Học sinh 17 tuổi khám phá ra hành tinh lớn hơn Trái đất 6,9 lần
Sau 3 ngày thực tập tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA, Wolf Cukier (17 tuổi) – học sinh Trường trung học Scarsdale ở New York đã tìm ra một ngoại hành tinh mới lớn hơn Trái đất 6,9 lần.
Thực tập tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA, Wolf Cukier được giao nhiệm vụ kiểm tra dữ liệu về độ sáng của sao thu về từ kính viễn vọng không gian TESS.
Khi đang quan sát một hệ sao cách xa Trái Đất 1.300 năm ánh sáng, Wolf Cukier đã phát hiện ra một chấm đen.
“Lúc đầu tôi nghĩ đó là nhật thực, nhưng hóa ra đó lại là một hành tinh”, Cukier nói.
Theo NASA, hành tinh mới này được đặt tên là TOI 1338 b, lớn hơn Trái đất gấp 6,9 lần và mất 94 ngày để quay hết một vòng xung quanh hai ngôi sao chủ, trong đó một ngôi sao to hơn Mặt trời 10% và một ngôi sao bằng 30% Mặt trời.
Theo NASA, hành tinh mới này được đặt tên là TOI 1338 b, lớn hơn Trái đất gấp 6,9 lần.
Video đang HOT
NASA tuyên bố, các hành tinh giống như TOI 1338 b rất khó phát hiện vì bằng quan sát thông thường rất dễ nhầm lẫn chúng với hiện tượng nhật thực. Đó là lý do tại sao phát hiện của Cukier rất có giá trị.
Phát hiện này của cậu bé 17 tuổi cũng đánh dấu mốc đầu tiên kính viễn vọng không gian TESS phát hiện ra được một hành tinh quay quanh hệ sao đôi.
Anh trai Cukier vô cùng tự hào về những gì em trai mình đã làm được. Thậm chí, anh còn đề xuất đặt tên cho hành tinh mới này là “Wolftopia” nhưng không được NASA chấp nhận.
Về phía Cukier, cậu cho rằng mình sẽ tiếp tục đào sâu tìm hiểu về ngành thiên văn học và sẽ liên lạc thường xuyên với các giáo sư NASA đã chỉ bảo mình suốt thời gian thực tập.
Tương lai, Cukier sẽ lựa chọn vào một trong các trường ĐH là Princeton, MIT hoặc Stanford.
Trường Giang
Theo vietnamnet.vn/CNBC
Ngôi sao sáng nhất bầu trời Betelgeuse sắp nổ tung?
Nếu vụ nổ xảy ra chúng ta sẽ được chứng kiến một vụ nổ sao, hiện tượng mà chúng ta mới chỉ quan sát được vài lần trong 1.000 năm qua.
Mới đây, các nhà thiên văn học ở Đại học Villanova công bố 1 bài báo ghi nhận rằng ngôi sao khổng lồ đỏ Betelgeuse trong chòm Orion mờ đi nhiều trong những tháng gần đây. Đây là biểu hiện của một ngôi sao ở cuối vòng đời. Các nhà khoa học cho biết độ sáng của sao Betelgeuse đã ở mức "thấp nhất từ trước tới nay".
Ngày 23/12, nhóm nghiên cứu lại công bố độ sáng đang giảm dần trong 2 tuần qua. Betelgeuse từng là một trong 10 ngôi sao sáng nhất bầu trời khi quan sát từ Trái Đất, nhưng giờ đây nó đã rơi xuống vị trí thứ 21.
Sao Betelgeuse và khu vực xung quanh ngôi sao này. Ảnh minh họa
Khi một ngôi sao tắt dần, có hai khả năng xảy ra. Khả năng đầu tiên là ngôi sao này, vốn đã ở cuối vòng đời sao, đang tỏa năng lượng ở những mức khác nhau. Những chu kỳ thay đổi độ sáng kéo dài khoảng 50 năm, và Betelgeuse có thể chỉ đang ở mức thấp nhất trước khi sáng trở lại. Chu kỳ này, với một ngôi sao, chỉ như cái nháy mắt.
"Những ngôi sao ở cuối vòng đời thường thay đổi độ sáng khá nhiều mà chúng ta chưa giải thích được. Nó có thể sẽ còn tồn tại trong 10.000 hoặc 100.000 năm nữa", nhà thiên văn Yvette Cendes của Trung tâm Harvard-Smithsonian giải thích.
Khả năng thứ hai là Betelgeuse đã thực sự đi hết vòng đời và sắp nổ tung. Giải thích cho lý do suy đoán, các nhà thiên văn cho rằng việc bị giảm đi ánh sáng có thể là do ngôi sao đang cạn kiệt "nhiên liệu". Việc bị bào mòn năng lượng sẽ khiến lõi của ngôi sao này bị bào mòn, từ đó dẫn tới vụ nổ siêu tân tinh.
Nếu đúng như dự đoán thì khi ngôi sao này phát nổ, con người có thể nhìn thấy vụ nổ này từ Trái Đất vào ban ngày. Còn nếu là vào ban đêm thì vụ nổ này sẽ sáng đến mức có thể "lấn át" ánh sáng Mặt Trăng suốt vài tuần, thậm chí là vài tháng.
Sao Betelgeuse lớn gấp 1.400 lần Mặt Trời
Theo NASA, sao Betelgeuse lớn gấp 1.400 lần Mặt Trời. Bán kính của ngôi sao này lớn đến mức có thể bao trùm 4 hành tinh ở vành trong hệ Mặt Trời là sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa và hành tinh ngoài vành là sao Mộc. Betelgeuse có nhiệt độ trung bình 2.487 độ C. Betelgeuse nằm cách Trái Đất 640 năm ánh sáng, đây là khoảng cách đủ lớn để Trái Đất an toàn trước vụ nổ của ngôi sao này và sẽ phải mất khoảng 10.000 năm các mảnh thiên thạch và tia X từ vụ nổ mới đi đến Trái Đất, và hành tinh của chúng ta cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhờ vào từ trường.
Vụ nổ sao gần đây nhất trong dải Ngân Hà là vụ nổ do nhà thiên văn học Johannes Kepler ghi chép lại, xảy ra vào năm 1604. Theo những ghi chép con người có thể nhìn thấy vầng sáng trên trời trong khoảng thời gian 3 tuần. Ngôi sao SN 1604 cách Trái Đất khoảng 20.000 năm ánh sáng. Trong khi đó, khoảng cách từ Betelgeuse tới Trái Đất gần hơn 10 lần so với vụ nổ năm 1604.
Lê Chính
Theo vietq.vn
Sửng sốt phát hiện sao lùn trắng mới kỳ lạ nhất vũ trụ Việc phát hiện ra một sao lùn trắng ky la mới có khối lượng cực kỳ thấp tên la KIC 8145411 cho thấy chúng có thể phổ biến hơn nhiều so với suy nghĩ trươc đây. Các nhà khoa học phát hiện ngôi sao lùn trắng vô cùng kỳ lạ, đo la một sao lùn trắng có khối lượng cực kỳ thấp tên...