Học Nhật Bản
World Cup 2026 là nhiệm vụ và đích đến của VFF.
Chúng ta đang có lực lượng kế thừa dồi dào nhưng chỉ trở thành thế hệ thực sự tinh nhuệ, có đủ bản lĩnh dày dạn trên trường quốc tế, đủ trình độ chuyên môn để cạnh tranh với những đối thủ mạnh nhất châu lục, khi và chỉ khi được cọ xát liên tục, được đầu tư đột phá về mọi mặt…
Việc đội tuyển Việt Nam vào đến vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là thành tích tự hào, nhưng cũng cho thấy chúng ta còn thiếu nhiều thứ. Trách nhiệm của VFF là phải khỏa lấp những cái còn thiếu đó. Sự bền vững của bóng đá Việt Nam phải được xây dựng lại một cách khoa học hơn, chuyên nghiệp hơn. Đã đến lúc, chúng ta phải sẵn sàng cho mục tiêu World Cup 2026 – tầm nhìn mới ấy của quyền Chủ tịch Trần Quốc Tuấn giúp VFF thay đổi tư duy, không chạy theo thành tích bóng đá trẻ, chấp nhận có thể sự không hài lòng của dư luận, khi cử đội U.21 tham dự Giải U.23 Đông Nam Á và Á vận hội.
Quyền Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn (phải) và HLV Park Hang-seo
Đây là bài học của bóng đá Nhật Bản. Để chuẩn bị cho Olympic 2020 trên sân nhà, người Nhật đã đầu tư từ 3 năm trước đó. Là ĐKVĐ nhưng tại vòng chung kết Giải U.23 châu Á 2018, Nhật Bản mang đến Trung Quốc dàn cầu thủ U.21 (thua đậm Uzbekistan 0-4 và dừng bước ở tứ kết), tiếp đó là Asiad ở Indonesia (thua U.23 3 Việt Nam 0-1 ở vòng bảng, nhưng vẫn vào chung kết và thua Hàn Quốc 1-2). Hy sinh những mục tiêu phụ, thậm chí chấp nhận thất bại, Olympic Nhật đã trưởng thành để vào đến tứ kết Tokyo 2020 và nhiều cầu thủ U.21 ngày nào nay đã là tuyển thủ quốc gia. Đặc biệt, theo suốt U.21 Nhật Bản từ vòng chung kết Giải U.23 châu Á 2018 đến U.23 ở Olympic Tokyo là HLV Hajime Moriyasu, người bây giờ là HLV trưởng đội tuyển quốc gia xứ Phù tang.
Video đang HOT
Việt Nam và giấc mơ World Cup: Ngay trước mắt nhưng xa tận chân trời
Trong cuộc đời làm bóng đá, chưa bao giờ tôi thấy kiếm 1 điểm lại khó khăn như thế. Đó là lời nhận xét chua chát của HLV Park Hang-seo sau trận thua đội tuyển Nhật Bản, đồng thời cho thấy khoảng cách lớn giữa bóng đá Việt Nam với nhóm cường quốc châu Á.
Càng đến gần mục tiêu World Cup, chúng ta mới càng thấy giấc mơ ấy thực sự xa vời.
Thua 1 bàn nhưng không thể gỡ
Trong tiềm thức những người theo dõi bóng đá, tỷ số 1-0 luôn được mặc định là cách biệt mong manh. Bất kể đội bóng nào cũng có thể gỡ hòa khi bị đối phương dẫn trước 1-0, bởi khoảng cách chỉ là 1 bàn thắng. Nhưng quan niệm đó không còn đúng nữa khi chúng ta xem hết trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Nhật Bản.
Tỷ số là 1-0 nghiêng về đội bạn khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, nhưng từ đầu đến cuối trận, không ai nghĩ Việt Nam có thể gỡ hòa. Một thất bại với tỷ số tối thiểu, nhưng lại khiến toàn bộ những người yêu mến bóng đá Việt Nam nhận ra như thế nào là khác biệt đẳng cấp. Nhật Bản thi đấu thong dong, không quá dồn ép, bù lại họ không cho Việt Nam dù chỉ 1 cơ hội ghi bàn khi đã dẫn trước.
Bóng đá Việt Nam hiện chỉ có 1 cầu thủ xuất ngoại, còn Nhật Bản có gần 1.000 người.
Tại sao Việt Nam không lao lên tấn công mà chỉ tập trung phòng ngự ngay cả khi đã bị dẫn trước 1 bàn? Lỗi không thuộc về chiến thuật của HLV Park Hang-seo hay bất cứ cầu thủ nào đang thi đấu trên sân cả. Chúng ta muốn, nhưng không thể làm được trước lối đá phong tỏa toàn mặt sân của người Nhật. Nếu VAR không vào cuộc từ chối bàn thắng thứ 2 cho Nhật Bản, cách biệt sau hiệp 2 hoàn toàn có thể là 3-4 bàn thắng.
Suốt 90 phút bóng lăn, các cầu thủ Nhật Bản kiểm soát bóng với thời lượng xấp xỉ 70%. Tỷ lệ giữ bóng cao như vậy của các cầu thủ Nhật đến từ việc họ chuyền chính xác, chắc chắn; phần còn lại đến từ khả năng tranh chấp, giữ vị trí xuất sắc hơn hẳn. Họ không chơi theo kiểu 1 kèm 1, nhưng mỗi khi cầu thủ nào của Việt Nam có bóng, cầu thủ Nhật Bản sẽ lập tức ập vào áp sát trong bán kính 2 mét.
Vốn đã quen chơi bóng nhiều chạm, cầu thủ Việt Nam nhanh chóng bối rối trước lối đá áp sát, gây áp lực theo kiểu hiện đại của Nhật Bản. Chúng ta không thể trách Tuấn Anh, Quang Hải, Văn Đức... thi đấu dưới sức, bởi họ thực tế đã chơi hết khả năng. Đối thủ hoàn toàn trên cơ chúng ta, với nền tảng và đẳng cấp vượt trội hơn hẳn. Nhật Bản thắng chỉ vì họ mạnh một cách áp đảo về mọi mặt.
Điều quan trọng hơn là Nhật Bản đã thắng Việt Nam với một đội hình được tập trung vội vàng, gần như không có thời gian rèn luyện cùng nhau. Những cầu thủ chủ chốt của họ chỉ mới từ châu Âu về 1 ngày trước khi trận đấu diễn ra, trong khi chúng ta đã tập trung nhiều tháng liền. Ngay trong đêm chiến thắng, người Nhật lẳng lặng xách va li lên máy bay để tới Oman. Họ thậm chí còn không có thời gian nghĩ đến kết quả trận đấu với Việt Nam, bởi họ chắc chắn mình sẽ thắng.
Bóng đá Việt Nam đang vướng ở đâu?
Trước trận đấu giữa Việt Nam và Nhật Bản, có một con số có thể khiến nhiều người ngạc nhiên. Xứ sở Mặt trời mọc hiện có khoảng 1.000 cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài, và một nửa trong số đó chơi bóng tại châu Âu. Một vài người đã tìm đến những đội bóng hàng đầu để đầu quân như Shinji Kagawa (Man Utd), Takumi Minamino (Liverpool)... Về lý thuyết, HLV Hajime Moriyasu có thể tập hợp vài đội hình chỉ gồm những cầu thủ hải ngoại.
"Bóng đá Nhật Bản đã đến vòng chung kết World Cup, vượt qua vòng bảng nhưng giới hạn mới chỉ ở vòng 16 đội mạnh nhất mà thôi. Nếu so về mức độ cạnh tranh của giải vô địch quốc gia, rõ ràng J.League thua kém rất nhiều so với châu Âu. Vì thế chúng tôi muốn khuyến khích cầu thủ Nhật ra nước ngoài thi đấu, chọn những đội đá Champions League để đầu quân. Nếu thế bóng đá Nhật mới tiến xa hơn được". Đó là nhận định của ông Mitsuru Murai, Chủ tịch J.League về tầm nhìn phát triển bóng đá Nhật Bản.
Những điều ông Murai nói ra có thể khiến nhiều người làm bóng đá ở Việt Nam mở mang tầm mắt. Đội tuyển quốc gia Việt Nam thời điểm hiện tại không có một ai đang chơi bóng ở nước ngoài, ngoại trừ thủ môn Đặng Văn Lâm, người đang nghỉ thi đấu dài hạn vì chấn thương. Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Hậu là những người từng xuất ngoại chơi bóng, nhưng họ cuối cùng chọn trở lại V.League sau khi không để lại dấu ấn nào ở nơi mình từng đi qua.
Bóng đá là môn thi đấu tập thể, nhưng một tập thể muốn mạnh lên, muốn bứt phá mọi giới hạn thì họ cần những cá nhân xuất chúng. Đó là lý do bóng đá Nhật Bản dù sở hữu giải vô địch quốc gia hấp dẫn số 1 châu Á nhưng vẫn khuyến khích cầu thủ xuất ngoại. Họ thực hiện lý tưởng đó một cách quyết liệt và hà khắc. Những ai cố chấp thi đấu trong nước sẽ chỉ có thu nhập tương đương một nhân viên văn phòng bình thường trong 5-7 năm đầu sự nghiệp, thế nên tất cả phải tìm đến xứ người lập nghiệp.
Không giống Nhật Bản, cầu thủ Việt Nam có tất cả nếu chọn thi đấu trong nước. Lương thưởng của họ không cao nếu so sánh với cầu thủ Thai League hay J.League, nhưng điểm khác biệt nằm ở tiền lót tay. Chính "đặc sản" tiền lót tay ở V.League đã khiến không ít cầu thủ Việt Nam chùn chân khi có cơ hội ra nước ngoài. Đó chỉ là phần ngọn của một nền bóng đá với giải VĐQG được lập ra để các ông bầu cạnh tranh nhau, chứ không hướng đến mục tiêu lớn lao như Olympic hay World Cup.
Việt Nam đang đi vào vết xe đổ của Thái Lan?
4 năm trước, Thái Lan cũng tưng bừng khí thế bước vào vòng loại thứ 3 World Cup khu vực châu Á. Họ giành ngôi nhất bảng ở bảng đấu có Iraq và thậm chí còn cho thấy đẳng cấp vượt trội khi thắng Việt Nam 3-0 ngay trên sân Mỹ Đình. Nhưng phải đến khi bước vào vòng loại cuối như đội tuyển Việt Nam thời điểm hiện tại, người Thái mới nhận ra họ chưa đủ đẳng cấp để sánh vai với những ông lớn hàng đầu châu lục. Đội tuyển xứ Chùa tháp kết thúc vòng loại ở vị trí cuối bảng với 2 trận hòa.
Kết quả không tốt ở vòng loại cuối World Cup là giọt nước tràn ly đẩy mâu thuẫn giữa HLV Kiatisuk với Liên đoàn bóng đá Thái Lan lên cao trào. Zico Thái tuyên bố từ chức, còn thành tích của bóng đá Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á từ đó tụt dốc không phanh. Mới đây, họ bị loại ở bán kết AFF Cup và vòng bảng môn bóng đá nam SEA Games. Kịch bản đó hoàn toàn có thể tái diễn với HLV Park Hang Seo trong thời gian tới, khi kỳ vọng được đẩy lên quá cao nhưng thành tích thời gian qua lại không như ý muốn.
Giải mã Nhật Bản: 'Samurai xanh' bất ổn Nhật Bản bộc lộ những hạn chế khi thua 2 trong 4 trận trước khi gặp Việt Nam, và mọi thứ chưa hoàn toàn được khắc phục. Hai bộ mặt từ châu Âu Danh sách 28 thành viên Nhật Bản được đăng ký cho hai trận đấu với Việt Nam và Oman có đến 18 thành viên đến từ các CLB châu Âu,...