Học nghề nông ngắn hạn – “phao cứu sinh” của nông dân Quảng Trị
Thời gian gần đây nhờ làm tốt công tác khảo sát nhu cầu học nghề mà tại Quảng Trị, các lớp dạy nghề phù hợp hơn với lao động nông thôn. Nhiều lớp học khuyến nông trong thời gian ngắn giúp lao động tăng cường kỹ thuật, giúp thay đổi quy trình sản xuất.
Sống khoẻ nhờ nuôi gà
Là đơn vị tiên phong trong công tác dạy nghề nông nghiệp thời gian qua Trạm khuyến nông thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) đa thực hiện dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật mô hình “nuôi ga thịt an toàn sinh học trên nền chuồng đệm lot sinh học” tại nhiều địa phương. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ được ứng dụng ở các vùng nông thôn mà được dạy ở ngay những vùng đô thị, cho nông dân bị mất đất.
Đầu năm 2018, Trung tâm đã mở lớp dạy nghề nuôi gà thịt an toàn sinh học trên nền chuồng đệm lót sinh học vơi sự tham gia cua 4 hộ dân ở phường 2 và phường 3 thị xã Quảng Trị. Mô hình chăn nuôi mới này đã đem đến cho người chăn nuôi cái nhìn và cách làm mới trong chăn nuôi gà nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình dạy nghề chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà ở huyện Cam Lộc. ảnh: Minh Nguyệt
Video đang HOT
Với quy mô nuôi 100 con/hộ. Cac hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% chi phí mua ga giống, chế phẩm làm đệm lót, 30% chi phí thức ăn và thuốc thú y, vật tư và được tập huấn thiết kế xây dựng, cải tạo chuồng trại, chế tạo đệm lót từ các nguyên liệu (trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa). Kết qua sau 3 tháng nuôi, ty lệ nuôi sống cua ga mô hình đạt 92%, trọng lượng ga đạt bình quân 1,6kg/con. Với gia ban 75.000 đồng/kg, tổng thu cua các hộ đạt hơn 44 triệu đồng, sau khi trư tất ca chi phí con lãi gần 14 triệu đồng.
Trước đây, gia đình bà Lê Thị Dần (khu phố 5 phường 3, thị xã Quảng Trị) cũng như các hộ dân trên địa bàn, nuôi gà bằng phương pháp truyền thống, nên gà hay bị bệnh và mùi hôi thối từ chất thải, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Từ khi áp dụng phương pháp nuôi mới được cán bộ trạm Khuyến nông chuyển giao hướng dẫn, đã mang lại hiệu quả một cách toàn diện, giảm tỉ lệ mắc các loại dịch bệnh, đàn gà tăng trưởng nhanh, không còn sự than phiền về môi trường của các hộ dân sống xung quanh.
Đa dạng các nghề cần dạy
Để gắn công tác đào tạo với giải quyết việc làm một cách bền vững, trên cơ sở khảo sát nhu cầu thực tế của bà con nông dân và người lao động, địa phương còn đào tạo những ngành nghề thiết thực và phù hợp với nhu cầu của địa phương như sửa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật xây dựng, may mặc…
Ông Nguyễn Khắc Mạnh – cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông thị xã Quảng Trị phụ trách mô hình nông nghiệp cho biết, thời gian qua Quảng Trị đã triển khai 12 mô hình thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó 7 mô hình mang lại hiệu quả cao được nhân rộng. Có thể kể đến như mô hình trồng ném tại huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh cho thu nhập 40-50 triệu đồng/ha; mô hình trồng hoa ở các phường ven đô Đông Hà với diện tích 10 ha cùng với một số xã như Gio Châu (Gio Linh), Triệu Thành, Triệu Đông (Triệu Phong), Tân Hợp (Hướng Hóa); mô hình trồng sắn tại các xã vùng Lìa; kỹ thuật chế biến nước mắm tại xã Triệu Vân, Triệu Lăng (Triệu Phong); sản xuất nón lá tại xã Hải Tân, Hải Xuân (Hải Lăng)”.
Theo ông Trần Thanh Hiền – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị, trong 2 năm gần đây, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quảng Trị đã gắn với cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế của tỉnh. Trước đó HĐND tỉnh ban hành nghị quyết về hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.
Theo Danviet
Bí thư Thị ủy Quảng Trị họp khẩn xử lý vụ "dân mua đất nhưng không được cấp sổ đỏ"
Về vụ chủ sở hữu trăm lô đất tại khu đô thị Võ Thị Sáu (thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) bức xúc, lo lắng khi không được cấp "sổ đỏ" vì vướng chỉ giới xây dựng, dù đất đã được đấu trúng và thanh toán tiền cho Nhà nước, ngày 24.7 Ban Thường vụ Thị ủy Quảng Trị đã triệu tập cuộc họp đột xuất để giải quyết vấn đề nêu trên.
Toàn bộ các lô đất tại khu đô thị Võ Thị Sáu đã đấu giá sẽ được cấp sổ đỏ trong nay mai và hủy chỉ giới xây. Ảnh: Hưng Thơ.
Cuộc họp dưới sự chủ trì của ông Lê Tiến Dũng - Bí thư Thị ủy Thị xã Quảng Trị với sự tham gia của các đơn vị liên quan như: Trung tâm phát triển quỹ đất, quản lý đô thị, tài nguyên môi trường, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Kết thúc cuộc họp, Ban Thường vụ Thị ủy quyết định, bỏ chỉ giới xây dựng 3 mét đối với toàn bộ các lô đất ở khu đô thị Võ Thị Sáu. Ngoài ra, các đơn vị liên quan phối hợp để nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho người dân đã nộp tiền đấu giá đất.
Được biết, 172 lô đất ở khu đô thị Võ Thị Sáu đã bán cho người dân. Hiện đã cấp sổ đỏ 87 lô, còn 85 lô đang được tiến hành.
Ông Văn Ngọc Bình - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Thị xã Quảng Trị nói rằng, hiện đơn vị đang cấp tốc làm thủ tục cấp sổ đỏ cho người dân. "Chỉ tuần này và nửa đầu tuần sau là sẽ cấp hết sổ đỏ đối với các lô đất đã đấu giá" - ông Bình nói.
Trước đó, ngày 23.7, LĐO đã có bài viết "Dân bỏ hàng trăm triệu mua đất nhưng không được cấp sổ đỏ".
HƯNG THƠ
Theo Laodong
Thiệt đơn, thiệt kép do mất "phao cứu sinh" Nếu bị thất nghiệp, người lao động đã có "phao cứu sinh" là khoản tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp và quyền lợi được hưởng như: Hỗ trợ nghề nghiệp, việc làm... Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người lao động đang bị mất quyền lợi do thiếu hiểu biết nên quên làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp hoặc do họ...