Học phí TP.HCM chính thức tăng gấp 5 lần
Hội đồng nhân dân TP.HCM trong phiên họp sáng 11/10, đã thông qua mức học phí năm học 2022-2023. Học phí chính thức tăng gấp 5 lần so với trước đây.
Theo đó, mức thu học phí năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:
Nhóm 1: Học sinh học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
Nhóm 2: Học sinh học tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Việc đề xuất tăng học phí sau 2 năm diễn ra dịch bệnh là vấn đề hết sức nhạy cảm. Tuy nhiên, quy định Khung học phí năm học 2022-2023 theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP hiện tại quy định mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương với nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000 đến 300.000 ngàn đồng/học sinh/tháng đối với tất cả các bậc học. Đồng thời, mức học phí dự kiến hạn chế thấp nhất mức chênh lệch tăng tuyệt đối so với mức thu của năm học 2021-2022.
So sánh mức chênh lệch của khung mức thu 2022-2023 đề xuất so với mức thu trước đây, Sở GD-ĐT TP.HCM nhận định khung thu học phí đang đề xuất thực hiện là đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng đóng góp của người học, việc thu học phí góp phần tăng nguồn thu cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, khuyến khích và luôn tạo điều kiện cho học sinh thuộc các diện chính sách có điều kiện được đi học, tạo được đồng thuận của các tầng lóp xã hội. Ngoài ra cũng góp phần với ngân sách nhà nước nâng cao mức đầu tư trên mỗi học sinh, bên cạnh đó còn có tác động đến điều tiết ngân sách đầu tư nhiều hơn ở nơi còn nhiều khó khăn, thực hiện tốt tính công bằng trong hệ thống giáo dục.
So sánh chênh lệch tăng của 2 năm học 2021-2022 và
năm học 2022-2023
Có phát sinh chênh lệch mức thu học phí giữa các địa bàn quận nội thành và các huyện nội thành do mức thu các năm trước đây TP.HCM luôn duy trì mức thu học phí thấp và không tăng trong suốt 6 năm nay.
Khung học phí năm học 2022-2023 và từ năm học 2023-2024 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, học phí không quá 2 lần mức trần học phí tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP; Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, học phí không quá 2,5 lần mức trần học phí tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị đối với khoản a, điểm 2, điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP như sau:
Video đang HOT
Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn TP.HCM.
Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến (học online) bằng 50% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành. Mức thu học phí được làm tròn đến đơn vị nghìn đồng.
Xăng được bung hàng, tăng chiết khấu
Bên cạnh 7 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối bị tước giấy phép tạm thời, tiếp tục có 5 doanh nghiệp đầu mối bị tước giấy phép. Nhưng xăng thay vì thiếu lại vừa được tung ra nhiều, tăng chiết khấu.
Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Việc rút giấy phép thêm 5 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu này được thực hiện bởi đoàn thanh tra của Bộ Công Thương thành lập hồi tháng 2-2022.
Tước giấy phép cả doanh nghiệp nhà nước
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, trong số 5 doanh nghiệp bị tước giấy phép đợt này, có những doanh nghiệp lớn về kinh doanh xăng dầu ở phía Nam, cả doanh nghiệp nhà nước cũng bị tước giấy phép tạm thời trong 1 tháng.
Tuy nhiên, giá xăng dầu thế giới đã khiến tình hình thiếu xăng một số nơi đột ngột chuyển hướng. Cụ thể, giá xăng thành phẩm ở Singapore những ngày gần đây giảm khiến giới kinh doanh lo ngại giá trong nước sẽ giảm theo. Vì vậy, sau hơn một tuần "nghẹt thở", những ngày nghỉ cuối tuần của lễ 2-9, một số đầu mối, chủ yếu ở phía Nam, bắt đầu bung hàng, tăng chiết khấu với xăng.
Một lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại TP.HCM xác nhận việc các đầu mối bung hàng ra không phải vì sức ép từ các đoàn kiểm tra, mà chủ yếu do giá thế giới có xu hướng giảm. Tuy vậy, do rơi vào kỳ nghỉ lễ và cuối tuần nên các giao dịch không nhiều. Dự kiến, giao dịch xăng dầu nhộn nhịp trở lại vào ngày 5-9 do các đại lý có nhu cầu nhập hàng và tranh thủ mức chiết khấu đang được cải thiện.
Theo tính toán của một thương nhân kinh doanh xăng dầu, hiện nay xăng đang bắt đầu có lời chút ít nên các đại lý xả hàng. Tuy nhiên, với dầu vẫn lỗ khoảng 2.000 đồng/lít. Cộng thêm cước vận chuyển, chi phí khác, nên giá dầu ngày 5-9 có tăng 2.500 đồng/lít cũng chưa đủ bù đắp chi phí.
"Việc điều hành không theo chu kỳ khiến doanh nghiệp hụt hơi. Khi giá thế giới tăng thì không điều hành kịp theo đà tăng thế giới. Lúc điều hành thì giá lại giảm, nên doanh nghiệp vẫn chịu thiệt hại", đại diện một đầu mối phía Nam nói.
Khi giá thế giới tăng thì không điều hành kịp theo đà tăng thế giới. Đến khi điều hành thì giá lại giảm, nên doanh nghiệp vẫn chịu thiệt hại nhất.
Đại diện một doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phía Nam nói.
Doanh nghiệp phải "tận dụng mối quan hệ"
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông D. - giám đốc doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam - cho biết để đảm bảo nguồn cung cho các cây xăng, doanh nghiệp này đã tận dụng "các mối quan hệ" để mua đủ lượng xăng dầu bán trong các ngày lễ. Theo ông D., vừa qua chiết khấu duy trì ở mức 0 đồng, doanh nghiệp kinh doanh đều lỗ song chấp nhận thị trường khó khăn thì "lỗ lúc này, lời lúc khác" để giữ mối.
Trước đây, doanh nghiệp có thể mua hàng trước, trả tiền sau nhưng do thời điểm này các tổng đại lý, đầu mối cũng khó khăn về vốn nên mua xăng phải trả tiền tươi, thậm chí trả tiền mặt. "Trước đây xăng dầu dưới 20.000 đồng/lít, giờ xăng dầu có lúc 25.000 - 30.000 đồng/lít nên doanh nghiệp đầu mối cần vốn lớn để nhập khẩu, trong khi vốn ngân hàng cũng gặp khó nên chúng tôi chấp nhận bán buôn cầm chừng trong giai đoạn thị trường khó khăn", vị này cho hay.
Với mức điều chỉnh tăng khoảng 2.000 đồng/lít đối với dầu DO, ông D. cho hay khi không lỗ đậm, các doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý sẽ bung hàng nên sẽ bớt khó khăn về nguồn cung dầu DO trong những ngày tới. Riêng với xăng, ông D. nhận định thị trường phía Nam ổn định, khó xảy ra thiếu.
Đề xuất đổi ngày điều chỉnh giá xăng
Về dài hạn, ông D. cho biết từ khi áp dụng nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu (có hiệu lực từ 2022) đã bộc lộ một số nhược điểm khi các kỳ điều hành bắt đầu từ ngày 1, 11 và 21 hằng tháng. Từ đầu năm đến nay, có các lần điều chỉnh đều rơi vào ngày lễ như Tết âm lịch (1-2), Quốc tế lao động 1-5 và Quốc khánh 2-9 dẫn đến phải kéo dài kỳ điều hành.
Do đó, ông D. cho rằng nên linh hoạt điều chỉnh kỳ điều hành nếu rơi vào các ngày lễ này hoặc có thể điều chỉnh nghị định 95 để điều chỉnh xăng dầu vào các ngày 5, 15 và 25 hằng tháng.
Trong khi đó, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu lớn cho biết đợt thanh tra vừa qua, các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được yêu cầu phải dự trữ xăng dầu tối thiểu bằng 30 ngày cung ứng ra thị trường. Nhưng thực tế doanh nghiệp nhập khẩu theo chu kỳ 15 ngày/lần, như vậy sẽ phải đảm bảo tồn kho lưu thông đến 45 ngày. Trong khi đó, giá xăng dầu thế giới hiện nay biến động theo ngày.
Quy định cứng nhắc và không hợp lý sẽ dễ dẫn đến thị trường bất ổn. Vị lãnh đạo này cho biết doanh nghiệp phải tuân thủ, nếu không sẽ bị phạt, tước giấy phép. Tuy nhiên, với doanh nghiệp tư nhân sẽ khó đảm bảo mức tồn kho trên bởi có rủi ro giá rớt sâu lỗ đậm. Còn với doanh nghiệp nhà nước nếu lỗ hàng trăm tỉ cũng đối diện nguy cơ về pháp lý về sau này. "Bây giờ một ông làm, cả chục ông thanh tra kiểm tra cũng mệt mỏi lắm. Giờ nhập về lỗ, cứ mỗi lít lỗ tới 5.000 - 6.000 đồng nên hoa hồng cho đại lý chỉ khoảng 100 đồng/lít. Chẳng còn cách nào khác", vị lãnh đạo này phân trần.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một đại diện của Petrolimex cho hay trong khi giá cơ sở cấu thành trong giá bán chưa được bù đắp, nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn cung nên đổ dồn về Petrolimex để mua hàng. "Trong các ngày nghỉ lễ, lượng tiêu thụ xăng tăng tới 30 - 40% nên không thể đủ nguồn hàng để đáp ứng. Chúng tôi nỗ lực cung ứng trong hệ thống. Với hệ thống nhượng quyền phải phân phối theo kế hoạch", vị này nói.
Vị này kiến nghị cần có cơ chế điều hành xăng dầu linh hoạt hơn, tính toán lại chi phí định mức và chi phí khác trong cơ cấu giá xăng dầu để đảm bảo doanh nghiệp đủ sức duy trì hoạt động trên cơ sở sớm sửa đổi nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu cùng các cơ chế khác về kiểm tra, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cho phù hợp với thực tiễn.
Kết quả giám sát tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên ra sao?
Trước tình trạng thiếu xăng dầu tiếp tục diễn ra ở nhiều tỉnh thành cả nước, Bộ Công Thương tiếp tục có 3 tổ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu ở 3 miền trong kỳ nghỉ lễ.
Bên cạnh 3 đoàn công tác trên, ngày 3-9 đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường do Phó tổng cục trưởng Hoàng Ánh Dương làm trưởng đoàn đã trực tiếp đi giám sát tại 3 địa phương gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và ngày 4-9 đã công bố kết quả kiểm tra ban đầu tại miền Bắc. Cụ thể, trái ngược với tình hình phía Nam khi khan hiếm dầu, nhiều tỉnh phía Bắc, nhiều cửa hàng lại thông báo hết xăng, đặc biệt là RON95. Thậm chí, không chỉ những cửa hàng, đại lý tư nhân thiếu nguồn mà ngay cả những cửa hàng nhượng quyền của các doanh nghiệp lớn như Petrolimex, PVOil... cũng không nhập được hàng vì hết nguồn.
Giá xăng khả năng giảm, dầu tăng giá
Dự kiến phiên điều hành vào chiều nay (5-9) nhiều khả năng sẽ điều chỉnh theo hướng xăng quay đầu giảm giá, còn dầu sẽ tăng giá mạnh - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sau quãng thời gian giá xăng tại thị trường Singapore dao động ở mức 108 USD/thùng với xăng RON92 và 111 - 115 USD/thùng đối với xăng RON95, bất ngờ từ ngày 31-8, giá xăng giảm sâu còn 97,31 USD/thùng đối với xăng RON92 và 100,14 USD/thùng đối với xăng RON95, sau đó tiếp tục neo ở mức thấp khiến giá bình quân hạ nhiệt.
Còn với dầu DO, dù giá tại thị trường Singapore có giảm song vẫn ở mức cao, ở ngưỡng 140 USD/thùng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 4-9, lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu cho biết phiên điều hành vào chiều 5-9 nhiều khả năng sẽ điều chỉnh theo hướng xăng quay đầu giảm giá, còn dầu sẽ tăng giá mạnh.
Theo tính toán của doanh nghiệp, giá xăng có khả năng giảm 400 đồng/lít nếu giữ nguyên mức trích quỹ bình ổn (493 đồng/lít đối với xăng RON95); nếu giảm mức trích quỹ, giá xăng sẽ có cơ hội giảm sâu hơn và ngược lại.
Còn đối với dầu DO, giá dầu sẽ tăng mức cao, dự kiến tăng đến khoảng 2.000 đồng/lít. Nếu muốn kìm đà tăng giá dầu, liên bộ Tài chính - Công thương buộc phải ngưng trích quỹ (250 đồng/lít) và xả quỹ bình ổn.
Cuối tuần này cúp nước nhiều quận huyện tại TP.HCM Cuối tuần này, từ 21h ngày 18-6 (thứ bảy) đến 5h ngày 19-6 (chủ nhật) nhiều quận huyện tại TP.HCM sẽ bị cúp nước, nước yếu do nhà máy nước bảo trì. Nhà máy nước Thủ Đức bảo trì, do đó nhiều quận huyện tại TP.HCM sẽ cúp nước cuối tuần này - Ảnh: LÊ PHAN Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn...