Học ngay cách làm mắm tôm chua ngon đúng chuẩn xứ Huế!
Nếu đã từng hoặc có bạn bè đi du lịch xứ Huế mộng mơ thì chắc chắn ai cũng mua vài ba lọ mắm tôm chua – đặc sản nổi tiếng nơi đây để làm quà cho mọi người.
Phải nói là hương vị của loại mắm tôm chua Huế quá là hấp dẫn và vô cùng gây nghiện, đặc biệt khi dùng để làm nước chấm cùng thịt ba chỉ hoặc rau muống luộc thì thôi rồi, ngon đến nỗi “nuốt luôn cả đầu lưỡi” ấy
Chuẩn bị nguyên liệu:
Tôm tươi: 200 g
Muối: 1 muỗng canh
Đường: 1 muỗng canh
Ớt chuông: 1/2 quả
Ớt chỉ: 10 quả
Riềng: 1 củ lớn
Tỏi: 1 củ
Bột gạo nếp: 1/2 bát
Rượu trắng: 300 ml
Cách làm:
Bước 1: Món mắm tôm chua có ngon và thành công hay không phụ thuộc khá nhiều vào khâu lựa chọn tôm nên các mẹ cố gắng chọn được mớ tôm thật tươi ngon nha. Tại Huế thì người ta chọn tôm theo mùa, ví dụ như tháng 2 và tháng 10 thì sử dụng tôm đất – đây là loại tôm nhỏ con nhưng thịt chắc, đậm đà; từ tháng 3 đến tháng 5 thì lại chuộng sử dụng loại tôm rằn, tôm sú – loại tôm nhiều thịt và cũng thơm ngon không kém; còn riêng loại tôm gân thì quanh năm đều có, nhưng lưu ý không chọn tôm biển to mập mà chỉ chọn các loại tôm nước lợ, tôm đồng, tôm sông thôi né. Khi chọn mua, các mẹ nhớ chọn mua tôm còn sống, nhảy tanh tách, mua loại to vừa thôi chứ tôm to quá làm mắm sẽ không ngon nhé vì tôm nhỏ vỏ thường mềm, dễ thấm hơn, tôm to khoảng bằng ngón tay út là được. Sau đó, các mẹ đem tôm ngâm rửa với nước muối pha loãng khoảng 1 – 2 lần rồi vẩy cho ráo nước muối.
Bước 2: Tiếp theo đem tôm đi ướp với rượu trắng trong vòng khoảng 30 phút rồi đem tôm đi rửa lại với nước sạch rồi vớt ra để ráo nước. Công đoạn này khá quan trọng để khử đi mùi tanh của tôm nên các mẹ không được “ăn gian” thời gian ướp đâu nhé.
Video đang HOT
Lúc này các mẹ lấy từng con tôm ra cắt bỏ phần râu tôm và cắt 1 phần đầu tôm (cắt đến phần mắt tôm nhé), khéo léo rút chỉ đen trên lưng tôm (nếu tôm to), sau đó tiếp tục đem tôm đã sơ chế ướp cùng với rượu trắng lần 2 thêm khoảng 15 – 30 phút nữa đến khi thấy tôm đỏ hửng (như hình) thì vớt tôm ra đĩa để ráo.
Bước 3: Giờ chúng mình sẽ đi chuẩn bị các nguyên liệu khác nhé: đặt 1 chiếc nồi nhỏ lên bếp, đổ 1/2 bát bột gạo nếp 1.5 bát nước lạnh vào, đun sôi và dùng muỗng khuấy sao cho bột trong và keo lại như bột em bé thì tắt bếp, để hỗn hợp trong nồi nguội hẳn.
Ớt chuông, ớt chỉ đem rửa sạch, bỏ cuống rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn ra. Riềng cạo vỏ, thái chỉ. Tỏi bóc vỏ, thái thành lát mỏng.
Bước 4: Chuẩn bị 1 chiếc tô to, rồi đổ tất cả ớt chuông, ớt chỉ riềng tỏi hỗn hợp bột nếp tôm muối vào tô, đeo bao tay rồi dùng tay trộn thật đều để tôm ngập và ngấm đều bột cũng như các gia vị được hòa quyện với nhau, đến khi thấy hỗn hợp trở nên đều màu và tôm được bao phủ trong hỗn hợp là được.
Bước 5: Chuẩn bị 1 chiếc lọ thủy tinh thật sạch và khô, xếp từng con tôm vào lọ theo hình tròn rồi cuối cùng đổ tất cả hỗn hợp còn lại trong âu vào lọ rồi dùng vật nặng đè xuống để tôm không bị nổi lên, sau đó đậy chặt nắp. Mỗi sáng các bạn đem lọ tôm ra phơi nắng sớm, đến khi hết nắng thì đem để nơi thoáng mát. Làm như vậy khoảng 12 – 15 ngày (tùy thời tiết), trong lọ tôm sẽ dậy nước từ từ và tỏa mùi thơm dễ chịu, tôm ửng màu đỏ tự nhiên đẹp mắt là món mắm tôm chua Huế đã làm đúng công đoạn và thành công rùi, giờ chúng mình chỉ cần lấy ra 1 lượng mắm vừa đủ và măm thôi, phần còn lại trong lọ các bạn đậy chặt nắp rồi bảo quản nơi thoáng mát để sử dụng được lâu dài nhé.
Cách làm món tôm chua chuẩn Huế cũng không quá phức tạp đúng không nào, chỉ cần bỏ ra chút xíu thời gian và tỉ mẩn một chút là chúng ta đã dễ dàng tự làm ngay tại nhà mình, vừa ngon lại vừa đảm bảo chất lượng rồi. Mắm tôm chua ngọt cay vừa miệng, từng miếng tôm thơm ngọt thịt để chấm thịt luộc, rau luộc hoặc để ăn cùng với cơm trắng thôi cũng đã thấy ngon rùi
Lưu ý khi làm mắm tôm chua chuẩn Huế:
Các mẹ để hỗn hợp bột nếp thật nguội rồi mới đem trộn với tôm nhé, nếu không tôm sẽ bị chín, sau khi hoàn thành thịt tôm sẽ bị rã ăn không ngon.Mắm tôm chua càng để để lâu sẽ càng chua, để giảm vị chua khi ăn các bạn có thể gắp ra xóc với một ít đường để giảm vị chua nhé.Bạn cũng có thể cho lá ổi vào hũ mắm tôm chua vì lá ổi có tác dụng làm lên men thơm cho tôm.Món ăn tuy có ớt, riềng nhưng với lượng vừa đủ cùng men rượu sẽ phân hủy vị cay, làm cho món ăn chỉ còn mùi thơm ớt, riềng. Tùy khẩu vị mỗi người nếu thích ăn cay hơn, giả nhuyễn ít ớt, tỏi rồi trộn riêng với ít tôm chua lấy trong hũ ra
Tự làm bánh gạo cay Hàn Quốc chiêu đãi cả nhà cực dễ
Ẩm thực đường phố của Hàn Quốc rất đa dạng, trong số đó bánh gạo cay Tteokbokki là một trong những món ăn nổi tiếng, được yêu thích nhất. Tự tay làm bánh gạo này từ A - Z thì còn gì bằng.
Bánh gạo cay Hàn Quốc có tên Hàn là Tteokbokki, đây là món ăn không còn xa lạ với người dân Việt, bởi nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ.
Bánh gạo Hàn Quốc được làm từ những thỏi bánh gạo dẻo thơm với hình dáng tròn hoặc dài. Thành phần đặc trưng của món bánh gạo này là tương ớt của Hàn Quốc, khi ăn có vị cay ấm và ngọt nhẹ làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
A. Làm bánh gạo từ bột gạo
(Nếu bạn mua bánh gạo Hàn Quốc ở Siêu thị thì bỏ qua bước này, qua B luôn nhé)
Nguyên liệu làm bánh gạo cho 4 người ăn:
- 230g bột gạo tẻ
- 100g bột gạo nếp
- 360ml nước
- Gia vị: muối, dầu mè (hoặc không có dầu mè thì thay bằng dầu ăn)
Cách làm:
Bước 1: Trộn đều bột gạo tẻ và bột gạo nếp với thìa cà phê muối ăn. Cho nước vào phần bột đã trộn, nhào thật kỹ bột.
Bước 2: Cho phần bột đã trộn vào nồi hấp, hấp trong khoảng 20 phút, tránh để nước rơi vào bột.
Bước 3: Tráng 1 thìa cà phê dầu mè lên mặt phẳng nhào bánh, xoa đều để khi nhào bánh đỡ dính.
Bước 4: Lấy bột đã hấp ra, nhanh tay nhào thật kỹ trong khoảng 15 phút, nhào nhanh tay khi bánh còn nóng đến khi khối bột mịn và dai.
Bước 5: Lăn bột thành những thanh tròn dài, sau đó cắt bột thành những miếng dài vừa ăn hoặc cắt xéo.
Lưu ý:
- Khi hấp bột, tránh để nước rơi vào bột. Các bạn có thể lót vải vào vung nồi để nước không rơi xuống bột.
- Để nhào bột không bị dính, các bạn có thể xoa dầu mè hoặc dầu ăn lên lòng bàn tay.
B. Làm bánh gạo cay Hàn Quốc
Nguyên liệu:
- 1 thìa canh ớt Gochujang (mua ở siêu thị, có đóng hộp hình chữ nhật ý) - 1/2 thìa nhỏ ớt bột. - 1 thìa nhỏ xì dầu (nước tương). - 1 thìa nhỏ đường
- Tỏi, dầu ăn
- Vừng rang
Cách làm:
Bước 1: Luộc qua bánh gạo: Các bạn đun một nồi nước sôi, cho bánh gạo vào luộc khoảng 1-2 phút, sau đó đổ ra rổ xả lại nước lạnh để không bị dính chùm, rồi để ráo nước.
Bước 2: Làm nước sốt cay ngọt cho tteokbokki. Bí quyết làm bánh gạo cay tteokboki ngon là cách làm nước sốt chua cay, vì vậy, bước này cực kì quan trọng. Các bạn trộn tất cả hỗn hợp gồm ớt Gochujang, ớt bột, xì dầu, đường, nước lọc vào bát, khuấy cho đường tan, nêm vừa miệng là được.
Bước 4: Tiến hành xào bánh gạo. Đầu tiên các bạn đun nóng một ít dầu ăn ở chảo, phi tỏi thơm, cho bánh gạo đã luộc trước đó vào đảo khoảng 2 phút. Rồi cho tiếp hỗn hợp bát tương ớt đã pha ở bước 2 vào đảo đều, xào khoảng 4-6 phút đến khi hỗn hợp tương ớt bám đều quanh bánh gạo rồi tắt bếp.
Sau khi bánh gạo đã chín đều các bạn cho vừng rang chín vào đảo đều, đổ ra đĩa dùng nóng, trang trí với một ít tỏi tây thái nhỏ lên bề mặt, rưới thêm ít nước sốt còn dư lại lên trên cho món ăn thêm đẹp mắt và đậm đà. Nếu thích ăn trứng bạn có thể chuẩn bị trước 1 quả trứng luộc rồi ăn kèm cũng rất hấp dẫn đấy!
Vậy là mình đã hoàn thành xong cách làm bánh gạo cay Hàn Quốc rồi. Hi vọng rằng với cách làm đơn giản tại nhà này các bạn có thể tự tay vào nếp nấu cho người thân và gia đình cùng thưởng thức nhé!
Biến tấu bánh rợm nhân thịt lạ miệng đơn giản vô cùng Bánh rợm nhân thịt chỉ với bột gạo nếp và thịt nạc, nấm hương, mộc nhĩ sẽ khiến bạn không thể chối từ. Bạn đã quen với món bánh rợm ngon của bà nhân chay thì hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn làm món bánh rợm nhân thịt, vừa lạ lại ngon ngọt mà đủ dinh dưỡng. Nguyên liệu và cách...