Học sinh bị phê bình vì đến lớp sớm: Mỗi cơ quan đều có giờ giấc riêng, điều quan trọng là phải đúng giờ!
Các cơ quan, trường học đều có giờ giấc làm việc cụ thể. Việc học sinh đến sớm có thể gây ra những vấn đề phiền toái không mong muốn, như việc cháu bé bị phê bình vì đi học sớm mới đây.
Mới đây việc một cháu bé học sinh tiểu học bị cô giáo phê bình trước cả lớp và hội phụ huynh vì ‘tội’ đi học sớm đã khiến dư luận xôn xao. Đây được cho là điều ‘ngược đời nhất quả đất’ vì người ta chỉ phê bình việc đi học muộn, chứ ai lại phê bình vì đi học sớm bao giờ.
Bên cạnh đó, em học sinh không được vào sân trường, phải đứng ngoài cổng trường giữa trưa hè nắng nôi đã khiến dư luận bức xúc. Nhưng suy cho cùng thì trách nhiệm thuộc về ai?
Đến muộn là vi phạm nội quy nhưng đến sớm cũng chưa chắc đáng được khích lệ
Trước hết chúng ta phải đặt ra câu hỏi, tại sao lại có chuyện cô giáo phê bình học sinh đến sớm? Học sinh đi muộn bị phê bình đã đành, đằng này việc đi học sớm không phải là biểu hiện của sự nghiêm túc, chăm chỉ sao?
Học sinh lớp 1 đứng ngoài cổng trường 15 phút giữa trưa nắng nóng
Thực ra chúng ta cần nhớ, tất cả các cơ quan, trường học đều có giờ giấc làm việc cụ thể và liên quan đến công việc của nhiều người, nhiều bộ phận. Nhà trường chỉ nhắc nhở học sinh phải đi học đúng giờ chứ không chấp nhận việc các em đến muộn, cũng không khuyến khích việc đi học sớm.
Đi học sớm có thể lớp cũ chưa tan, phòng học đang bận, lao công đang dọn dẹp vệ sinh. Để bảo vệ tài sản công, các phòng học khi không có tiết thường được khóa lại và chỉ mở khi học sinh chuẩn bị vào học. Không phải thích đến lúc nào thì đến và không phải lúc nào cổng trường, cửa lớp cũng rộng mở cho các em vào.
Người mẹ để con lại trường khi chưa đến giờ nhưng lại không thông báo với cô giáo hay bảo vệ. Đây là điều nguy hiểm đối với một học sinh tiểu học. Suy cho cùng, nếu người mẹ trao đổi với cô giáo từ trước, có lẽ cháu bé đã không phải đứng ở cổng trường, cũng không bị ‘đấu tố’ trước lớp như vậy.
Có thể thấy, sau khi cô giáo lên tiếng phê bình thì mẹ cháu cũng không thẳng thắn trao đổi để tìm ra giải pháp mà kể khổ đủ điều, rồi chốt lại bằng những câu như: ‘Từ mai cô cứ nhắc các cháu nếu gia đình phải đưa đi học sớm thì cô cứ cho các cháu ở ngoài là được, không nhất thiết phải phê bình vì bản thân tôi không theo các cháu đến đúng giờ được’.
Video đang HOT
Việc không theo được giờ giấc của nhà trường là việc của cá nhân, nhưng thay vì tìm giải pháp, chẳng hạn như đề nghị nhà trường bố trí chỗ nghỉ ngơi hay phân công người trông nom các cháu thì chị lại nói dỗi. Một người mẹ có đành lòng để con đứng ở ngoài không?
Cô giáo viện dẫn nội quy, mẹ cháu lại nói dỗi.
Nói tóm lại, các cơ quan đều có giờ giấc làm việc. Đến muộn chắc chắn là vi phạm nội quy nhưng đến sớm cũng chưa chắc đã là điều đáng được khích lệ. Điều quan trọng là phải đúng giờ.
Ở các trường mầm non, nếu bố mẹ bận rộn không thể đón con sớm thì phải đăng ký với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường có thể có phụ thu với những trường hợp đó vì giáo viên phải làm việc ngoài giờ.
Ở công sở, nhiều công ty cũng không khuyến khích nhân viên về muộn vì… tốn tài nguyên điện nước của công ty.
Nếu xảy ra sự việc đáng tiếc thì trách nhiệm thuộc về ai?
Tất nhiên, việc đúng giờ giấc là đều quan trọng nhưng thế giới này vận hành không hoàn toàn dựa trên những quy định cứng nhắc. Trong trường hợp trên, người ‘đuổi’ cháu bé ra ngoài cổng đứng cũng không phải là nhà trường hay cô giáo mà là các bạn học sinh Sao Đỏ.
Dễ thấy, Sao Đỏ chỉ đang làm đúng nhiệm vụ của mình, như những gì các em được phân công. Các em không được nhắc phải linh động cho những trường hợp đặc biệt, các em không thể tự ra quyết định khi rơi vào trường hợp đó.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Nếu chẳng may có chuyện gì không hay xảy ra với cháu bé khi phải đứng ở cổng trường, trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Do người mẹ đưa con đi học sớm, do Sao Đỏ làm theo nội quy đuổi bé ra ngoài hay do cô giáo và nhà trường đã không quan tâm sát sao?
Việc một hệ thống từ trên xuống dưới tuân thủ những quy định một cách cứng nhắc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Từng nhớ, trước đây có một Hoàng hậu Thái Lan tên là Sunandha Kumariratana và công chúa nhỏ con bà đã phải chết lãng xẹt khi ngã xuống hồ nước mà không ai dám cứu, dù xung quanh có rất nhiều thị vệ, cung nữ.
Nguyên nhân vì quy định khắt khe, bất cứ ai chạm vào thân thể danh giá của người trong Hoàng gia đều bị xử tội chết. Tai nạn hy hữu này đã khiến nhà vua Thái Lan phải thay đổi những quy định vô lý đã tồn tại hàng trăm năm.
Hoàng hậu Thái Lan thiệt mạng vì những quy định khắt khe và cách thực thi cứng nhắc.
Thật may là cháu bé không sao dù đã phải đứng ngoài cổng trường nắng như đổ lửa. Thật may là câu chuyện này đã được lan truyền rộng rãi trên báo chí, mạng xã hội, để những người khác nhìn đó mà rút kinh nghiệm.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung.
Trong trường hợp này, cô giáo đã quá cứng nhắc, vội vàng khi chụp ảnh, phê bình những học sinh đi sớm mà chưa tìm hiểu rõ ngọn ngành. Sâu xa hơn là việc học sinh bị phân biệt đối xử ngầm, chỉ vì nhà không có điều kiện cho ở bán trú mà phải đứng cổng trường và còn bị phê bình trước cả lớp. Điều đó có thể để lại trong tâm hồn non nớt của trẻ thơ một vết thương sâu sắc. Cháu bé sẽ nghĩ gì khi lớn lên và nhìn lại những hình ảnh mình bị xua đuổi, bị bêu lên như thế?
Sự việc đáng tiếc này xảy ra thì lỗi do ai? Do mẹ cháu, do Sao Đỏ, do nhà trường? Điều đó không quan trọng bằng việc đừng bao giờ để bất kỳ đứa trẻ nào chịu đựng những điều như bạn nhỏ ấy đã chịu đựng. Trẻ em như búp trên cành, đừng biến chúng trở thành nạn nhân cho sự tắc trách của người lớn.
Học sinh đứng nắng chờ vào lớp: Lỗi của ai?
Ngày 21/5, mạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh một bé gái học lớp 1 đứng ngoài cổng trường trong nắng nóng vì đi học quá sớm.
Bé gái học lớp 1 đứng ngoài cổng trường trong nắng nóng vì đi học quá sớm
Một người nhận là mẹ cháu bé cho biết, do không có điều kiện đi học bán trú nên gia đình đón con về buổi trưa và đưa con quay lại trường vào đầu giờ chiều. Tuy nhiên, do con đến lớp sớm 15 phút nên không được vào trường mà phải ra ngoài cổng trường đứng.
Trước đó, cô chủ nhiệm của cháu đã từng chụp ảnh các học sinh đi học sớm để phê bình vì lỗi đi học... sớm.
Sự việc sau đó được báo chí xác minh là xảy ra ở Trường Tiểu học Quang Trung. Hiệu trưởng cho biết sẽ yêu cầu cô chủ nhiệm kiểm điểm nghiêm túc. Phòng Giáo dục quận Ngô Quyền cũng yêu cầu Ban giám hiệu trường xin lỗi gia đình học sinh và rút kinh nghiệm trong quản lý.
Liên quan câu chuyện này, nhiều bạn đọc đã bức xúc gửi thư, bình luận tới hộp thư bạn đọc Báo Giao thông.
Bạn đọc Hòa An (Hà Nội) viết: "Nhìn cháu bé lớp 1 đứng dưới trời nắng nóng hầm hập mà xót xa. Có phải ai cũng có điều kiện ăn bán trú đâu, sao nhà trường vô cảm đến thế. Cháu đứng ngoài đó lỡ bị bắt cóc, cướp giật hay ngất xỉu thì hối không kịp".
Bạn đọc Minh Luân (TP HCM) đề nghị ngành giáo dục nên lấy đây làm ví dụ điển hình để nhắc nhở đội ngũ giáo viên, Ban giám hiệu các trường sâu sát và yêu thương con trẻ hơn nữa.
"Cứng nhắc đến nhẫn tâm, lại là chuyện xảy ra ở môi trường giáo dục, thật không biết nói gì hơn", anh Luân viết.
Bạn đọc Quốc Tuấn (Hải Phòng) chia sẻ: "Trước nay chỉ thấy học sinh đi học muộn bị phê bình, giờ đi sớm cũng bị phạt. Chuyện lạ".
Bạn đọc Hoa Ánh (Hà Nội) cho rằng: "Nhiều người nói cháu bé bị đội Sao đỏ bắt ra đứng ngoài cổng trường chứ không phải cô giáo, đừng trách cô giáo tội nghiệp.
Thực ra, việc này cô giáo và nhà trường phải chịu trách nhiệm là chính vì họ đã không sát sao và cứng nhắc trong xử lý. Đội Sao đỏ chỉ thực thi những gì nhà trường chỉ đạo mà thôi".
UBND TP Hải Phòng: HS lớp 1 bị bêu phạt tự đi ra ngoài cổng trường Học sinh đứng ngoài cổng giữa trời nắng không phải do nhà trường, giáo viên yêu cầu. Sau khi được phụ huynh đưa vào trường em được Sao Đỏ hướng dẫn vào lớp nhưng đã đi ra ngoài cổng trường đứng. Tối 21/5, UBND thành phố Hải Phòng có kết luận sau khi Chủ tịch Nguyễn Văn Tùng làm việc với Trường Tiểu...