Học người Nhật cách dọn nhà nhanh, gọn, sạch để dọn dẹp không còn là nỗi ám ảnh của chị em
Người Nhật “chỉ dọn đồ chứ không dọn phòng” mà không dọn từ hết phòng khách cho đến phòng ngủ, phòng bếp,… Họ cho rằng đó chưa phải là cách dọn nhà thông minh, bởi chỉ sau vài phút ít ỏi là mọi thứ sẽ bị bày bừa ra từ phòng này sang phòng khác.
Công việc dọn dẹp nhà cửa vẫn thường được các bà nội trợ gọi với cái tên công việc “không tên”.
Bởi lẽ, có quá nhiều thứ phải làm để giúp cho tổ ấm của gia đình luôn sạch đẹp, gọn gàng. Ai đã từng làm công việc dọn dẹp nhà này mới thấy hết sự vất vả và mệt mỏi bao nhiêu.
Và để giảm tải áp lực công việc nhà, tiết kiệm thời gian và công sức lao động các bà nội trợ Việt cũng có thể học lỏm nhanh bí kíp dọn dẹp cực đỉnh của người Nhật.
Với phong cách nhanh gọn, hiệu quả những công thức dưới đây sẽ là chìa khóa giúp việc dọn dẹp trở nên dễ thở hơn.
1. Hãy coi việc dọn dẹp nhà cửa như một dịp đặc biệt, khi ấy chắc chắn bạn sẽ hào hứng bắt tay vào công việc
Hãy coi việc dọn dẹp nhà cửa như một dịp đặc biệt, khi ấy chắc chắn bạn sẽ hào hứng bắt tay vào công việc
Nghe có vẻ hơn vô lý nhưng sự thực là vậy, nếu như bạn xem dọn nhà là một niềm vui và những món đồ xung quanh đều khiến bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ thì chẳng bao giờ bạn để chúng một cách lung tung, bừa bãi cả.
Ngược lại, bạn sẽ muốn trân trọng chúng, đặt chúng ở đúng vị trí và giữ gìn chúng, bằng cách này, bạn sẽ luôn giữ cho ngôi nhà được gọn gàng, sạch sẽ mà không cảm thấy áp lực mỗi khi dọn dẹp.
2. Thu gom tất cả mọi thứ cần dọn dẹp và phân loại từng thứ một
Để việc dọn dẹp nhà được nhanh và hiệu quả nhất, trước khi bắt tay vào dọn dẹp bạn nên tiến hành thêm một bước phân loại và sắp xếp theo một nhóm, danh mục cụ thể.
Điều này giúp sau khi tổng hợp và phân loại bạn chỉ việc đi đến từng mục và dọn dẹp thay vì chạy lung tung mỗi cái một chỗ.
Lời khuyên dọn dẹp là bạn nên bắt đầu sắp xếp từ quần áo trước, sau đó mới đến các vật dụng linh tinh, tài liệu và sách vở. Dọn dẹp những vật phẩm có liên quan đến tình cảm sau cùng để khi đó, chúng hòa hợp với niềm vui dọn dẹp và giúp bạn thêm yêu ngôi nhà của mình.
3. “ Dọn dẹp theo thể loại” rất khác với “dọn dẹp theo vị trí”
Thay vì đi từng phòng và bắt đầu dọn dẹp thì bạn nên thu gom hết quần áo ở các phòng vào 1 chỗ và bắt đầu từ đó. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình có bao nhiêu quần áo, và cũng thấy được những gì muốn giữ còn những gì có thể đem tặng, hoặc vứt bỏ.
Video đang HOT
4. Bỏ hết những thứ không dùng đến
Trong nhà chắc chắn sẽ có rất nhiều món đồ đã lâu không còn được sử dụng tới. Nhiều bà nội trợ thường tiếc rẻ, suy nghĩ nó sẽ có ích ở một vài trường hợp trong tương lai. Tuy nhiên, họ lại không nhận ra rằng, chính những món đồ này sẽ chiếm kha khá diện tích trong nhà bạn mà chẳng có lợi ích gì cụ thể. Và tất nhiên, căn nhà của bạn cũng không thể gọn gàng được nếu vẫn còn những món đồ như thế.
Để giải quyết điều này, người Nhật thường có thói quen vứt hết những món đồ không còn dùng đến. Nếu có sự phân vân, hãy thử nghĩ thêm về một vài tác dụng của chúng. Nếu có hãy giữ lại, còn nếu không thì bạn nên bỏ đi.
Nếu đồ vứt đi quá nhiều, bạn có thể mang chúng đến điểm tập kết hoặc từ thiện để những món đồ này có ý nghĩa hơn.
5. Cố định vị trí của đồ vật
Theo người Nhật quan niệm, việc cố định vị trí cho đồ vật sẽ giúp cho việc dọn dẹp nhà cửa được diễn ra nhanh hơn. Khi nhìn vào món đồ đó, bạn đã biết nó cần được đặt ở đâu mà không phải cất công suy nghĩ nơi đặt và cũng chẳng phải khổ sở khi tìm kiếm một món đồ nào đó, nhất là những đồ nhỏ nhỏ. Ví dụ như chìa khóa xe luôn treo ở móc gần cửa ra vào, điều khiển tivi luôn đặt bên cạnh tivi chẳng hạn.
6. Hãy gấp lại thật gọn đối với quần áo và phụ kiện
Bạn nên gấp tất cả thành hình chữ nhật và gấp lại thành 3 phần để vải vóc không bị căng hoặc giãn ra, đồng thời sắp xếp trong tủ đồ cũng gọn gàng hơn.
Bằng cách đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều tôn trọng quần áo của mình và cũng tự biết đồ đạc của mình ở đâu. Bạn không thể biết rằng áp lực tinh thần cho người chăm lo cho cả gia đình có thể lớn tới đâu, và nếu có thể san sẻ, nó giúp gia đình hạnh phúc và thoải mái hơn.
7. Đặt trình tự dọn dẹp ngay từ đầu
Thứ tự dọn dẹp ưu tiên theo người Nhật đó là bắt đầu từ đồ mặc (quần áo, túi, dày dép, mũ); tiếp đến là giá sách, các loại giấy tờ; sau đó là các thứ đồ nhỏ khác theo sự lựa chọn của từng người và cuối cùng là sắp xếp đồ lưu niệm.
Việc đặt trình tự dọn dẹp cũng chính là lên kế hoạch dọn dẹp, bạn sẽ biết mình cần làm gì trước và cái gì có thể làm sau. Như vậy, bạn sẽ không còn cảm giác hoang mang khi đứng trước một đống đồ đủ thứ lung tung nữa.
8. Sắp xếp đồ đạc theo chiều dọc
Cách dọn dẹp đồ này khá phổ biến và được nhiều người Nhật áp dụng. Với những món đồ cùng loại, bạn nên xếp chúng theo chiều dọc. Việc này giúp bạn quản lý nhanh những thứ mình đang có, tăng tuổi thọ đồ dùng và dễ dàng vệ sinh chúng hơn.
Với quần áo, việc xếp theo chiều dọc cũng giúp tiết kiệm diện tích hơn, dễ tìm kiếm và quan sát.
Lily (th)
Ở nhà mùa dịch: Chị em thử sức với kiểu chơi cây bonsai dân dã của người Nhật
Chị em ở nhà rảnh rỗi có thể thử sức với cách trang trí nhà bằng những chậu cây bonsai nhỏ nhắn, xinh xinh theo phong cách của Nhật. Vừa dễ thực hiện mà hiệu ứng tăng lên gấp bội.
Kokedama là một kiểu chơi cây bonsai "dân dã" được sáng tạo bởi người Nhật. Theo chị Hiếu Trần, người mới "nhập môn" được ít ngày sau khi được truyền cảm hứng từ một người chị cho biết: " Nhìn chị ấy nghịch món này rồi cho ra các sản phẩm xinh xinh, dễ thương có thể dùng để decor phòng bếp , phòng khách, cửa sổ... mà mình ham luôn. Sau khi tham khảo chị ấy và các thông tin trên mạng, mình bắt tay vào thực hành làm cây Kokedama đầu tiên".
Và sau mấy tuần rồi nhận thấy cây mình trồng vẫn sống khỏe nên Hiếu hi vọng có thể truyền cảm hứng tới các chị em đang ở nhà rảnh rỗi có thể bắt tay tự thực hiện dự án decor cho chính không gian sống của mình. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Hiếu về Kokedama cũng như cách thực hiện sao cho đúng.
Chi tiết hơn về Kokedama
Ảnh: Tropical Forest.
Kokedama trong tiếng Nhật có nghĩa là "bóng rêu", là một kiểu bonsai mini mà cây sẽ không được trồng trong chậu theo cách thông thường. Nó sẽ được trồng và bao bọc trong một khối rêu hình cầu trông khá vintage và dân dã.
Cách lựa chọn cây trồng
Chị em chỉ cần lụa chọn các loại cây nhỏ xinh, sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường thiếu sáng. Bởi khi chơi Kokedama cây thường đặt trong nhà, chỗ cửa sổ thường không có ánh nắng trực tiếp, cường độ ánh sáng khoảng 40%.
Các loại cây bạn có thể tham khảo là cây tùng, cây đuôi công, các loại dương xỉ, tổ quạ, cỏ đồng xu, cỏ lan chi, cây phát lộc, sen đá... Chú ý: Chị em nên chọn cây có bộ rễ nhỏ.
Ảnh: Tropical Forest.
Cách trồng
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu: Cây trồng, rêu rừng (loại rêu này hay bán ở các cửa hàng bán hoa lan), đất trồng hoặc các loại giá thể trồng cây, dây cước hoặc dây gai để buộc cố định rêu, bát trộn.
Bước 2: Lấy cây ra khỏi chậu. Bỏ đất xung quanh rễ cây. Cây nào mà đã bám chặt đất thành khối cứng chắc không rũ được thì dùng dao gọt bỏ bớt đất, giữ lại một khối nhỏ vừa đủ. Cách này để sau khi bọc rêu vào thì quả cầu rêu có độ to cân đối với độ to của cây. Chị em yên tâm là gọt xung quanh cây chỉ bị đứt rễ phụ và không thể chết được.
Bước 3: Trộn đất/giá thể với ít nước để tạo thành khối có độ kết dính. Tạo lỗ ở giữa rồi đặt cây vào. Đắp lại cho khéo để rễ cây không tràn ra ngoài. Nhớ đắp sao cho nó tạo thành khối cầu.
Với những cây giữ lại bầu đất do rễ đã bám chắc thì chị em cần bồi đắp thêm đất vào những chỗ lõm và khuyết để tạo ra khối cầu.
Bước 4: Phủ kín rêu xung quanh khối cầu. Nhớ dấp nước cho rêu đủ ẩm ướt trước khi đắp để nó không bị rơi.
Bước 5: Dùng dây cước hoặc dây gai cuốn xung quanh và buộc để cố định rêu. Chị em có thể sáng tạo bằng các thể loại dây buộc có màu sắc và các cách cuốn dây khác nhau.
Cách chăm sóc
Bạn có thể treo cây lên cao hoặc đặt cây vào đĩa/khay nào đó rồi bày biện ở chỗ chị em yêu thích. Nhưng chú ý là không để chỗ có ánh sáng trực tiếp hoăc chỗ tăm tối thiếu sáng. Cây cần đặt chỗ thoáng mát. Tránh đặt cạnh các đồ gia dụng phát nhiệt.
Luôn chú ý đến độ ẩm của rêu. Thấy khô thì cần bổ sung ẩm bằng cách xịt nước vào rêu hoặc nhúng nguyên bầu rêu vào nước. Hoặc đổ nước vào khay để rêu tự hút ẩm lên. Với các loại cây trồng trong nhà thường chỉ cần làm 1-2 lần /tuần. Đặt cây ở chỗ có nhiều gió thì cần chú ý hơn vì nó rất nhanh khô.
Dinh dưỡng cho cây: Để hạn chế tăng trưởng của cây, chị em không cần bón phân để nó phát triển chậm và cứ nhỏ bé xinh xinh.
Ảnh: Tropical Forest
NuNu
Mãn nhãn với nghệ thuật Kirigami của Nhật Bản: Khả năng sáng tạo vô hạn của con người đã thổi hồn vào những tờ giấy vô tri mỏng manh Bằng sự khéo léo và óc sáng tạo, các nghệ nhân Nhật Bản đã cho ra đời hàng nghìn tác phẩm vô cùng độc đáo. Kirigami () là nghệ thuật cắt giấy truyền thống của người Nhật với cái tên được ghép lại từ 2 từ: Kiri () nghĩa là cắt và Gami () nghĩa là giấy. Hình bông tuyết, ngũ giác và...