Học ngay cách tự pha chế nước dưỡng hoa tại nhà, tiết kiệm được cả “mớ” tiề.n cho Tết!
Hoa tươi luôn là một trong những yếu tố làm đẹp thêm cho không gian sống của chúng ta. Để giữ cho hoa luôn tươi lâu sau khi cắm, việc sử dụng nước dưỡng hoa là hết sức quan trọng.
Dưới đây là phương pháp tự pha chế nước dưỡng hoa ngay tại nhà vừa hiệu quả vừa tiết kiệm.
Nguyên liệu cần có:
- 1 lít nước sạch
- 2 muỗng canh đường
- 2 muỗng canh giấm trắng
- Vài giọt nước tẩy trắng (nếu có)
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị 1 lít nước sạch trong bình hoặc lọ cắm hoa của bạn. Nước sạch sẽ giúp hoa hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn.
Video đang HOT
Bước 2: Hòa tan 2 muỗng canh đường vào trong nước. Đường sẽ cung cấp nguồn carbohydrate giúp nuôi dưỡng hoa, giúp hoa giữ được vẻ tươi mới lâu hơn.
Bước 3: Thêm vào 2 muỗng canh giấm trắng. Giấm không chỉ có tác dụng làm thức ăn cho hoa mà còn giúp ngăn sự phát triển của vi khuẩn, góp phần giữ cho nước luôn trong và sạch.
Bước 4: Nếu có thể, thêm vào vài giọt nước tẩy trắng. Điều này giúp diệt khuẩn và nấm mốc, giữ cho nước không bị đục và hoa không bị thối nhanh.
Lưu ý khi sử dụng nước dưỡng hoa:
Trước khi cắm, cần cắt bỏ phần cuống hoa bị hỏng hoặc bất kỳ phần lá nào chìm dưới nước để ngăn vi khuẩn phát triển. Hãy thay nước dưỡng hoa định kỳ mỗi 2 đến 3 ngày để hoa luôn tươi mới. Mỗi lần thay nước, hãy cắt lại đầu cuống hoa khoảng 1-2 cm để tăng khả năng hấp thụ nước và dưỡng chất.
Bằng việc thực hiện đúng các bước trên, bạn sẽ có được dung dịch dưỡng hoa hiệu quả, giúp cho hoa cắm trong nhà của bạn luôn tươi lâu và đẹp mắt.
Đặt 2 tờ khăn giấy vào nồi cơm điện, tôi nuối tiếc vì sao sống nửa đời người mà không biết làm điều này sớm hơn
Bí kíp này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiề.n điện.
Khi tháo rời lòng nồi cơm điện, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy phần đĩa gia nhiệt ở dưới đáy. Thông thường khi sử dụng nồi cơm điện, nhiều người chỉ chú trọng vệ sinh lòng nồi mà bỏ qua phần đĩa gia nhiệt, mà không biết rằng chính bộ phận này mới là nơi dễ bị bám dính dầu mỡ, cặn bẩn từ hơi nước và nước canh trong quá trình nấu.
Nếu để lâu ngày, những vết bẩn này sẽ tích tụ, ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc của đĩa gia nhiệt và là nguyên nhân khiến cơm không chín đều, tốn điện năng và có thể gây hiện tượng chập mạch.
Tôi thực sự bất ngờ khi biết 1 mẹo hay: Chỉ cần dùng 2 tờ khăn giấy cùng vài "thủ thuật" là có thể làm sạch bộ phận này một cách dễ dàng.
Bởi lẽ, giấy ăn mỏng manh nên chúng dễ luồn vào các khe hở, giúp hạn chế việc nước xâm nhập vào phần điện, đồng thời làm sạch hiệu quả các vết bẩn trên đĩa gia nhiệt.
1. Chuẩn bị dung dịch làm sạch tự nhiên
Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị một bát nhỏ và cho vào đó lượng nhỏ kem đán.h răng. Vì kem đán.h răng có chất mài mòn và tẩy rửa mạnh mẽ nên chúng sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Tiếp theo, cho thêm một thìa muối để hỗ trợ diệt khuẩn và khử mùi, đồng thời muối cũng có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường ma sát, hỗ trợ làm sạch tốt hơn.
Thêm vào một chút giấm trắng vì dung dịch này có khả năng làm mềm các vết bẩn khó chịu, giúp việc chà rửa trở nên dễ dàng hơn. Cuối cùng, cho một ít nước ấm và trộn đều để hòa tan tất cả các thành phần.
2. Các bước thực hiện
Với tờ giấy ăn, bạn hãy gấp chúng thành hình xoắn ốc rồi nhét vào các khe hở của đĩa gia nhiệt. Cần tránh để giấy ăn lọt vào phần bên trong nồi để hạn chế nguy cơ chập mạch hoặc rò điện. Đừng quên kiểm tra cả các khe hở ở giữa đĩa gia nhiệt để đảm bảo nước không thể thấm vào các bộ phận bên trong.
Sau khi đã nhét giấy ăn vào các khe hở, bạn hãy trải thêm một tờ giấy ăn khác lên bề mặt đĩa gia nhiệt. Tiếp theo, dùng dung dịch làm sạch đã chuẩn bị để rưới đều lên trên lớp giấy. Lúc này, lớp giấy sẽ có công dụng giữ độ ẩm và giúp dung dịch làm sạch phát huy tối đa tác dụng.
Nên đợi khoảng 5-10 phút để dung dịch ngấm đều và làm mềm các vết bẩn. Sau đó mới gỡ lớp giấy ăn ra và dùng bàn chải nhẹ nhàng chà xát các vết bẩn trên đĩa. Với sự trợ giúp của dung dịch làm sạch, việc loại bỏ các vết bẩn cứng đầu chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng.
Cuối cùng, dùng một khăn sạch lau khô đĩa gia nhiệt và đảm bảo không còn nước đọng lại. Khi mọi thứ đã khô ráo, bạn có thể lấy hết giấy ăn ra khỏi các khe hở. Sau khi nồi cơm điện được làm sạch và khô, bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không lo vấn đề bám bẩn hay tốn điện năng.
6 món đồ nhà bếp tôi khuyên bạn nên mua trước Tết: 100% không hối hận, tiết kiệm cả sức lẫn tiề.n Tôi cảm thấy quá đúng đắn khi rước 6 thứ này về nhà. 1. Rổ lưới inox Mỗi lần nấu ăn, khi cần vớt thức ăn ra khỏi nồi, tôi thường phải dùng đũa hoặc thìa, điều này khá tốn thời gian và công sức. Ngày thường có thể không sao, nhưng vào dịp Tết, khi phải nấu nhiều món, nhiều bữa, cảm...