Học sinh Bỉ đội nón lá, giơ biển virus corona khiến MXH châu Á bức xúc
Cộng đồng mạng châu Á hiện lên án dữ dội và kêu gọi tẩy chay hành vi được cho là phân biệt chủng tộc của nhóm học sinh trường Sint-Paulus Campus College Waregem ở Bỉ.
Trong bức ảnh gây phản ứng giận dữ trong cộng đồng mạng châu Á, 19 học sinh trường cấp 2 Sint-Paulus Campus College Waregem (trường học cho người Hà Lan ở Bỉ) mặc trang phục truyền thống Trung Quốc và đội nón lá, trong đó có 2 người diện đồ hóa trang gấu trúc.
Điều đáng chú ý là nhóm học sinh tươi cười tạo dáng với tấm biển ghi dòng chữ “Corona Time” (tạm dịch: Thời của corona). Một nữ sinh ở hàng giữa thậm chí dùng hai tay kéo khóe mắt – cử chỉ được xem là mang tính xúc phạm và chế giễu người gốc Á, theo Independent.
Tấm biển đề cập tới virus corona còn kèm theo hình vẽ một người đeo khẩu trang.
Bức ảnh xuất hiện trong bối cảnh chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến 100.000 người bị nhiễm trên toàn cầu.
Zing.vn đã liên hệ tới Sint-Paulus Campus College Waregem nhưng chưa nhận được câu trả lời. Hiện trường này đã khóa trang Facebook và Instagram chính thức.
Bức ảnh của học sinh trường cấp 2 ở Bỉ khiến cộng đồng mạng bức xúc. Ảnh: FB.
Trước đó, trường Sint-Paulus Campus College Waregem đã đăng tải bức ảnh lên trang Instagram và Facebook, nhưng đã gỡ bỏ sau đó mà không lên tiếng giải thích hay đưa ra tuyên bố chính thức nào liên quan tới vụ việc.
Instagram của trường cũng được thay đổi từ chế độ công khai sang riêng tư kể từ khi hình ảnh gây nên sự phẫn nộ cho cư dân mạng.
Broodje Kaas Met Sambal – một nhóm nâng cao nhận thức và giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc đối với cộng đồng châu Á ở Hà Lan – đã đăng lại bức ảnh trên Instagram và lên án trường học Bỉ vô trách nhiệm.
Nhóm tuyên bố hình ảnh được chính nhà trường đăng tải trên các trang mạng xã hội của mình.
“Họ sau đó đã âm thầm xóa các bức ảnh. Tuy nhiên, động thái này chắc chắn không giải quyết được vấn đề và một lần nữa cho thấy cần phải xử lý vấn đề phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử trong giáo dục đến thế nào”.
“Là một tổ chức giáo dục, trường có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ tương lai. Việc họ chấp nhận hành vi này, thậm chí tự quảng bá trên các kênh truyền thông của mình là vô trách nhiệm và thật sự có vấn đề”, nhóm này nói thêm.
Bức ảnh cũng được nhiếp ảnh gia Rui Jun Luong ở thành phố Rotterdam (Hà Lan) đăng lại.
Video đang HOT
“Không thể tin được. Làm thế nào một trường học có khẩu hiệu ‘Trái tim ấm áp, cái nhìn tươi mới, tâm trí cởi mở’ có thể phê duyệt và xuất bản bài viết cho thấy học sinh tạo dáng như vậy”.
Bà Luong nói thêm: “Đây là một cuộc tấn công, không thể coi là trò đùa. Đó chính là sự phân biệt chủng tộc, chế giễu văn hóa của người châu Á chúng tôi và không hề vui chút nào”.
Bức ảnh cũng gây ra cuộc tranh luận gay gắt trên các diễn đàn mạng. Trong khi một số ít coi đó là “trò đùa”, đa số dân mạng lên án hành vi này là “rác rưởi” và “thiếu tôn trọng”.
“Đó là hành động phân biệt chủng tộc dữ dội. Như thường lệ, người ta sẽ dung túng hành vi như thế bằng lời ngụy biện ‘chỉ là một trò đùa’”, một dân mạng viết.
Một người khác nói: “Chúng tôi cảm thấy đây là một sự xúc phạm, không hề buồn cười chút nào. Hãy thử đặt mình vào vị trí của một người châu Á và được gắn với từ ‘corona’ xem có dễ chịu không?”.
Theo Zing
Cô gái Việt bị hãng bay Mexico ghẻ lạnh dù chưa tới TQ vì Covid-19
Dù đã trả lời "không" với câu hỏi "Đã tới Trung Quốc trong 30 ngày qua chưa?", Trang vẫn chịu một chuyến đi bị phân biệt đối xử.
Với Trang, tên thường gọi là Tori Vo (cựu học sinh trường Thực nghiệm Sư phạm, TP.HCM, hiện sống ở Mỹ), chuyến bay từ Guadalajara (Mexico) tới San Jose (Mỹ) vào ngày Valentine là trải nghiệm "thật sự đau lòng".
Theo đó, vào đúng ngày Valentine, cô gái kết thúc chuyến công tác ở Guadalajara và bay về San Jose. Thay vì bay cùng hãng hàng không quen thuộc Alaska Airline, cô chọn chuyến bay sáng sớm với Volaris với hy vọng kịp trở về làm việc.
Là người gốc Á, Trang trải qua sự kiểm tra gắt gao hơn mọi hành khách tại sân bay ở Mexico, theo World of Buzz.
"Nhân viên check-in tại quầy của Volaris đã hỏi tôi có đến Trung Quốc trong 30 ngày qua hay không. Tôi trả lời: 'Không, tôi chưa bao giờ đến Trung Quốc'. Tôi không đánh giá cao cách cô ấy quay sang đồng nghiệp, thì thầm và cười khúc khích", cô kể lại.
Trang bật khóc vì cảm thấy bị ghẻ lạnh trên chuyến bay của hãng hàng không Mexico. Ảnh: FBNV.
Ngoài những tiếng cười khúc khích không nên có, cô cũng mất khá nhiều thời gian để nhân viên hãng bay kiểm tra hộ chiếu của mình.
Tuy nhiên, ngay cả khi đã qua cửa an ninh, Trang vẫn bị giữ bởi một nhân viên kiên quyết muốn kiểm tra thêm.
"Tôi nghĩ đó không phải vấn đề lớn vì hầu như tôi luôn cần xác nhận hộ chiếu của mình ở cổng. Nhưng ngay cả sau khi người phụ nữ nói tôi không có vấn đề gì, người đàn ông đã từ chối cho tôi lên máy bay".
"Khi tôi hỏi tại sao lại như vậy, anh ta cộc lốc nói: 'Không, không, đến đó bạn cần được kiểm tra'. Họ kiểm tra cơ thể tôi, mọi ngăn trong ba lô và hành lý xách tay của tôi. Xong xuôi, người đàn ông nhận vé từ tay tôi và tôi là một trong những người cuối cùng lên máy bay", cô cho biết thêm.
Tiếp viên trên máy bay để chai nước vào ghế bên cạnh cô gái rồi lạnh lùng rời đi mà không nói với cô một lời. Ảnh: FBNV.
Khi lên máy bay, trải nghiệm còn trở nên tồi tệ hơn. Cô bước qua cánh cửa với một sự tiếp đón lạnh lùng và im lặng từ một tiếp viên hàng không.
Thấy ghế của mình bị một hành khách khác ngồi vào, cô hỏi tiếp viên nếu xảy ra nhầm lẫn và nhận được câu trả lời: "Cô có thể ngồi ghế khác không? Vẫn là ghế ưu tiên".
Khi Trang đi đến chỗ ngồi của mình và vật lộn để đặt hành lý vào ngăn để đồ ở trên cao, không một tiếp viên nào giúp đỡ cô.
"Các tiếp viên chỉ nhìn chằm chằm vào tôi. Một người lướt qua tôi, nhưng không ai giúp đỡ. Tôi tự làm mọi thứ. Tôi cảm thấy cô lập, bị phân biệt đối xử và đang rơi nước mắt".
Trang nói rằng cô phải chịu đựng chuyến bay kéo dài 4 tiếng trong tình trạng bị phớt lờ và bị đối xử như thể cô đang mang mầm bệnh.
"Tôi như người vô hình vì họ bỏ qua hàng của tôi khi đẩy xe chở đồ ăn, uống mời hành khách. Khi tôi yêu cầu một ly nước, người phục vụ lấy ra một cái chai và thả xuống ghế bên cạnh tôi mà không nói lấy một lời hay ngoái đầu lại".
Dân mạng bức xúc trước cách hành xử của tiếp viên hãng bay Mexico với Teri Vo. Ảnh chụp màn hình.
Thậm chí, khi tiếp viên phát tờ khai nhập cảnh cho hành khách, Trang phải chủ động hỏi xin và được cho biết hãng không có tờ đơn nào bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, khi đang điền đơn, cô nhận thấy tiếp viên đưa cho hàng khách khác bản khai nhập cảnh bằng tiếng Anh.
"Tôi có khác nào một ổ bệnh dịch bệnh không? Những người này sao có thể đại diện cho một hãng hàng không? Những hành vi này sao có thể chấp nhận được?", cô viết và cho biết thêm mình chưa bao giờ cảm thấy bị ngược đãi như vậy trong 14 năm sống ở Mỹ.
"Bản chất của con người là sợ những điều chưa biết, nhưng phân biệt đối xử với người châu Á không có nghĩa là bạn sẽ tránh được virus. Sự phân biệt đối xử không phải là một trong những biện pháp chống lại virus corona. Nó chỉ thúc đẩy dịch bệnh lớn nhất trong tất cả: Phân biệt chủng tộc", cô khẳng định.
Tại sân bay San Jose, nhân viên nhập cảnh đã động viên khi Vo đến. "Anh ấy nhận thấy khuôn mặt tôi sưng phồng lên, hỏi tôi có ổn không và an ủi tôi: 'Điều đáng mừng là giờ cô đã an toàn. Chào mừng về nhà!'. Nếu không nhờ anh ấy, tôi thật sự gục ngã".
Trang nhận được phản hồi từ đại diện Volaris Airlines rằng hãng sẽ làm việc nội bộ về hành vi sai trái của nhân viên. Ảnh: FBNV.
Bài đăng của Trang thu hút hàng nghìn phản ứng và chia sẻ từ cộng đồng mạng. Trong số đó, nhiều bình luận bày tỏ sự cảm thông vì họ cũng phải nếm trải sự việc đáng buồn tương tự.
Ngày 19/2, cô cho hay một đại diện của Volaris gọi điện để hỏi han tình hình và yêu cầu kể lại câu chuyện. Người này cho hay Volaris sẽ làm việc nội bộ về hành vi sai trái của nhân viên.
"Họ cung cấp cho tôi ưu đãi 50 USD cho chuyến bay tiếp theo, nhưng tôi từ chối vì không cảm thấy thoải mái khi bay cùng họ hoặc chấp nhận khoản bồi thường này cho đến khi tôi biết chính xác Volaris sẽ làm gì để ngăn chặn điều này từ xảy ra với hành khách. Tôi đã liên hệ với sân bay GDL về nhân viên điều hành và đang chờ hồi âm từ họ", cô cho hay.
Zing.vn đã liên hệ với Volaris Airlines qua email và đang chờ câu trả lời.
Người gốc Á trên khắp thế giới chia sẻ câu chuyện bị kỳ thị, phân biệt đối xử giữa dịch corona. Ảnh: SCMP.
Từ khi dịch virus corona mới bùng phát, rất nhiều câu chuyện được người Trung Quốc ở châu Á và người châu Á trên khắp thế giới chia sẻ. Tất cả đều có điểm chung là họ bị xúc phạm, phân biệt đối xử xuất phát từ mối lo ngại không có cơ sở rằng người gốc Á liên quan đến dịch Covid-19.
Michael Ryan - giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp về Sức khỏe thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - nhấn mạnh không nên có sự kỳ thị nào liên quan đến dịch virus corona chủng mới.
"Trách nhiệm của chúng ta là đảm bảo không có sự kỳ thị nào liên quan đến căn bệnh này. Điều đó không cần thiết và không mang lại ích lợi gì", ông Ryan nói trong một cuộc họp về dịch bệnh tại trụ sở WHO.
Theo Zing
'Thánh ăn Hàn Quốc' được dân mạng nhắc đeo khẩu trang khi tới Hà Nội Yang Soobin khoe khoảnh khắc gặp gỡ bạn thân là nam ca sĩ Đức Phúc tại Hà Nội ngày 3/2 và được dân mạng nhắc đeo khẩu trang để phòng dịch cúm corona. Tại trang cá nhân tối 3/2, "thánh ăn Hàn Quốc" Yang Soobin khiến dân mạng bất ngờ khi khoe ảnh check-in trên phố Hàng Mã (Hà Nội) kèm lời chào...