Học sinh cấp 2 cho bạn vay nặng lãi
Ở một số trường như trường THCS H.V, THCS N.T… một số HS cho biết có chuyện như vậy tuy “lãi suất” có khác nhau hoặc được “linh động” tùy theo “thái độ” của người vay.
Cho vay nặng lãi
Cô Minh, một phụ huynh có con học trường THCS Q.T cho biết: H., con cô, mấy hôm nay kêu mệt, không đến trường.
Thấy con không có biểu hiện mệt mỏi, sinh nghi cô xin nghỉ làm để điều tra thì mới biết cậu con trai vay của bạn cùng lớp 100.000 đồng để chơi game online nhưng cậu bạn cho vay giao hẹn, sau 1 tuần không trả thì “1 ăn 7″, có nghĩa 100.000 đồng phải trả 700.000 đồng.
Cậu con trai cô Minh không thể xoay được tiền trong 1 tuần nên phải nợ 700.000 đồng. Cứ theo “lãi suất” này, cuối tuần tới, cậu ta sẽ phải trả gần 5 triệu đồng.
Mặc dù đã giải quyết nợ nần cho con xong nhưng cô Minh không yên tâm. Chị Minh bức xúc: “Cháu khai với tôi là ở lớp con có vài bạn cho vay với lãi suất như vậy. Sau Tết các bạn có nhiều tiền mừng tuổi đã nghĩ ra cách kiếm thêm tiền như thế. Chuyện này có cả ở các lớp khác”.
Học trò cũng dùng chiêu “tiền đẻ ra tiền”
Video đang HOT
Ở một số trường khác như trường THCS H.V, THCS N.T… một số HS cũng cho biết có chuyện như vậy tuy “lãi suất” có khác nhau hoặc được “linh động” tùy theo “thái độ” của người vay. P.T, một HS lớp 7 trường THCS N.T, cho biết: Sau Tết có bạn được cha mẹ cho đến 7 triệu đồng tiền mừng tuổi. Bạn đó cho vay lấy lãi nhưng cũng có bạn vay tiền, trả “lãi” bằng hiện vật.
Ví dụ cho vay 50.000 đồng, khi trả sẽ phải trả tiền gốc và một bộ bài Pokemon. Một bạn khác vay 50.000 đồng của một bạn nữ, khi trả tiền phải kèm theo một túi đựng bút. Chuyện bắt “tiền đẻ ra tiền” kiểu trên không phải phụ huynh nào cũng phản đối, thậm chí có người còn khuyến khích vì cho rằng đó là cách “hành xử thông minh”.
Tham khảo ý kiến của những phụ huynh chờ đón con trước cổng trường THCS N.T, có người phản đối việc trên, nhưng có phụ huynh lại cho biết: “Thỉnh thoảng cháu cũng cho bạn vay tiền, phải trả lãi; cho bạn mượn truyện, phải trả phí. Chúng tôi thấy chuyện đó là bình thường thời nay. Để mặc chúng làm những gì chúng muốn thì ra đời mới đỡ… ngố”.
Cho thuê đồ
Một cô giáo ở trường THCS Đ.Đ, cho biết: Tôi bất ngờ khi mẹ 1 HS nữ xin gặp để trình bày về con. Chị này phát hiện ra mất đến hơn 3 triệu đồng để trong tủ, tra hỏi mãi, con gái mới thú nhận đã lấy.
Đau lòng vì chuyện này nhưng cô còn hoảng hốt hơn khi biết con gái lấy tiền của mẹ để trả cho bạn cùng lớp vì đã thuê một máy chơi game (loại cầm tay) của bạn. Tối nào cũng thấy con đóng cửa học bài, rồi hơn 10h tối thì trùm chăn ngủ. Nhưng sau mới biết, con trùm ch ăn chơi game. Giá thuê máy chơi game là 50.000 đồng/tối. Tốn nhiều tiền quá không còn cách nào khác cô con gái đành lấy trộm tiền của mẹ.
Tương tự, một phụ huynh có con học lớp 9 trường THCS H.B.T, kể: Tôi cấm con gái sử dụng điện thoại cầm tay. Nhiều lần cháu xin dùng điện thoại vì “các bạn trong lớp có điện thoại cầm tay cả rồi” nhưng tôi thấy trẻ con dùng điện thoại rất phức tạp nên chưa đồng ý. Ai dè, gần đây mới biết cháu thuê điện thoại của bạn.
Hàng ngày đến trường cháu cài sim vào điện thoại thuê được để dùng, hết giờ học, lại tháo sim cất đi và trả điện thoại cho bạn. Giá thuê một ngày là 20.000 đồng. Sau khi chuyện bại lộ, cháu khai ở lớp có 3 bạn cho thuê như thế. Những bạn đó có từ 2 chiếc điện thoại trở lên do bố mẹ thường xuyên đổi điện thoại mới cho con, cái cũ đem ra cho thuê.
“Tôi mới phát hiện con tự đi mua điện thoại bằng tiền mừng tuổi dịp Tết. Nhưng cháu chỉ dùng ở trường, tan học cháu cho bạn khác thuê máy mang về nhà. Một công đôi việc vì cháu sợ mang điện thoại về nhà, bố mẹ biết sẽ tịch thu, cho thuê lại được tiền. Biết chuyện vợ chồng tôi rất choáng!”, một phụ huynh ở khu đô thị Định Công có con học trường THCS Đ.Đ chia sẻ.
Kiểu thu “lệ phí” còn được thực hiện với những “giao dịch” như làm bài tập hộ, giúp bạn “cưa” bạn gái cùng lớp, cho mượn đồ dùng học tập, mượn xe đạp để trốn tiết đi chơi…
Chuyện tiêu tiền, sử dụng tiền trong giới teen chỉ là một khía cạnh nhỏ phản ánh lối sống, hành xử của học trò thời nay. Đáng tiếc những chuyện này lại xảy ra ngay trước mắt phụ huynh và trong các nhà trường.
VGT(Theo Phụ nữ Việt Nam)
Nam sinh viên giết lái xe ôm, cướp tài sản
Vay nặng lãi tới ngày trả, Trường không biết xoay cách nào nên đã thủ sẵn dao đi cướp xe ôm.
Khoảng 5h sáng ngày 13/11 tại phường Trần Hưng Đạo, TP Phủ Lý, Hà Nam, người dân phát hiện xác anh Đỗ Quang Đông (SN 1974, trú tại tổ 3, phường Trần Hưng Đạo, TP Phủ Lý, Hà Nam), làm nghề xe ôm ở TP Phủ Lý và chết do bị đa chấn thương ở vùng đầu, đứt tủy sống làm tử vong.
Công an tỉnh Hà Nam nhanh chóng xác định đây là một vụ án giết người, cướp tài sản. Qua công tác rà soát, các trinh sát phát hiện đối tượng Trịnh Công Trường (SN 1992, là sinh viên Trường Cao đẳng Thuỷ Lợi Bắc Bộ) có nhiều dấu hiệu bất minh về thời gian.
Hung thủ mới là sinh viên năm thứ nhất của trường cao đẳng.
Phối hợp cùng nhà trường và những sinh viên đang theo học cùng lớp với đối tượng thì vào khoảng thời gian các trinh sát nhận định hung thủ ra tay sát hại anh Đông, Trường có về nhà trọ ở gần khu vực trường thay quần áo rồi vội vàng bỏ đi trong đêm đó. Trinh sát phát hiện chiếc áo khoác Trường đã được giặt ướt, nhưng vẫn còn một vệt màu nâu nghi máu. Qua công tác điều tra nhanh, xác định máu tại áo của Trường chính là máu của nạn nhân Đỗ Quang Đông. Trinh sát khẳng định Trường chính là hung thủ vụ giết người, cướp tài sản.
Đến 5h sáng ngày 14/11, trinh sát công an Hà Nam đã vây bắt và tóm gọn đối tượng Trịnh Công Trường tại phường Phú Sơn, TP Thanh Hoá khi hắn đang đón taxi chuẩn bị lên đường vào TPHCM lần trốn.
Tại cơ quan điều tra, Trường khai nhận, khoảng 21h30 ngày 12/11, sau khi ăn cơm xong cùng hai người bạn ra quán bia quen thuộc chơi. Khi đi, cậu ta thủ sẵn một con dao bấm gấp trong người. Tới quán, chưa kịp chơi thì Trường bị chủ quán này đã nhắc đến số tiền 3 triệu đồng mà hắn vay nặng lãi đến ngày 12/11 đã gần tới 4 triệu đồng phải trả.
Lo lắng về số tiền nợ, Trường đi lang thang ra dọc quốc lộ 1A. Khi đi bộ đến ngã ba cầu Hồng Phú, gã sinh viên này được anh Đông "mời" đi xe ôm. Trường lập tức nghĩ tới "giải pháp" kiếm tiền. Trong đầu hắn bắt đầu nảy sinh ý định điều nạn nhân vào khu vực vắng vẻ để cướp xe, lấy tiền trả nợ.
Sau khi ngồi lên xe, hắn đã điều nạn nhân lòng vòng qua nhiều con đường và bảo anh Đông chạy tắt qua một đường nhỏ, hai bên là cánh đồng. Khi điều nạn nhân vào một khu tập thể đang giải tỏa, không có người qua lại, hắn đã bất ngờ dùng dao đâm một nhát vào cổ nạn nhân, khi xe loạng choạng đổ xuống hắn còn dùng gạch, đá đập vào đầu anh Đông, khiến nạn nhân tử vong.
Gây án xong, hung thủ lục soát lấy điện thoại, ví tiền cùng chiếc xe của nạn nhân rồi về nhà trọ tắm giặt, thay quần áo sau đó bỏ trốn. Trên đường chạy về Thanh Hoá, hắn đã dừng lại vứt chiếc mũ bảo hiểm, giấy phép lái xe, ví của nạn nhân và một con dao bấm gấp xuống một cây cầu ở Ninh Bình.
Về tới Thanh Hoá Trường mang xe vào hiệu cầm đồ đặt được 4 triệu đồng. Số tiền này, hắn đã dùng để ăn uống, thuê nhà nghỉ. Trường gặp một người bạn và ngủ cùng nhau. Khoảng 5h sáng, hung thủ tỉnh dậy định bắt taxi bỏ trốn tiếp thì phát hiện người bạn đã lấy mất 2,8 triệu đồng cùng chiếc điện thoại của nạn nhân. Chưa kịp chạy thoát thì Trường bị cảnh sát ập vào bắt giữ.
nhật mai
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sinh viên 'đú' có khi nào qua cơn mê? Cá độ bóng đá, hy vọng "làm giàu không khó" của nhiều sinh viên trong cơn mông muội. (Ảnh minh hoạ) Thủ tục cho sinh viên vay nặng lãi hết sức đơn giản: chỉ cần được người quen giới thiệu, đưa chứng minh nhân dân hoặc thẻ sinh viên ra cầm cố và ký vào tờ giấy vay nợ viết tay là được...