Học sinh bị ghi tên vào sổ đầu bài vì mang vũ khí đến lớp, cứ ngỡ dao kiếm gì đó, đọc nốt lời phê thì té ngửa: Cô giáo cũng lầy lắm
Thời đi học, chắc ai cũng từng bị “ngồi” vào sổ đầu bài với muôn vàn lý do, có những lý do “dở khóc dở cười”.
Sổ đầu bài là cuốn sổ “nhỏ nhưng cõ võ”, hiểu đơn giản là cuốn nhật ký của từng lớp. Trong cuốn sổ sẽ ghi chi tiết: Tên các tiết học, thời gian, tên giáo viên giảng dạy, lời nhận xét của giáo viên,… Đến cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm sẽ nhìn vào đó để đánh giá tình hình hoạt động của lớp. Và đây cũng là căn cứ đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh vào cuối năm.
Chắc hẳn, là học sinh hiếm ai chưa từng bị “ngồi” vào sổ đầu bài trong suốt 12 năm học. Thậm chí, có những bạn bị ghi đến gần chục lần vào cuốn sổ thần thánh chỉ trong vỏn vẹn 1 tuần. Đi học muộn, không mang đồ dùng học tập, nói chuyện trong giờ, không làm bài tập,… là những lỗi phổ biến mà học sinh thường mắc phải, bị giáo viên ghi vào sổ đầu bài để cảnh cáo.
Lý do bị ghi vào sổ đầu bài khiến dân mạng cười chảy nước mắt.
Video đang HOT
Nhưng mới đây, một nhóm học sinh bị cô giáo khiển trách và ghi tên vào cuốn sổ với lý do vô cùng… lầy lội. Cụ thể: “Duy cung cấp vũ khí để Bình và Nguyên đánh nhau (caro) trong lớp”. Thoáng nhìn qua, dân mạng không khỏi giật mình tá hoả bởi học sinh đi học đánh nhau, lại còn mang cả vũ khí vào lớp. Nhưng nếu đọc kỹ thì sẽ thở phào nhẹ nhõm, bật cười trước sự hóm hỉnh của cô giáo.
Hoá ra, việc “đánh nhau” thực chất là học sinh đánh cờ caro; còn đem “vũ khí” thì chắc là chuẩn bị giấy nháp, bút bi để chơi cờ. Qua lời phê trên, có thể nhận ra cô giáo là người rất vui tính, dí dỏm, chỉ muốn nhắc nhở nhẹ nhàng đối với học sinh của mình. Cờ caro là trò chơi lành mạnh, giúp giải trí sau những tiết học căng thẳng, áp lực. Tuy nhiên, học sinh chỉ nên chơi vào giờ nghỉ giải lao 15 phút, tuyệt đối không được lén lút chơi khi giáo viên đang giảng bài.
Trường hợp của nhóm học sinh kia chắc chắn sẽ bị giáo viên chủ nhiệm phê bình vào tiết sinh hoạt cuối tuần, hoặc nặng hơn là viết bản kiểm điểm, mời phụ huynh ký vào. Thôi thì coi như một bài học để các bạn rút ra kinh nghiệm “giờ nào học môn đó nhé”.
Nam sinh bị ghi tên vào sổ đầu bài, nhìn tội mắc phải chắc phụ huynh cũng cười rũ rượi: Xin lỗi thầy, con tôi tài lanh quá mức!
Đúng là nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò!
Thời đi học, thứ khiến học sinh sợ hãi nhất chính là "Sổ ghi đầu bài". Cuốn sổ mỏng này tuy nhỏ mà có võ. Bởi các thầy cô giáo sẽ dùng cuốn sổ này để ghi tên những bạn mắc lỗi, đồng thời chấm điểm, đánh giá giờ học.
Không ít người trong chúng ta từng bị bêu tên trong "cuốn sổ tử thần" này. Có bạn bị ghi tên bởi tội nói chuyện trong giờ. Có bạn thì đi học muộn, chép bài của bạn, chưa làm bài tập, không mặc đồng phục, tóc để sai quy định,... Nói chung toàn là những lỗi phổ biến mà học sinh hay mắc phải.
Tuy nhiên có những học sinh từng bị ghi tên vào sổ đầu bài vì những "tội" kỳ quặc đến mức phụ huynh mà biết được chắc cũng không thể nhịn cười, đến tiền đình vì sự lầy lội, nghịch ngợm của con nhà mình!
Khánh Duy giành nói với thầy!
Mới đây trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp lại sổ đầu bài của một lớp học và lập tức gây sốt. Theo đó, một nam sinh tên Khánh Duy có "vinh hạnh ngồi trong sổ đầu bài" vì một lỗi không ai tưởng tượng nổi. Đó là... giành nói với thầy! Tội giành nói này cụ thể ra sao thì thầy cũng không viết rõ. Chỉ biết được là nam sinh này chắc nói nhiều mà thôi.
Thế nên cư dân mạng mới phì cười, tranh nhau suy đoán đủ kiểu: "Ông Khánh Duy này đòi lên dạy thay thầy hả?", "Nội tâm thầy giáo kiểu: Sao sao, muốn lên bục giảng đứng cùng tôi hay như nào",...
Những lần học sinh bị ghi tên vào sổ đầu bài đầy hài hước khác.
Trước đó, nhiều học sinh với bản tính "nhất quỷ nhì ma" cũng từng bị ghi tên vào sổ đầu bài với loạt lý do cực kỳ khó đỡ. Chẳng hạn như "viết di chúc trong giờ học", "hát nghêu ngao trong giờ học, hình như đang yêu",...
Nữ sinh học online quên tắt mic làm lọt vài âm thanh, cô giáo nghe được, không phạt còn khen lấy khen để Học online mà quên tắt mic kiểu này thì chẳng ai nỡ phạt. Ảnh minh họa Khi học online, học sinh phải đảm bảo được nhiều yếu tố về thiết bị, kỹ thuật để giúp việc học được xuyên suốt, không gián đoạn. Nhưng dù đã làm quen với cách học này khá dài, một số học sinh vẫn còn mắc các lỗi...