Học sinh chế máy sấy lúa đáng giá tiền tỉ
Đó là mô hình máy sấy lúa của 2 học sinh Lê Minh Hiệu và Lê Kim Hợi (cùng học lớp 9A) Trường THCS Hải Thiện (Hải Lăng, Quảng Trị).
Tại cuộc thi “ Sáng tạo khoa học – kỹ thuật INTEL ISEF 2011″ dành cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 khu vực miền Trung được tổ chức tại TP.Huế mới đây, mô hình máy sấy lúa của 2 học sinh Lê Minh Hiệu và Lê Kim Hợi (cùng học lớp 9A) Trường THCS Hải Thiện (Hải Lăng, Quảng Trị) đã được trao giải Ba.
Mô hình máy sấy lúa của Hiệu và Hợi gồm nhiều bộ phận, trong đó hai bộ phận quan trọng nhất là hệ thống sấy và hệ thống máng lúa. Hệ thống sấy được cấu tạo bởi nhiều rơ-le nhiệt và quạt gió, hệ thống máng lúa làm bằng sắt và chuyển động liên tục nhờ các trục quay.
Mô hình máy sấy lúa tiết kiệm tiền tỷ của 2 học sinh
Video đang HOT
Khi đóng nguồn điện, các quạt gió đẩy nhiệt từ các rơ-le xuống máng lúa đang chuyển động làm khô hạt lúa, đồng thời thổi bay các hạt lúa lép và bụi ra ngoài.
Em Lê Minh Hiệu cho biết, máy sấy này có thể sấy khô và làm sạch tối đa 30kg lúa trong thời gian từ 15-17 phút. Ngoài sấy khô và làm sạch lúa trong thời gian ngắn, máy này còn thuận tiện trong việc di chuyển nhờ hệ thống bánh xe nên có thể đưa ra đồng sử dụng.
Hợi và Hiệu cho biết, ý tưởng máy sấy của mình xuất phát từ thực tế sản xuất nông nghiệp của quê hương. Xã Hải Thiện cũng như hầu hết các xã của huyện Hải Lăng là vùng thấp trũng, thường xuyên mưa lũ vào mùa thu hoạch lúa, nhất là vụ hè thu. Tình trạng này khiến một lượng lớn lúa của người dân bị thối rữa hoặc nảy mầm khi đưa từ ruộng về nhà…
Sau gần 3 tháng trời tìm mua động cơ và phế liệu để lắp ráp máy, cuối cùng cái máy sấy lúa thông minh của Hợi và Hiệu hoàn thành.
Hợi và Hiệu phấn khởi cho biết, mới đây có một người ở TP. Hồ Chí Minh đã liên hệ đề nghị được mua bản quyền máy sấy lúa này với giá 20 triệu đồng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Kiệt tác tàu nổi tiếng... handmade
Tất cả bộ phận đều được lấy từ phế liệu đấy!
John Taylor là nghệ sỹ nổi tiếng chuyên sử dụng gỗ, linh kiện máy tính, gậy khúc côn cầu và vô vàn các phế liệu khác để tạo nên bản sao có một không hai của những con tàu biển nổi tiếng!
Ngay từ khi còn nhỏ, John đã bị cuốn hút bởi những con tàu, kể từ khi ông nhìn thấy bức ảnh cụ nội của ông đứng trên boong của một con tàu phục vụ trong chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Lúc đó dù chỉ là một đứa trẻ, nhưng ấn tượng đó theo ông cho tới tận khi trưởng thành và sau này. Ông bắt đầu tạo ra những mô hình độc đáo về các con tàu mà ông thấy trong các bức ảnh cũ.
Như một kiến trúc sư thực sự, John Taylor sẽ sử dụng bất cứ vật liệu nào nếu như ông thấy rằng nó sẽ đem lại vẻ "cổ xưa" cho những tác phẩm của mình. "Nếu quá chính xác với bản gốc thì ít ai quan tâm tới nó", ông nói, để giải thích cho lý do tại sao ông lại chọn tạo ra những mô hình dường như vừa mới được vớt dưới đáy đại dương lên, thay vì tạo ra các bản sao hoàn hảo của tàu mới.
Các mô hình của ông dài từ 90 - 150 cm và được dựa trên những con tàu có trong thực tế, từ tàu dân sự trong Nội chiến Hoa Kỳ cho đến tàu chiến trong Thế Chiến II mà John tìm thấy trong các bức ảnh. Những con tàu này quả thật gợi cho người xem nhiều suy nghĩ, hơn là những bản sao chính xác của nó khi còn hoạt động.
Tác phẩm đòi sự tỉ mỉ và tập trung.
Những chi tiết nhỏ cũng được làm cẩn thận.
Tác giả của những tác phẩm tuyệt vời.
Theo PLXH
Cắt trộm thiết bị của nhà máy lọc dầu để bán phế liệu Nam công nhân của nhà thầu phụ bảo dưỡng thường xuyên Nhà máy lọc dầu Dung Quất bị bắt quả tang cắt trộm dây tiếp đất của phân xưởng điện. Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa khởi tố điều tra với Đỗ Tấn (32 tuổi) ở xã Đức Minh, huyện Mộ Đức về hành vi "Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng...