Học sinh cấp cứu sau bữa trưa ở trường Thanh An (Hải Dương) đã ổn định sức khỏe
Hiện tại, 36 học sinh trường tiểu học Thanh An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Hà do buồn nôn, đau đầu, chóng mặt đã có sức khỏe ổn định.
Trước đó, 36 học sinh Trường Tiểu học Thanh An được đưa vào điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Hà do có biểu hiện buồn nôn, đau đầu, chóng mặt. Đa số học sinh có triệu chứng trên đều ăn bán trú bữa trưa tại trường ngày 10/1. Thức ăn có thịt băm ruốc, tôm chao dầu, canh rau ngót nấu thịt.
Trường tiểu học Thanh An nơi xảy ra vụ việc
Đến chiều ngày 11/11, chỉ còn 3 cháu học sinh vẫn phải tiếp tục điều trị, số còn lại sức khỏe đã ổn định, tỉnh táo và đang được theo dõi thêm. Nhà trường đã bố trí 5 giáo viên phối hợp cùng gia đình chăm sóc các cháu. Nguồn thực phẩm của nhà trường do Công ty TNHH Thương mại Quốc Liên Vân (tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) cung cấp.
Trường Tiểu học Thanh An tạm dừng cho học sinh ăn bán trú từ ngày 12/11. Ngay sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo UBND huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cùng các ngành chức năng đã trực tiếp xuống trường tiểu học Thanh An để làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Video đang HOT
Ông Ngô Bá Định – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết: “Huyện cũng đã chỉ đạo trường rà soát lại tất cả các cháu, chỉ đạo phòng chuyên môn, CDC của tỉnh lấy mẫu thức ăn. Huyện cũng đã chỉ đạo nhà trường đưa các cháu đi khám tại trung tâm y tế của huyện, đảm bảo làm sao chăm sóc sức khỏe cho các cháu được tốt nhất”./.
Phụ huynh bức xúc chất lượng bữa ăn: UBND quận 9 yêu cầu lắp camera giám sát
Trước bức xúc của phụ huynh về chất lượng bữa ăn của Trường tiểu học Trần Thị Bưởi, UBND quận 9 yêu cầu lập tổ công tác liên ngành kiểm tra toàn diện đối với nhà trường về công tác bán trú, lắp camera giám sát.
Bữa ăn học sinh ngày 3.11 đã được thay đổi sau phản ánh của phụ huynh - NGUYỄN LOAN
UBND quận 9 vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM và Sở GD-ĐT TP.HCM về việc giải quyết các phản ánh của phụ huynh học sinh Trường tiểu học Trần Thị Bưởi về chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh tại trường.
Theo đó, UBND quận 9 yêu cầu trường phải đảm bảo ổn định hoạt động dạy và học, không để ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Thay đổi nhà cung cấp thực phẩm. Thức ăn bán trú phải đảm bảo an toàn thực phẩm, có xuất xứ rõ ràng, chất lượng phải đảm bảo dinh dưỡng. Nhà trường công khai khẩu phần ăn hằng ngày bằng hình ảnh gửi cho phụ huynh học sinh và có thông báo thực đơn tại cổng trường để phụ huynh theo dõi.
Trường và ban đại diện cha mẹ học sinh bàn bạc xem xét về việc thay đổi đơn vị nấu ăn, tổ chức đấu thầu công khai đơn vị nấu ăn mới, ký hợp đồng nấu ăn giữa ba bên (nhà trường, cha mẹ học sinh và đơn vị nấu ăn) đảm bảo tăng cường giám sát.
Trường phối hợp với đan đại diện cha mẹ học sinh gắn camera trong khu vực nhà bếp, nhà ăn giám sát từ khâu nhập liệu đến khâu chế biến và phân chia khẩu phần ăn bằng nguồn xã hội hóa; đổi nước uống hiện tại sang loại nước uống tốt hơn. Các khoản thu hộ - chi hộ nhà trường cần minh bạch cụ thể từng nguồn thu để phụ huynh giám sát.
Ngoài ra, UBND quận 9 cũng thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra toàn diện đối với nhà trường về công tác bán trú, tinh thần thái độ của cán bộ, viên chức nhà trường, làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan và trách nhiệm của nhà cung cấp thức ăn để xử lý trách nhiệm theo quy định.
Giao phòng GD-ĐT tham mưu mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ người lao động làm bảo mẫu. Ban giám hiệu nhà trường quán triệt đến giáo viên và nhân viên nhà trường tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng phân biệt đối xử học sinh trong nhà trường.
Một bữa ăn của học sinh trước đó, nhiều phụ huynh bức xúc vì chỉ có trứng và canh trong bữa chính - PHCC
Cũng trong chiều 7.11, trường đã tổ chức họp phụ huynh toàn trường. Các lớp theo đó đã bầu lại ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, sau đó bầu mới ban đại diện trường. Phụ huynh cũng thống nhất cử ra một nhóm phụ huynh để phụ trách giám sát, kiểm tra chất lượng bữa ăn của các học sinh tại trường.
Trường tiểu học Trần Thị Bưởi mới hoạt động được 2 năm nay. Trường có 30 lớp với 1.240 học sinh, trong đó có 1.150 em đăng ký bán trú, ăn trưa và ăn xế tại trường.
Trước đó, trong ngày 3.11, hàng trăm phụ huynh đã tập trung ở trường này yêu cầu được vào trường kiểm tra bữa ăn của con, yêu cầu hiệu trưởng phải minh bạch, trả lời các câu hỏi liên quan đến chất lượng bữa ăn của các em.
Chia sẻ về bữa cơm con ăn tại trường, nhiều phụ huynh cho biết không khỏi xót xa khi tận mắt chứng kiến bữa ăn của các con tại trường. Có con học lớp 1 tại trường này, chị T.H cho biết thời gian gần đây mỗi lần đi học về con liên tục kêu đói, xin thêm đồ ăn. Khi nhiều phụ huynh khác cũng chia sẻ câu chuyện tương tự nên họ đã cùng nhau lên trường để kiểm tra bữa ăn nội trú của con.
Được biết, mỗi ngày phụ huynh đã đóng 30.000 đồng tiền ăn cho học sinh bán trú, các em được phục vụ một bữa chính và một bữa xế ở trường. Ngoài ra mỗi phụ huynh cũng đóng 200.000 đồng/tháng tiền phục vụ bán trú và 30.000 đồng/tháng tiền phục vụ vệ sinh bán trú.
"Ở những trường lân cận mức thu cũng tương tự nhưng nhìn suất ăn của các con khác biệt hoàn toàn, họ có đầy đủ món mặn, xào, canh và tráng miệng còn ở trường con tôi chỉ lèo tèo 2 món đơn giản", một phụ huynh nói.
Quyết ngăn thực phẩm "ba không" vào trường học Là một trong số các đơn vị có quy mô học sinh lớn, tỷ lệ học sinh ăn bán trú tại trường hằng ngày cao, năm học 2020-2021, quận Đống Đa xác định công tác bảo đảm an toàn bữa ăn bán trú cho học sinh quan trọng song song với nhiệm vụ dạy học. Cam kết không để xảy ra ngộ độc...