Học sinh cả nước có thể thi thử trực tuyến kiến thức an toàn thông tin
Theo Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam ( VNISA), hệ thống thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 đã được mở từ 16/2 đến 2/3, học sinh THCS cả nước có thể truy cập vào trang thihsattt.vn để đăng ký tài khoản dự thi và tham gia luyện tập.
Học sinh có thể vào thi thử cuộc thi về an toàn thông tin.
Trong năm 2022, năm đầu tiên được VNISA phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Vụ Giáo dục chính trị Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT), Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cùng một số cơ quan, đơn vị tổ chức, cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” dành cho đối tượng học sinh THCS trên cả nước để góp phần tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng Internet an toàn cho học sinh và phụ huynh học sinh trên cả nước.
Hiện tại, các học sinh THCS trên cả nước đã có thể truy cập vào website tại địa chỉ thihsattt.vn để đăng ký tài khoản dự thi và luyện tập các bài thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022.
Theo hướng dẫn của Ban tổ chức, sau khi truy cập vào trang web thihsattt.vn, học sinh cần bấm vào menu “Đăng ký” để đăng ký tài khoản dự thi bằng cách điền thông tin theo mẫu form đăng ký và nhắn tin xác thực tài khoản. Tiếp đó, chọn “Vào thi” để thực hành thi.
Trong thời gian thi thử kéo dài từ ngày 16/2/2022 đến hết 2/3/2022, các thí sinh có thể làm bài thi thử nhiều lần với đề thi được chọn ngẫu nhiên và xem lại kết quả. Ban tổ chức lưu ý thêm, học sinh không làm mới lại giao diện màn hình web khi đang thi (không bấm phím F5 trên máy tính, không thực hiện thao tác refresh màn hình trên các thiết bị di động) vì có khả năng tự làm rớt phiên thi.
Video đang HOT
Học sinh nên thi thử nhiều lần để làm quen với hệ thống và cũng biết được nhiều kiến thức bổ ích qua việc xem đáp ứng đúng cho các câu hỏi. Đặc biệt, thí sinh không cho người khác dùng tài khoản dự thi của mình vì có thể khiến bản thân mất quyền thi thật.
Trong thời gian thi chính thức dự kiến diễn ra từ ngày 3/3/2022 đến 24/3/2022, các thí sinh chỉ làm bài duy nhất một lần. trong trường hợp gặp sự cố, hệ thống sẽ lưu đề thi và tình trạng làm bài để thí sinh có thể thi tiếp sau khi đăng nhập lại.
Đề thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm do hệ thống thi cung cấp ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. Thời gian làm bài của thí sinh là 30 phút.
Các câu hỏi thi là những kiến thức phổ thông về an toàn thông tin và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, tập trung vào 8 chủ đề chính gồm: Giáo dục về đạo đức, pháp luật; Kiến thức về tin học và an toàn thông tin; Bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ em và phòng chống nội dung xấu trên mạng; Phòng tránh các tương tác có hại trên mạng; Phòng tránh nguy cơ có hại trong quảng cáo và tiêu dùng trên mạng; Phòng chống nguy cơ mất an toàn mạng; Bảo vệ trẻ em trong sử dụng mạng xã hội; Sử dụng thiết bị di động an toàn.
Cục trưởng yêu cầu gỡ bỏ ngay và dừng tiết lộ thông tin của trẻ em ở 'Tịnh thất Bồng Lai'
"Chúng tôi yêu cầu phải gỡ bỏ và dừng việc tiết lộ những thông tin liên quan tới đời sống cá nhân của trẻ em ở đây", Cục trưởng Cục Trẻ em nói.
Ngày 12/1, Cục Trẻ em cho biết đã có công văn gửi Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đề nghị kiểm tra, xử lý các tài khoản, fanpage chia sẻ hình ảnh trẻ em trong vụ "Tịnh thất Bồng Lai".
"Các em là nạn nhân và cần được bảo vệ. Chúng tôi yêu cầu phải gỡ bỏ và dừng việc tiết lộ những thông tin liên quan tới đời sống cá nhân của trẻ em ở đây. Trách nhiệm tìm hiểu thông tin là thuộc về các cơ quan pháp luật, cơ quan điều tra để xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật", báo Thanh niên ghi lời ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em.
Ngoài gửi công văn đến cơ quan quản lý đề nghị có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định tại luật Trẻ em, Cục Trẻ em cũng kêu gọi cộng đồng, người dùng mạng xã hội ngừng chia sẻ thông tin chi tiết, hình ảnh rõ mặt, tên, tuổi, giữ bí mật đời tư cho các em trong vụ "Tịnh thất Bồng Lai" nói riêng và các vụ xâm hại, bạo hành nói chung.
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Nga, Phó cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) - cho biết trên mạng xã hội những ngày gần đây, nhiều người đăng tải, chia sẻ các thông tin, hình ảnh, tên tuổi của các em nhỏ tại "tịnh thất Bồng Lai".
Không dừng lại, nhiều tài khoản mạng xã hội còn lan truyền một bản giám định ADN khẳng định ông Lê Tùng Vân (90 tuổi, ngụ Long An) là cha các bé.
Theo bà Nga, những hành vi trên vi phạm khoản 11, điều 6 Luật trẻ em: "Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em".
Việc tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ từ 7 tuổi trở lên hoặc cha mẹ, người giám hộ cũng là hành vi nghiêm cấm, vi phạm quy định về bảo vệ trẻ em, có thể bị xử phạt hành chính đến 30 triệu đồng, bị buộc thu hồi, gỡ bỏ.
Bên cạnh đó, điều 21 Luật trẻ em cũng nêu rõ "trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em".
"Đề nghị cộng đồng xã hội hãy giữ bí mật riêng tư cho trẻ em trong vụ tịnh thất Bồng Lai", bà Nga nhấn mạnh.
"Tịnh thất Bồng Lai" là nhà riêng của bà Cao Thị Cúc, tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Gần 10 năm trước, bà Cúc đưa nhiều tượng Phật, đồ thờ cúng về nhà, biến nơi này thành cơ sở thờ tự bất hợp pháp.
Năm 2015, ông Lê Tùng Vân (90 tuổi, ngụ quận 6, TP HCM) chuyển đến đây sống cùng với bà Cúc. Hộ này hiện có 8 trẻ em, trong đó 6 trẻ sống với mẹ ruột và 2 trẻ được nhận nuôi 3 năm nay. Cơ quan chức năng xác định việc lập hồ sơ nhận con nuôi còn nhiều tình tiết chưa đảm bảo quy định pháp luật, nên xã Hòa Khánh Tây chưa đồng ý.
Bộ GD-ĐT thay đổi nhiều nhân sự quan trọng Nhiều lãnh đạo vụ, cục chức năng của Bộ GD-ĐT vừa được luân chuyển, điều động sang các vị trí khác. Trong đó, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, được điều động sang làm Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên. Nhiều lãnh đạo vụ, cục chức năng của Bộ GD-ĐT vừa được Bộ trưởng...