Hóc nhãn, bé trai 2 tuổi sống thực vật do cha mẹ không biết sơ cứu
Khi chuyển đến BV Nhi TƯ, bé trai đã có biểu hiện ngừng tim, tổn thương não không hồi phục và hiện đang phải sống thực vật.
BS Phạm Ngọc Toàn, khoa Cấp cứu chống độc, BV Nhi TƯ chia sẻ câu chuyện hết sức đau lòng do trẻ hóc dị vật nhưng cộng đồng không có kiến thức cấp cứu cơ bản.
BS Toàn cho biết, bé trai 2 tuổi ở Nam Định được BV tuyến dưới chuyển đến BV Nhi TƯ ngày 22/7 do hóc dị vật. Gia đình cho biết, trong lúc chơi đùa với người thân ở nhà chiều cùng ngày, bé không may bị hóc hạt nhãn.
Gia đình có sơ cứu tại nhà, sau đó chuyển đến BV huyện để cấp cứu, đặt ống nội khí quản rồi chuyển tiếp đến BV đa khoa tỉnh.
BS Phạm Ngọc Toàn
Tuy nhiên khi đến BV Nhi TƯ, bé đã có biểu hiện ngừng tim, phù phổi cấp. Khi mở khoang miệng, bác sĩ phát hiện hạt nhãn vẫn còn nằm nguyên ở nắp thanh môn.
Video đang HOT
“Do xử trí ban đầu không đúng nên khi đến viện trẻ đã hôn mê sâu. Dù tích cực cấp cứu nhưng não đã tổn thương không hồi phục do thiếu oxy, giờ bệnh nhi đang phải sống thực vật”, BS Toàn thông tin.
Tương tự, ngay hôm qua, khoa cũng tiếp nhận thêm 1 bệnh nhi hóc hạt chôm chôm, khi vào viện cũng đã ngừng tim trước đó 10 phút.
Theo BS Toàn, trong các trường hợp hóc dị vật, xử trí cấp cứu đúng trong vài phút đầu có thể cứu sống bệnh nhân. Nếu để trễ hoặc sơ cứu không đúng, khi chuyển đến BV trẻ đã bị thiếu oxy lên não, dù có cứu sống cũng để lại di chứng suốt đời.
Các xử trí dị vật đường thở
BS Toàn nhấn mạnh, trong trường hợp bệnh nhân tỉnh táo, ho được, cần khuyến khích trẻ ho, sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Trường hợp không ho được hoặc ho không hiệu quả, cần mở thông đường thở, kiểm tra xem trẻ còn thở không, nếu không cần ép tim cấp cứu.
Nếu bệnh nhân tỉnh nhưng ho không hiệu quả thì cần vỗ lưng, ấn ngực. Trường hợp trẻ còn bé, đặt trẻ lên cánh tay, cho đầu chúi xuống sau đó vỗ lưng 5 lần xem dị vật có ra không, nếu không được thì lật ngược bệnh nhân lại rồi ấn tại vị trí ép ngực. Trẻ lớn hơn có thể đặt lên ghế và làm tương tự.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Bé 11 tháng tử vong tức tưởi do hóc món nhiều trẻ đều thích ăn
Lúc được đưa vào viện, bé 11 tháng tuổi đã rơi vào hôn mê sâu, ngưng tim và tử vong dù được bác sĩ cố gắng cứu chữa.
Khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa tiếp nhận bé 11 tháng tuổi chuyển tới từ bệnh viện tuyến dưới trong tình trạng hôn mê do hóc rau câu.
Theo lời kể của gia đình, lúc đang ăn rau câu thì bé bị sặc, tím tái toàn thân. Người nhà đã đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu. Quãng đường di chuyển mất 20 phút.
Khi tới phòng cấp cứu, bé đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, ngưng tim ngưng thở. Bác sĩ đã hồi sức tim phổi cho bé nhưng không có tác dụng. Lúc này đồng tử 2 bên của bé đã giãn, không còn phản xạ thần kinh.
Theo nguyện vọng của người thân, bé được chuyển lên bệnh viện Nhi đồng 2. Tuy nhiên, theo bác sĩ, tình trạng bé đã quá nặng, không thể làm gì được nữa.
Cách sơ cứu khi trẻ hóc dị vật
Bác sĩ cho hay, trẻ bị hóc dị vật là tai nạn rất thường gặp nhưng có thể để lại hậu quả rất thương tâm.
Ba mẹ và những người chăm sóc trẻ cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ cũng như các loại đồ chơi trong nhà. Thức ăn nên được cắt nhỏ theo chiều dài, trong lúc ăn tuyệt đối không nên đùa giỡn chạy nhảy.
Trường hợp trẻ bị hóc dị vật, bố mẹ hãy sơ cứu (theo hình bên trên) và nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế cấp cứu - bác sĩ khuyến cáo.
Theo vietnamnet.vn
2 cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật,bố mẹ nhất định phải biết để cứu con trong tình huống khẩn cấp Sơ cứu ban đầu có ý nghĩa rất lớn trong các ca cấp cứu. Đối với trẻ nhỏ, trong các tai nạn phổ biến những thao tác sơ cứu chính xác sẽ giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Là bố mẹ, việc nắm vững một số nguyên tắc và thao tác sơ cứu sẽ rất cần thiết...