Học sinh 12 tuổi phát hiện lỗi sai trong SGK, lời giải thích tự tin của cậu bé khiến nhà xuất bản cuống quýt hỏi chuyên gia và nhận lỗi
Tuy là một chi tiết sai vô cùng nhỏ nhưng đối với đứa trẻ 12 tuổi này, đó là một sự nhầm lẫn khó chấp nhận được.
Mới đây, một học sinh lớp 7 của trường THCS Thẩm Dương ( Trung Quốc) đã vô tình phát hiện ra một lỗi sai vô cùng nhỏ trong cuốn sách giáo khoa tiếng Anh của mình. Cậu bé không ngần ngại bày tỏ chính kiến, gửi thư trực tiếp cho nhà xuất bản để trình bày sự việc.
Không lâu sau, đại diện từ nhà xuất bản đã có sự phản hồi, thừa nhận điều họ in trong sách quả thật không chính xác và sẽ có sự điều chỉnh.
Cậu bé 12 tuổi, Thôi Thần Khê, kể lại về sự việc hi hữu vừa xảy ra. Em cho biết: “Hôm đó khi em đang chuẩn bị bài vở cho ngày hôm sau. Đọc đến trang 95 của sách giáo khoa tiếng Anh thì phát hiện ngay các bức ảnh có vấn đề nhỏ”.
“Trong trang này, sách in 3 bức ảnh chụp côn trùng. Theo mô tả bằng tiếng Anh thì chúng là bướm, kiến và ong. Nhưng hình minh họa cuối cùng trong sách không phải ong mà là con ruồi giả ong”, cậu học sinh khẳng định.
Thôi Thần Khê sau đó liền gửi một bức thư trình bày lỗi sai mà em vừa phát hiện được cho nhà xuất bản giáo dục Thượng Hải.
Sự khác nhau của loài ong và ruồi giả ong không phải ai cũng nhận ra được.
Đến ngày 8/10, đại diện phía nhà xuất bản Thượng Hải đã trực tiếp gọi điện cho mẹ của học sinh. Người này cho biết: “Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia sinh học. Hình minh họa trong sách quả thật là một sai lầm. Chúng tôi sẽ báo cáo cho các bộ phận liên quan để sửa đổi”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhà xuất bản cũng có lời cảm ơn và khen ngợi đối với sự phát hiện tuy “nhỏ mà không nhỏ” của Thôi Thần Khê: “Trẻ con bây giờ thật sự rất mạnh mẽ và chuyên nghiệp. Rất đáng nể!”.
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông sau đó, khi được hỏi vì sao có thể phát hiện được trong bức ảnh minh họa không phải là ong mà là ruồi giả ong. Thôi Thần Khê tự tin trả lời: “Thật ra rất đơn giản ạ. Loài ong có 2 cặp cánh trong khi ruồi giả ong chỉ có 1 đôi cánh thôi. Râu của loài ong nhìn là thấy ngay còn loài ruồi giả ong thì khó thấy”.
Kiến thức rõ ràng và vững chắc của Thôi Thần Khê có thể khiến nhiều người lớn kinh ngạc. Mẹ của học sinh này cho biết, ngay từ nhỏ, cậu bé đã có niềm đam mê đặc biệt với môn sinh học.
Được biết từ hồi tiểu học, Thôi Thần Khê đã tự nuôi hơn 10 loại kiến ở nhà để quan sát tập tính sinh hoạt và sự phân chia lao động trong đàn kiến. Ở nhà, Thôi có đến hơn 300 cuốn sách về chủ đề khoa học tự nhiên mà em say mê đọc mỗi ngày.
Người mẹ cũng tự hào cho biết, Thôi có năng lực học tập độc lập và mạnh mẽ. Cậu bé chưa từng tham gia lớp học ngoại khóa nào.
Cách tư duy và ý tưởng sáng tạo của Thôi cũng vô cùng đặc biệt. Mới đây giáo viên đã ra đề bài làm văn tả về mẹ và cậu bé này đã nộp một bài văn viết về côn trùng bảo vệ trứng của chúng.
Phóng to 3 lần bức tranh 27 tỷ đồng của danh họa Trung Quốc, cư dân mạng xôn xao: Lỗi sai lù lù trẻ con cũng nhìn ra!
Người xem cho biết khi phóng to bức tranh 7,65 triệu NDT, họ đã nhận ra hàng loạt lỗi sai nghiêm trọng mà tác giả mắc phải.
Tề Bạch Thạch (1864 - 1957) là cái tên gắn với những kiệt tác trong hội họa hiện đại Trung Quốc. Các nhà sưu tầm thường mất cả nửa mắt xếp hàng để được ghi danh đấu giá tác phẩm của ông.
Danh họa họ Tề cũng là người người Trung Quốc đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ các tác giả có tranh cán mức giá 100 triệu USD ($100 Million Club), khi bộ tranh thủy mặc "Thập nhị phong cảnh đồ" của ông được bán với giá 140,8 triệu USD năm 2017.
Dù từng nhận nhiều lời khen vì phong cách nghệ thuật phóng khoáng, nhấn mạnh tinh thần của đối tượng được phác họa, song không phải lúc nào các tác phẩm của Tề Bạch Thạch cũng được đông đảo công chúng đón nhận.
Tác phẩm "Canh ngưu đồ" của Tề Bạch Thạch được mua với mức giá 7,65 triệu NDT (tương đương hơn 27 tỷ VNĐ). Ảnh: Toutiao
Năm 2018, bức tranh "Canh ngưu đồ" (Đưa trâu đi cày cấy) yêu thích của Tề Bạch Thạch được đem đấu giá tại phiên đấu giá mùa thu của Poly Beijing, thu về số tiền cao ngất ngưởng - 7,65 triệu NDT (tương đương hơn 27 tỷ VNĐ).
Điều đặc biệt là khi "Canh ngưu đồ" phủ sóng các mặt báo, bức tranh lại không nhận được nhiều lời khen mà ngược lại, người xem cho biết khi phóng to tranh khoảng 3 lần, họ đã nhận ra hàng loạt lỗi sai nghiêm trọng mà tác giả đã mắc phải. Nhiều sai lầm trong tranh còn bị đánh giá là "trẻ con cũng nhận ra"!
Người chăn trâu và con trâu không có bóng
Tề Bạch Thạch từng chia sẻ ông sẽ bức tranh này khi nhớ về quê hương quê nhà ở vùng quê ở Hồ Nam, nơi ông từng có tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng. Thế nhưng nhiều người tinh ý có thể nhận ra ngay một điểm bất thường trong tranh, đó là con trâu và người nông dân này không hề có hình ảnh phản chiếu dưới mặt nước.
Đây được coi là một lỗi cơ bản trong hội họa khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Tại sao một người tỉ mỉ, nuôi chim bồ câu nửa năm chỉ để học vẽ chim bồ câu như Tề Bạch Thạch lại quên mất điều này?
Một số chuyên gia nhận định rằng tranh Tề Bạch Thạch muốn đi theo phong cách tự do, không chú trọng nhiều vào chi tiết nên ông đã chủ động giản lược đi hình ảnh phản chiếu để tập trung thể hiện nỗi nhớ nhà. Song không nhiều người bị thuyết phục bởi nhận định này!
Phiên bản gốc của Tề Bạch Thạch và bản chỉnh sửa lại của học trò - họa sĩ Quách Tú Nghi. Ảnh: Sohu
Trên thực tế, "kẽ hở" này đã từng được phát hiện bởi một học trò của Tề Bạch Thạch, nữ họa sĩ Quách Tú Nghi. Để sửa lỗi, Tú Nghi đã sao một bản tranh giống hệt tranh của thầy sau đó thêm hình ảnh phản chiếu mờ trên mặt nước phẳng lặng.
Tư thế "phi lý" của người nông dân
Quan sát kỹ người nông dân và con trâu trong bức tranh, nhiều người còn cho rằng tư thế đi bừa của nhân vật này thật phi lý. Những người làm nông có kinh nghiệm sẽ đặt hai tay ở hai đầu càng bừa hoặc một tay cầm vào càng, một tay vung roi ra lệnh cho trâu.
Tuy nhiên, bức tranh của Tề Bạch Thạch lại vẽ người nông dân đặt cả hay tay ở trung tâm càng bừa, cho thấy người này thực sự không quen với việc đồng áng.
Ngoài ra, trong lúc bừa đất, bánh răng bừa thực tế không thể lộ rõ mà phải nằm ngập dưới mặt nước. Bánh răng trong bức tranh lộ quá rõ trên mặt nước, vị trí bánh răng cũng nằm gần tới mức sắp đâm vào chân con trâu, trong khi răng bừa và con trâu luôn giữ một khoảng cách an toàn trong thực tế.
Tư thế của người nông dân và vị trí cái bừa trong tranh Tề Bạch Thạch đều không giống với thực tế. Ảnh minh họa: Internet
Những kẽ hở này khiến nhiều người thắc mắc liệu có phải tác giả chưa từng nhìn thấy cảnh đưa trâu đi bừa? Nhiều người dùng Weibo cho rằng Tề Bạch Thạch đã bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm, thiếu quan sát trong bức tranh này và tác phẩm không hề xứng đáng với mức giá 7,64 triệu NDT.
Đến nay, sau gần 3 năm "Canh ngưu đồ" được Poly Beijing đem đi đấu giá, nhiều chuyên gia vẫn khẳng định mọi chi tiết trong tranh đều mang ý đồ riêng của Tề Bạch Thạch.
Nhưng có chăng "Canh ngưu đồ" chỉ như "bộ quần áo mới của hoàng đế", dùng danh tiếng tác giả để che lấp đi những kẽ hở và sai sót của chính tác phẩm? Câu trả lời còn nằm ở góc nhìn của từng người!
Sách giáo khoa điện tử trôi nổi trên mạng: Nỗi lo bản quyền và chất lượng Các bản điện tử của sách giáo khoa xuất hiện trên mạng xã hội mà không được sự cho phép của phía nhà xuất bản không chỉ vi phạm về bản quyền, mà việc chưa kiểm chứng được chất lượng của những đầu sách trôi nổi này cũng gây ra hậu quả khó lường. Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đường link...