng bất bình hơn khi hôm nay đã là ngày 12, gần giữa tháng 11 rồi nhưng Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa vẫn bán vé tháng cho tài xế.
Nhiều lái xe cho rằng đường chưa làm xong, trạm cũng chưa xây xong mà đã thu phí là không hợp lý.
Ông Lê Văn Long, trú tại tổ 21, phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, trình bày: "Nhà tôi có 5 đầu xe, chủ yếu hoạt động ở khu vực quanh đây chứ có đi vào đường tránh thành phố đâu. Nếu thu cả tháng tôi thiệt hại những hơn 3 triệu đồng, bởi mỗi tháng, với loại xe dưới 10 tấn tôi phải mua hết 1,3 triệu đồng/tháng. Còn nếu không mua vé tháng chúng tôi còn thiệt hại nhiều hơn bởi mỗi lần xe qua lại mất hơn 40.000đ, mà hàng ngày xe đi qua lại hàng chục lần. Tôi cũng không hiểu tại sao ở đây họ thu gấp đôi, bởi chúng tôi ở đây có đi vào đường tránh đâu".
Ngày đầu thu phí gây ách tắc giao thông cục bộ.
Cùng chung quan điểm với ông Long, anh Lê Quang Châu ở phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, cho biết: "Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi trạm thu phí hoạt động trở lại, trong khi đường chưa làm xong. Nhà tôi ở khu 7 phường Bắc Sơn, mỗi lần đưa con đi học, đi chợ hay vào thăm bố mẹ ở cùng một phường cũng phải mất tiền. Ít ra cũng phải giảm cho người dân trong khu vực. Gọi là có tham gia thì cũng phải có đóng góp, nhưng giảm cho chúng tôi 30 - 40 % giá vé".
Ngay trong buổi sáng 12/11, lực lượng CSGT cũng đã có mặt tại hiện trường để hướng dẫn và điều tiết giao thông nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, do nhiều lái xe chưa nắm được quy định mới nên đã dừng lại thắc mắc khiến giao thông đoạn qua trạm thu phí mới bị ách tắc cục bộ.
Theo Dantri
Dự thảo Luật Đất đai: Gia tăng tham nhũng? Thay vì quy định giá đất bồi thường phải "sát với giá thị trường", Dự thảo Luật Đất đai mới được sửa đổi thành "phù hợp với giá thị trường". Tại hội nghị đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai sáng 9/10, các chuyên gia nhận định với thay đổi này thì người sử dụng đất cũng không...