Học sinh các tỉnh miền Bắc trở lại trường học
Hàng loạt các tỉnh miền Bắc được dự báo bị bão số 14 đổ bộ vào ngày 10-11 như Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội đều quyết định cho học sinh nghỉ học ngày 11-11.
Tuy nhiên, tại Hà Nội, sức ảnh hưởng của cơn bão không lớn. Trước tình hình này, chiều 11-11, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông báo từ ngày 12-11, các trường học trên địa bàn thành phố trở lại hoạt động dạy và học bình thường, thông báo kịp thời tới cha mẹ học sinh về nội dung trên. Các trường kiểm tra sĩ số trên lớp, nhanh chóng ổn định nền nếp giảng dạy và học tập.
Theo ANTD
Nghỉ học để chống nóng
Đối mặt với đợt nắng nóng đầu tiên, các trường học, đặc biệt là tiểu học gặp không ít tình huống khó xử. Nhiều phụ huynh đã phải tự cho con nghỉ học ở nhà để tránh nóng, trong khi cô giáo cũng "tạo điều kiện".
Nắng nóng, các trường nên hạn chế tổ chức cho học sinh đi dã ngoại
Đợt nắng nóng đầu hè vẫn đang diễn ra gay gắt, nhiều phụ huynh băn khoăn không biết nên cho con nghỉ học hay đến lớp khi mà hầu hết các lớp tiểu học đều đã hoàn thành kỳ thi học kỳ II, đánh giá kết quả năm học. "Con muốn nghỉ ở nhà vì đến trường nóng lắm, lại còn có bạn bị ốm, nôn cả ra lớp..." - Nguyễn Hữu Nam, học sinh trường Tiểu học Cát Linh nói với bố mẹ. Nhiều lớp tiểu học với sĩ số trên 50 học sinh trở nên bức bối, nóng nực cao độ đặc biệt là sau giờ nghỉ ra chơi. "Mặc dù giáo viên đã nhắc các con không nên chạy chơi ngoài nắng nhưng với tính hiếu động của lứa tuổi, nhiều học sinh vẫn đùa nghịch ngoài nắng đến mướt mồ hôi, khi vào lớp không hiếm trường hợp các con bị say nắng, không khí trong lớp lại bí vì phải đóng cửa tránh nắng nên có những trường hợp phải đưa xuống phòng y tế để theo dõi sức khỏe" - Cô N.M Huyền, giáo viên trường Tiểu học Tô Hoàng cho biết.
Điều đáng nói là do thời tiết nóng, học sinh chạy nhảy mất nước nhiều, số lượng nước trong các lớp đều không đáp ứng đủ. Lượng nước không kịp bù đắp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ em. Dù không được giáo viên cho mang nước đến lớp nhưng nhiều phụ huynh vẫn phải dúi vào cặp con một chai nước nhỏ vì hôm nào con cũng phản ánh lớp hết sạch nước uống. Với nhiều lớp đã được lắp điều hòa, tưởng như đã dễ chịu hơn nhiều so với lớp không có điều hòa. Tuy nhiên với nhiệt độ quá chênh lệch, cộng với lượng học sinh đông, điều hòa không đủ công suất để làm dịu không khí trong lớp học, trong khi cả thầy và trò cứ phải đóng cửa im ỉm, ngồi trong lớp.
Cũng do thời tiết nắng nóng, dù vào dịp cuối năm, nhu cầu đi tham quan, dã ngoại của các lớp tăng cao nhưng ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở không khuyến khích việc các trường tổ chức các hoạt động ngoài trời trong giờ cao điểm nắng nóng. Các trường cần hạn chế việc tổ chức cho học sinh tham quan dã ngoại cuối năm học trong các đợt nắng nóng. Tuy nhiên, với lý do là học sinh năm cuối, phụ huynh các lớp cuối cấp vẫn đứng ra tổ chức cho các con đi dã ngoại vào dịp này bất chấp thời tiết nắng nóng. Chị Mai Thu Thủy, phụ huynh học sinh trường Tiểu học Phan Chu Trinh cho biết, dù biết thời tiết không phù hợp với việc đi tham quan, dã ngoại nhưng vì là năm cuối cấp tiểu học nên khi ban phụ huynh đề xuất cho các con đi chơi thì phần lớp các gia đình đều chiều theo ý con em. "Lo con mình hiếu động, giáo viên không thể kiểm soát hết nên dù rất ngại ra ngoài dưới trời nắng như vậy tôi cũng phải đăng ký đi cùng lớp của con để trông con và hỗ trợ cho cô giáo" - chị Mai Thu Thủy cho biết. Trường Tiểu học Thực nghiệm, một số phụ huynh lớp 1 cũng phải thu xếp công việc để đi cùng con dã ngoại tại khu vui chơi nông trại ngoại thành Hà Nội vì lo con mải chơi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo ANTD
"Thừa thầy thiếu thợ", trường nghề vắng bóng Đào tạo nghề đang là một nhu cầu lớn, nhằm tạo nhân lực đáp sự phát triển của xã hội. Nhưng hiện nay số lượng học sinh theo học các trường nghề là rất ít, việc tuyển sinh cho mỗi trường nghề là rất khó, việc duy trì sĩ số còn khó hơn. Giảng đường thiếu vắng học viên Hiện nay mỗi tỉnh...