Học nghề xong, hàng nghìn hộ nông dân thành hộ sản xuất giỏi
Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), những năm qua, các cấp Hội Nông dân (ND) đã triển khai nhiều mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho hội viên và nông dân. Nhờ tổ chức các lớp học đa dạng, sát với nhu cầu nên nhiều người sau khi tham gia các khóa học đã ứng dụng ngay kiến thức vào sản xuất, qua đó tăng thu nhập và trở thành hộ sản xuất kinh doanh khá, giỏi.
Học nghề xong, mạnh dạn làm ăn lớn
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, Thường trực Trung ương Hội NDVN đã quán triệt việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công đối với Hội ND, đồng thời hướng dẫn Hội ND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn.
Đến nay, cả nước đã có 63/63 Hội ND các tỉnh, thành phố và 100% Hội ND các huyện cử lãnh đạo tham gia Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956.
Nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh) tham gia lớp đào tạo nghề trồng nấm rơm. Ảnh: I.T
Theo báo cáo mới đây của Bộ LĐTBXH, trong 6 năm (2010-2015), các cấp Hội ND đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho 362.000 LĐNT, trong đó trực tiếp đào tạo nghề cho 112.000 người; phối hợp với các tổ chức khác để đào tạo nghề cho 250.000 người.
Kết quả đánh giá, rà soát cho thấy có 261.000 LĐNT tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động, thu nhập tăng lên sau học nghề (chủ yếu là những người học nghề nông nghiệp), chiếm 72,1%; có 7.746 người đã thành lập tổ nhóm sản xuất, HTX, doanh nghiệp (chủ yếu số người học nghề phi nông nghiệp), chiếm 2,14%.
Đặc biệt, có 125.614 LĐNT sau khi học nghề đã được công nhận đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (từ cấp Hội ND xã đến cấp T.Ư Hội), chiếm 34,7%.
Video đang HOT
Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội ND đã triển khai nhân rộng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả gắn với mô hình sản xuất kinh doanh giỏi. Đã có sự tham gia của 35 cơ sở, tổ chức đào tạo cho gần 10.000 LĐNT với 17 nghề và 250 mô hình hiệu quả. Đồng thời tổ chức đào tạo cho 670 người khuyết tật gắn với giải quyết việc làm tại chỗ.
Năm 2017, các cấp hội tiếp tục thực hiện nhân rộng mô hình đào tạo nghề gắn với mô hình sản xuất kinh doanh giỏi cho gần 2.000 người, mục tiêu là đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập thực tế cho LĐNT, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu trang bị kiến thức và kỹ năng nghề phù hợp cho các đối tượng học nghề. Đánh giá sơ bộ, qua học nghề, nông dân đã mạnh dạn tăng quy mô sản xuất, tăng thu nhập, phấn đấu vươn lên để trở thành các hộ sản xuất kinh doanh khá, giỏi, thậm chí thành lập mô hình doanh nghiệp và hỗ trợ cho các hộ nông dân trên cùng địa bàn.
Đào tạo nghề gắn chặt tạo việc làm
Theo đánh giá của Tổng cục Nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH), công tác đào tạo nghề cho LĐNT của Hội NDVN được thực hiện theo hướng gắn chặt với hoạt động tạo việc làm, do đó 85% LĐNT sau học nghề có việc làm ổn định, tăng thu nhập.
Dạy nghề trồng nấm cho lao động nông thôn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: I.T
Một đặc trưng chỉ có ở các lớp học nghề do Hội ND tổ chức, đó là gắn đào tạo nghề với các mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Các mô hình này sát với nhu cầu thực tế nên học viên hào hứng tham gia, nhiều người sau khi học đã mạnh dạn đầu tư sản xuất ngành nghề, tạo việc làm cho các lao động khác.
Ở nhiều tỉnh như Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, các cấp Hội đã xây dựng và nhân rộng các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả như: Nuôi trồng thủy, hải sản, chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi đại gia súc, kỹ thuật trồng lúa năng suất cao, ươm giống cây lâm nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho gia cầm, kỹ thuật nuôi lợn, bảo vệ thực vật, nghề trồng hoa cây cảnh…
Hay các nghề phi nông nghiệp như: May công nghiệp, may dân dụng, chế biến nông sản, chế biến thủy hải sản, đào tạo nghề hàn để phục vụ cho xuất khẩu lao động, chế tác đá mỹ nghệ, mây tre đan, sửa chữa máy nông nghiệp…
Nhu cầu học nghề ngày càng cao
Cũng theo đánh giá của Tổng cục Nghề nghiệp, qua 8 năm triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội ND và Bộ LĐTBXH cho thấy, các cấp của ngành LĐTBXH và các cấp Hội ND đã phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nội dung phối hợp, nhất là công tác đào tạo nghề cho LĐNT.
“Thực tế cho thấy, nhu cầu học nghề và số LĐNT đăng ký học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề của Hội tăng đều qua các năm; bước đầu LĐNT đã có sự nhận thức sâu sắc hơn về học nghề để mưu sinh, để phát triển sản xuất, để tìm được việc làm, học theo nhu cầu của bản thân, gia đình và của xã hội” – ông Trương Anh Dũng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Nghề nghiệp cho biết.
Ông Dũng cho rằng, thời gian tới, các cấp Hội ND cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tư vấn, hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho nông dân; Bộ LĐTBXH tạo điều kiện để Hội NDVN chủ trì, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng và nâng cao năng lưc của các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống Hội NDVN…
Tăng năng lực cán bộ Hội về hướng dẫn sản xuất
Công tác đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho LĐNT của Hội ND vẫn còn một số hạn chế, nhìn chung chưa hoàn thành mục tiêu và kế hoạch đề ra. Trong 6 năm (2010-2015), số LĐNT học nghề mới đạt khoảng 68% kế hoạch; việc triển khai đào tạo nghề trình độ trung cấp đạt thấp. Trong 2 năm 2016-2017 mới triển khai nhân rộng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả tại một số địa phương, số lượng còn hạn chế.
Năng lực của cán bộ Hội ND còn hạn chế, nhất là trong việc hướng dẫn phát triển các mô hình kinh tế gắn với yêu cầu đào tạo nghề cho người nông dân; việc hướng dẫn nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh chưa nhiều…
Theo Danviet
Đại hội Hội ND TP.Đà Nẵng: Tập trung hỗ trợ hội viên làm giàu bền vững
Đó là nội dung được xác định và thống nhất cao tại Đại hội diễn ra từ 24-25.9. Dự và chỉ đạo đại hội có ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN, ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng...
Giúp nông dân thoát nghèo
Theo ông Nguyễn Kim Dũng - Phó Chủ tịch Hội ND TP.Đà Nẵng, nhiệm kỳ qua, bình quân mỗi năm có trên 10.300 hộ ND đăng ký và có gần 4.500 lượt hộ đạt danh hiệu ND sản xuất kinh doanh giỏi, chiếm 43,6%.
Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã vận động được hơn 18 tỷ đồng, 22.461 ngày công lao động, gần 700 tấn lương thực, thực phẩm, cây, con giống trị giá 5,539 tỷ đồng để hỗ trợ cho 5.012 hộ ND nghèo, khó khăn.
Đồng thời, Hội trực tiếp giúp thoát nghèo cho 3.343 hộ và hỗ trợ xóa 25 nhà tạm cho hộ hội viên nghèo. Nhờ vậy, nhiều hộ ND nghèo, khó khăn có điều kiện vượt khó vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ hộ khá, giàu; làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn thành phố.
Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa (phải) tặng mô hình ứng dụng công nghệ cao cho Hội Nông dân TP.Đà Nẵng (ứng dụng vào dự án chăn nuôi rộng 4ha ở huyện Hòa Vang). Ảnh: K.O
Bên cạnh đó, các cấp Hội ND tại Đà Nẵng đã tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ ND. Đến nay quỹ đã đạt hơn 36,3 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã lập 301 dự án cho 2.573 lượt hộ ND vay với doanh số cho vay 50,684 tỷ đồng. Hội còn phối hợp tư vấn hỗ trợ thành lập 25 HTX, 48 tổ hợp tác, 20 chi hội nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp...
Trong 5 năm qua, Hội ND Đà Nẵng đã vận động hội viên ND đóng góp hàng chục tỷ đồng và hàng nghìn ngày công tham gia vào việc xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, 11/11 xã đạt chuẩn NTM và huyện Hòa Vang đã đạt chuẩn NTM.
"Nghe ND nói, làm ND tin"
Phát biểu tại đại hội, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa yêu cầu Hội ND thành phố tiếp tục đẩy mạnh phong trào ND thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, gắn với đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch. Chú trọng các tiêu chí về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng về nông nghiệp, nông thôn.
"Tập trung kiện toàn tổ chức Hội theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tham gia góp ý xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thành phố, nhất là trên lĩnh vực về nông nghiệp, ND, nông thôn. Cán bộ Hội phải sâu sát địa bàn, "nghe ND nói, nói ND thông và làm cho ND tin" - ông Nghĩa nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo đại hội, Phó Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính cũngđề nghị, trong nhiệm kỳ 2018-2023, Hội ND TP.Đà Nẵng tập trung thực hiện 5 nội dung gồm đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, hội viên, ND, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua; công tác tổ chức, kiện toàn bộ máy; nâng cao chất lượng hội viên, mô hình thu hút hội viên. Hội cần tập trung chỉ đạo phong trào ND sản xuất kinh doanh giỏi, giảm nghèo bền vững; công tác giám sát và phản biện xã hội...
Theo Danviet
Đại hội Hội ND Sơn La: Hội là cầu nối trong liên kết 4 nhà Sáng nay (14.9), tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sơn La lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất và ông Lương Quốc Đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dự và chỉ đạo đại hội. Bám...