Học sinh bị ngộc độc, Trường tiểu học Tiên Dương có trách nhiệm gì?
Bác sỹ cho biết có sự trùng hợp tất cả các cháu vào viện cấp cứu đều học cùng 1 trường và ăn suất ăn bán trú của cùng một đơn vị cung cấp.
Nôn, sốt, đau đầu và đi ngoài rất nhiều là biểu hiện chung của nhiều học sinh sau bữa ăn trưa ngày 9/9 tại Trường tiểu học Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Đến thời điểm hiện tại thì hầu như số học sinh nói trên đã ổn định về mặt sức khỏe và đi học trở lại, nhưng vẫn đề đặt ra ở đây là quy trình đưa bữa ăn vào trường học vẫn được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, lo lắng.
Bà Nguyễn Thị Cúc – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: TD.
Xác nhận với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Nguyễn Thị Cúc – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tiên Dương cho biết là từ nhiều năm nay nhà trường không tổ chức nấu ăn mà kí hợp đồng với một đơn vị cung cấp suất ăn sẵn.
Các suất ăn bán trú cho học sinh tại trường Tiên Dương đều được Công ty cung cấp suất ăn sẵn Vũ Quỳnh cung cấp. Đơn vị này đã cung cấp suất ăn cho nhà trường từ gần 10 năm nay.
Vào đầu năm học, Ủy ban nhân dân huyện đã thẩm định đánh giá năng lực của các đơn vị cung cấp suất ăn sẵn trên địa bàn cũng như công khai danh sách các đơn vị này để các trường tự lựa chọn.
Theo bà Cúc, hiện nhà trường có tổng số 2.115 học sinh, trong đó có 1.556 học sinh học bán trú. Trưa 9/9, nhà trường có tổ chức bữa ăn cho học sinh bán trú, đến 15h chiều cùng ngày có thêm bữa phụ là sữa học đường.
Tuy nhiên theo ghi nhận thực tế tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh, từ 21h ngày 9/9 cho đến sáng 10/9, có nhiều học sinh với biểu hiện đau bụng, sốt, đi ngoài…được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đông Anh cấp cứu.
Cho đến chiều ngày 10/9 sau khi được thăm khám và điều trị, một số học sinh đã được bệnh viện cho về điều trị và theo dõi tại nhà.
Sáng 10/9,Trường Tiểu học Tiên Dương có 58 học sinh vắng mặt không đến lớp, trong đó có 48 học sinh vẫn còn một số biểu hiện triệu chứng như buồn nôn, sốt và đi ngoài.
Video đang HOT
Nhà xưởng của Công ty cung cấp suất ăn sẵn Vũ Quỳnh ngay bên cạnh Trường Tiểu học Tiên Dương, hiện nay công ty này đã đóng cửa. Ảnh: TD.
Ghi nhận của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam vào trưa ngày 12/9 tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Đông Anh vẫn còn 2 học sinh Trường tiểu học Tiên Dương đang điều trị.
Chị Ngô Thị Thu có con học ở Trường Tiểu học Tiên Dương cho biết: “Tầm 10 giờ tối ngày 9/9 con nhà tôi bị nôn rất nhiều, tôi nghĩ cháu bị cảm.
Nhưng một lúc sau cháu lại nôn tiếp và sau đó là nôn liên tục, lúc này tầm 11 giờ đêm nên tôi đưa cháu vào Bệnh viện Đa khoa Đông Anh cấp cứu.
Tôi nói với bác sỹ trực cấp cứu rằng không rõ con nhà tôi bị cảm hay sao mà cháu nôn nhiều lắm? Bác sỹ nói rằng không phải chỉ con nhà chị bị mà tối nay có rất nhiều bạn cũng bị như như vậy và phải vào đây cấp cứu.
Vào viện cháu nhà tôi vẫn tiếp tục nôn, sau khi siêu âm, chụp ổ bụng và tiếp nước tại phòng cấp cứu, đến sáng thì cháu đỡ nôn nhưng lại đi ngoài rất nhiều lần, các bác sỹ điều trị nói rằng con tôi bị nhiễm khuẩn đường ruột. Từ hôm đó đến nay cháu nhà tôi vẫn bị sốt nên bác sĩ chưa cho ra viện”.
Anh Dũng cho biết xung quanh hàng xóm cũng có khá nhiều cháu có hiện tượng tương tự như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đi ngoài… nhưng nhẹ hơn nên vẫn đi học.Ảnh: TD.
Anh Nguyễn Tiến Dũng có con học ở Trường tiểu học Tiên Dương, cho biết: “Cháu nhà tôi học bán trú cả ngày, ăn bữa trưa tại trường và có uống sữa học đường. Tầm 9h tối ngày 9/9, cháu nhà tôi có biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần, nôn nhiều và sốt cao, đau đầu. Khoảng 2h sáng ngày 10/9 tôi đưa cháu vào viện cấp cứu.
Sau khi điều trị và thăm khám, xét nghiệm thì bác sỹ kết luận cháu nhà tôi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn máu. Các bác sĩ cho biết ở trường đó cũng có nhiều bạn bị như vậy và đang nằm điều trị tại đây.
Hôm nay là ngày 12/9, các bác sĩ nói cháu nhà tôi phải nằm theo dõi thêm 2 hôm nữa, sau khi xét nghiệm lần cuối cùng nếu thấy ổn mới được ra viện”.
Anh Dũng cho biết xung quanh hàng xóm cũng có khá nhiều cháu có hiện tượng tương tự như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đi ngoài… nhưng nhẹ hơn nên vẫn đi học.
Cũng theo anh Dũng và một số phụ huynh có con phải vào viện cấp cứu cho biết khả năng do nguồn thức ăn bữa trưa của các cháu tại trường chưa được đảm bảo.
Rồi bát đũa, khay đựng… chưa được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến các cháu bị nhiễm khuẩn đường ruột, và rất nhiều cháu cùng trường bị như vậy thì chắc chắn là từ những suất ăn ở trường. Cơ quan chức năng đang khẩn trương làm rõ để xử lý, không để sự việc “chìm xuồng”.
Trách nhiệm của nhà trường ra sao?
Bác sỹ Lê Huy Hồng Hồng – Khoa nhi Bệnh viện đa khoa Đông Anh cho biết: “Tôi cũng tham gia vào điều trị ban đầu khi các cháu mới vào đây, tất cả đều có triệu chứng giống nhau là đau đầu, sốt, nôn và đi ngoài nhiều.
Các cháu đều được xét nghiệm phân và máu, dùng thuốc điều trị và nâng cao thể trạng. Hiện nay còn 2 cháu bị nhiễm khuẩn nên đang phải điều trị thuốc kháng sinh theo phác đồ, chắc tầm 2 hôm nữa sẽ ra viện. Còn những cháu khác có cùng triệu chứng và vào đây cấp cứu, nhưng sau điều trị đã khỏe và được ra viện”.
Bác sỹ Hồng cũng cho biết là vì có sự trùng hợp tất cả các cháu vào viện cấp cứu đều học cùng 1 trường và ăn suất ăn bán trú của cùng một đơn vị cung cấp, như vậy là ở đây có điều gì đó không bình thường”.
Qua sự việc trên cho thấy việc chọn đơn vị cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh là trách nhiệm của Ban giám hiệu Trường Tiểu học Tiên Dương, trực tiếp là Hiệu trưởng Nguyễn Thị Cúc khi xảy ra việc đáng tiếc với rất nhiều học sinh của trường vào ngày 9/9.
Bên cạnh đó phải làm rõ trách nhiệm của Hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh có địa chỉ tại số 65, thôn Trung Oai, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Đông Anh, Hà Nội, là đơn vị cung cấp suất ăn sẵn cho Trường Tiểu học Tiên Dương.
Ngoài ra còn các đơn vị cung cấp thực phẩm như rau, thịt, trứng chim cút, gạo, nước uống đóng chai… cùng cần phải được xem xét khi ngay buổi tối ngày 9/9 có 2 học sinh của Trường mầm non Tiên Dương cùng xã cũng có 2 cháu học sinh phải vào viện cấp cứu với cùng triệu chứng bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Học sinh Trường mầm non Tiên Dương cùng xã cũng bị nhiễm khuẩn
Có con phải vào viện cấp cứu tối ngày 9/9 tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa Đông Anh, chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc cho biết: “Cháu nhà tôi học Trường mầm non Tiên Dương ở cùng xã, hôm đó khi đi học về thì từ lúc 7h tối ngày 9/9 cháu bị nôn liên tục, đến tầm 11h đêm thấy cháu mệt và nôn nhiều nên tôi đưa vào viện cấp cứu.
Vào viện cháu vẫn bị nôn rất nhiều, sau khi xét nghiệm máu thì bác sĩ có nói con nhà tôi bị ngộ độc, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Vào đây tôi mới biết là có một cháu cùng lớp với con nhà tôi cũng vào cấp cứu với tình trạng và hiện tượng tương tự, cháu đó còn bị nặng hơn con nhà tôi và nôn suốt cả một ngày.
Đến ngày hôm sau con nhà tôi không nôn nữa nhưng chuyển sang bị đi ngoài và đi nhiều lần trong ngày, người vẫn hơi sốt.
Hiện nay cả con nhà tôi và bạn cùng lớp với cháu được các bác sĩ kết luận là nhiễm khuẩn đường ruột và nhiễm khuẩn máu”.
Bộ Y tế khuyến cáo những việc học sinh cần làm khi ở nhà để tránh Covid-19
Ngày 13/3, Bộ Y tế tiếp tục có khuyến cáo phòng bệnh Covid-19 đến cộng đồng. Dưới đây là Khuyến cáo những việc học sinh cần làm tại nhà hàng ngày để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Ảnh minh họa: Internet
1. Cha mẹ học sinh, sinh viên, học viên thực hiện các hoạt động sau để tăng cường sức khỏe cho học sinh và bản thân sinh viên, học viên:
- Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.
- Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.
2. Đối với trẻ em mầm non, học sinh: cha mẹ học sinh có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho học sinh ở nhà; Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cha mẹ cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
3. Đối với sinh viên, học viên: Tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà; Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Sinh viên, học viên không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Nguồn: Bộ Y tế
HÒA THUẬN
Theo tienphong.vn
Cải thiện sức khỏe học sinh: Tăng thời lượng rèn luyện thể lực Theo các chuyên gia, hiện nay học sinh (HS) chưa có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể thao hợp lí. Bởi vậy sức khỏe và thể trạng của HS ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ GDĐT vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 của Thủ tướng...