Học sinh bị tấn công mạng khi học trực tuyến
Trong thời gian học trực tuyến để phòng chống dịch COVID-19, nhiều học sinh bị tấn công mạng khiến phụ huynh lo lắng và đề nghị Bộ Công an xử lý hành vi này.
Mới đây, một người dân ở tỉnh Đồng Nai phản ánh, trong thời gian qua, một số kẻ lợi dụng việc học sinh học tập trực tuyến qua mạng để quấy rối, tấn công mạng gây mất an toàn cho học sinh và khiến phụ huynh lo lắng.
Do đó, người dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ TT&TT cùng Bộ Công an có các giải pháp để khắc phục những vấn đề bất cập, khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến.
Trả lời về vấn đề này, Bộ Công an cho biết thời gian vừa qua đã chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, nhất là tập trung xử lý các hành vi quấy rối, tấn công mạng gây mất an toàn hoạt động tổ chức dạy học trực tuyến.
Video đang HOT
Trong thời gian học trực tuyến để phòng chống dịch COVID-19, nhiều học sinh bị tấn công mạng khiến phụ huynh lo lắng và đề nghị Bộ Công an xử lý hành vi này. (Ảnh: VGP)
Trong 6 tháng đầu năm 2020, lực lượng chức năng Bộ Công an phát hiện trên 1.700 trang, cổng thông tin điện tử của Việt Nam bị tin tặc tấn công và thay đổi giao diện; phát hiện, xử lý trên 280 trang thông tin điện tử tồn tại lỗ hổng bảo mật; hàng chục hệ thống thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng, cài cắm mã độc.
Qua đó, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng chức năng triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh dữ liệu, thông tin cá nhân trên các ứng dụng công nghệ phục vụ hoạt động giao tiếp, hội thảo, hội họp, đào tạo, dạy học trực tuyến qua mạng Internet.
Bên cạnh đó, để tạo cơ sở pháp lý xử lý nghiêm minh, nhằm răn đe đối với các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, Bộ Công an xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, hiện nay đang chờ Chính phủ xem xét ban hành.
Về ý kiến của người dân ở tỉnh Đồng Nai, Bộ Công an sẽ tiếp thu và tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp triển khai đồng bộ các giải pháp để khắc phục những vấn đề bất cập, khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến.
Đồng thời, tăng cường phòng ngừa, kịp thời phát hiện và đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Trong đó, lực lượng chức năng triển khai các kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia; kiểm tra, đánh giá và khắc phục tình trạng mất an ninh hệ thống mạng, an toàn hệ thống thông tin; thiết lập cơ chế xác minh, truy vết đối tượng qua các nền tảng dịch vụ ứng dụng dạy học trực tuyến; thông báo gửi các cơ quan, tổ chức để cảnh báo về hoạt động tấn công mạng, nguy cơ mất an ninh hệ thống mạng, khắc phục những vấn đề bất cập, khó khăn trong quá trình dạy học trực tuyến qua mạng Internet trong thời gian tới.
Hải Dương cho học sinh học trực tuyến từ ngày 17-2
Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương yêu cầu các cơ sở giáo dục thống nhất triển khai dạy học trực tuyến từ ngày 17-2, trong bối cảnh học sinh trên địa bàn tiếp tục phải tạm ngừng đến trường do dịch COVID-19 tại đây vẫn phức tạp.
Hải Dương giao các đơn vị triển khai dạy học trực tuyến từ 17-2 - Ảnh: T.THẮNG
Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương vừa chỉ đạo Phòng GD-ĐT cấp huyện, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố; trung tâm giáo dục thường xuyên - ngoại ngữ - tin học tỉnh cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp tiếp tục tạm ngừng đến trường từ sau kỳ nghỉ Tết Tân Sửu 2021, trước mắt đến hết ngày 28-2.
Các cơ sở giáo dục rà soát, kích hoạt lại tài khoản học trực tuyến trên hệ thống của Viettel, VNPT hoặc các hệ thống khác đã thực hiện trong học kỳ II năm học 2019-2020; tạo mới, cấp bổ sung tài khoản học trực tuyến cho học sinh chưa có tài khoản và xây dựng kế hoạch, thời khóa biểu tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh từ ngày 17-2.
Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục khi triển khai dạy trực tuyến cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho lãnh đạo đơn vị, các tổ chức đoàn thể, cán bộ tin học, giáo viên chủ nhiệm... tham gia hỗ trợ, theo dõi, giám sát, quản lý học sinh trong quá trình dạy trực tuyến.
Lãnh đạo các cơ sở giáo dục, giáo viên giữ mối liên hệ, thông báo kịp thời các thông tin về điều kiện, yêu cầu, kế hoạch dạy học trực tuyến của học sinh đến cha mẹ học sinh để phối hợp quản lý, đôn đốc, nhắc nhở học sinh học trực tuyến hiệu quả.
Đối với học sinh không có điều kiện học trực tuyến, các cơ sở giáo dục cần có hình thức hỗ trợ phù hợp như đăng tải trên website của đơn vị, gửi tài liệu cho cha mẹ học sinh qua email, Zalo hoặc in nội dung bài học chuyển cho học sinh thực hiện mà vẫn bảo đảm chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.
TP Hồ Chí Minh: Toàn bộ học sinh phải khai báo y tế ngay ngày đầu tiên đi học lại sau Tết Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản về việc yêu cầu khai báo y tế khi học sinh đi học trở lại sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi thủ trưởng các đơn vị trực thuộc về việc tăng cường theo dõi, cập nhật F0, F1, F2..., tổ...