Học mẹ Hà Tĩnh tuyệt chiêu làm bánh cho con cực hay, đảm bảo làm 1 lần “ăn ngay”, con mê tít
“ Làm bánh không giống như nấu ăn, chỉ cần sai lệch nguyên liệu thì sẽ hỏng cả mẻ bánh. Các mẹ nên làm những món bánh đơn giản trước như bánh quy, bánh muffin, pancake, flan… thì sẽ dễ thành công hơn”.
Ai làm mẹ cũng mong muốn có thể mang đến cho con một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Từ cơm ăn áo mặc đến việc dạy dỗ con hàng ngày. Từ những câu chuyện, khúc hát ru con ầu ơ ngủ mỗi tối đến những món ăn, mẹ luôn muốn dành hết cho con những điều tốt đẹp nhất. Chị Nguyễn Thị Mai Hương (ở Hà Tĩnh) cũng là một người mẹ như vậy.
Chị chia sẻ, ai làm mẹ cũng vậy thôi, dù có vất vả đến mấy nhưng với tình yêu thương con vô bờ bến, mẹ sẽ vượt qua được hết. “ Mình quyết định làm bánh cho con vì nghĩ con có sức khỏe là có tất cả. Bé nhà mình lại sinh mổ nữa nên sức đề kháng kém hơn các bạn khác. Chính vì vậy, mình nghĩ cần phải bổ sung cho bé những thực phẩm lành mạnh, tăng sức đề kháng cho con. Đồ ăn dặm sẵn cho bé thường chứa rất nhiều đường hoặc nhiều muối và có nhiều chất bảo quản không phù hợp với hệ tiêu hóa của bé“.
Chị Mai Hương và bé Dứa. Ảnh: NVCC
Chị Mai Hương bắt đầu làm bánh cho con từ khi bé Dứa (tên thật là Bùi Việt Khoa) được 7 tháng tuổi. Vì bé Dứa được mẹ cho ăn dặm theo phương pháp 3in 1 nên ăn thô khá tốt. Những loại bánh chị Hương thường làm cho con là: “ Bánh bao, bánh mì ngọt, há cảo, bánh quy, bánh biscotti, bánh bông lan, flan, flan yến mạch, váng sữa tự làm, sữa chua tự làm, muffin, bánh chuối, rau câu, pancake, su kem…” Hiện bé dứa đã được 23 tháng tuổi, chị Hương thường cho con ăn bữa phụ vào khoảng 3h chiều, lúc bé ngủ dậy.
Về nguyên liệu làm bánh, chị Hương thường ưu tiên các loại thực phẩm hữu cơ và hoa quả nhà trồng được. “ Rau củ quả nhà trồng, thịt gà thịt lợn… nhà nuôi hoặc mua của các gia đình khác ở quê tự nuôi. Về đường, mình hạn chế cho bé ăn ngọt nên thường dùng đường dừa hoặc quả chà là tạo ngọt. Ngay cả sữa mình cũng cho bé uống sữa organic không đường. Muối thì mình dùng muối hồng hoặc nêm gia vị bằng thảo mộc hữu cơ. Mật ong mình chỉ sử dụng mật ong rừng người nhà tự đi bắt về khi con được 1 tuổi. Dầu ăn mình dùng các loại dầu oliu, dầu óc chó, dầu gạo, dầu mè, dầu lạc… Bơ thì chọn bơ hữu cơ dù có chế biến ở nhiệt độ cao vẫn không sinh ra độc tố. Các loại bột làm bánh luôn luôn là bột hữu cơ, từ bột mì, bột nở, bột năng, tinh bột ngô, men nở, galantine… Bột gạo, bột nếp, bột đậu thì luôn là loại người nhà ở quê tự trồng, không phun thuốc trừ sâu“.
Bé Dứa luôn hào hứng với các món bánh mẹ làm. Ảnh: NVCC
Về thời gian làm bánh, chị Hương cho biết, vì chị đi làm xa nhà (17km) nên mọi thứ chị luôn tranh thủ chuẩn bị trước. Chị thường cân nguyên liệu sẵn vào buổi trưa, tối về làm bánh sau 9 giờ tối khi con đã đi ngủ nên thời gian không tốn nhiều. Bánh bông lan chị thường làm khoảng 10 phút đánh trứng, 10 phút trộn nguyên liệu, còn thời gian nướng bánh chị tranh thủ làm các việc khác như dọn dẹp, giặt đồ cho con.
Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với các mẹ mới học làm bánh cho con, chị Mai Hương cho biết: “ Theo mình để làm bánh thành công, mọi người nên làm theo đúng công thức và xem các video về các món bánh nhiều lần. Làm bánh không giống như nấu ăn, chỉ cần sai lệch nguyên liệu thì sẽ hỏng cả mẻ bánh. Các mẹ nên làm những món bánh đơn giản trước như bánh quy, bánh muffin, pancake, flan… thì sẽ dễ thành công hơn. Và khi nhìn thấy bé hưởng ứng bánh mẹ làm một cách hứng khởi, hạnh phúc thì mẹ sẽ có động lực và kiên trì làm tiếp các món bánh khác phức tạp hơn”.
Dưới đây là một số món bánh chị Mai Hương thường làm cho con:
BÁNH MÌ TRỨNG PHIÊN BẢN MẸ DỨA
Nguyên liệu:
- 125 ml nước sôi nóng.
- 50ml dầu gạo.
- 10g đường dừa.
- 2g muối hồng.
- 100g bột mì hữu cơ.
- 1 quả trứng gà cỡ nhỏ, tầm 40g, để ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm:
- Cho nước nóng vào 1 cái tô hay nồi nhỏ, để lên bếp hoặc máy tiệt trùng bình sữa, cho dầu, muối, đường vào khuấy đều cho hòa tan. Cho bột mì vào 1 lần rồi khuấy đều thành khối bột dẻo mịn không dính nồi.
- Để khối bột nguội hẳn, đập tan quả trứng và cho vào đánh từng chút một thành hỗn hợp nhuyễn mịn, cho vào túi bắt để bắt bánh.
- Bật lò sẵn 150 độ, rãnh giữa. Sau khi bánh bắt ra khay nghỉ được 30p, thì xịt nước ướt đẫm mặt bánh thì cho vào lò, nhớ đặt thêm 1 ly nước, nướng bánh trong vòng 30p.
BÁNH CHUỐI
Nguyên liệu:
- 60ml sữa tươi k đường ( có thể thay bằng Whip cho béo ngậy)
- 60ml bơ Ghee đun chảy
- 100gr bột mỳ
Video đang HOT
- 150gr chuối chín
- 1 quả trứng 35gr
- 3gr bột nở hữu cơ
- 1gr muối hồng
- 10gr ngũ cốc Calbee
(Vì chuối ngọt rồi nên mình không thêm đường, bé nhà mình không thích ăn ngọt).
Cách làm:
- B1: Hỗn hợp ướt gồm chuối dằm nhuyễn, sữa tươi, dầu ăn, đường, trứng.
Làm nóng lò 175 độ ở 2 thanh nhiệt.
- B2: Hỗn hợp khô gồm bột mỳ, bột nở, muối đã rây.
- B3: Trộn hỗn hợp khô vào hh ướt sao cho thật nhuyễn.
- B4: Cho hỗn hợp vào khuôn đã được chống dính sau đó cho ngũ cốc trang trí lên.
- Cho vào lò nướng 175 độ trong 30p là có bánh ngon ăn rồi!
BISCOTTI – VỊ HẠNH NHÂN, HẠT DẺ CƯỜI VÀ NHO KHÔ
Nguyên liệu:
- 40gr bơ nhạt
- 5ml vanilla chiết xuất (không bắt buộc)
- 180gr bột mì đa dụng (all purpose flour)
- 50gr bột hạnh nhân (almond powder)
- 5gr bột nở (baking powder)
- 2 trứng gà (60gr/quả cả vỏ) – nhiệt độ phòng
- 105 gr đường
- 80gr hạt dẻ cười (Pistachio)
- 80gr nho hoặc cranberry khô.
(*) Ghi chú:
- Không nên thay bơ nhạt bằng dầu ăn. Có thể dùng bơ thực vật thay thế nhưng bơ động vật cho mùi vị ngon hơn
- Bột hạnh nhân có thể xay từ hạnh nhân hạt hoặc hạnh nhân lát. Nếu không có thì thay 50gr bột hạnh nhân bằng 50gr bột mì đa dụng.
- Hạt dẻ cười và nho khô có thể thay bằng bất kì loại hạt hoặc loại quả khô nào khác tùy ý thích (Walnut, Macamadia, hạt điều, hạt bí, hạt thông, mơ khô, mận khô, …). Nếu dùng chocolate chip, nên giảm đường trong công thức.
- Nếu dùng các loại hạt to như Walnut hay hạnh nhân, nên nướng hạt ở nhiệt độ 160 – 170 độ C trong khoảng 5 – 7 phút cho hạt thơm giòn. Có thể đập vỡ thành các miếng nhỏ hơn.
Cách làm:
1. Đun chảy bơ, cho vanilla vào, quấy đều, giữ ấm
2. Rây bột mì, bột hạnh nhân và bột nở vào âu. Trộn đều. Đập trứng vào một âu khác và rây đường vào âu này.
3. Đun sôi chút nước trong một chiếc nồi nhỏ. Khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ, đặt âu đựng trứng lên miệng nồi. Quấy liên tục trong 1-2 phút. Khi trứng hơi ấm, khoảng 35 – 40 độ C thì nhấc âu ra khỏi nồi. Đánh trứng ở tốc độ thấp trong 1 phút rồi tăng dần tốc độ, đánh đến khi bọt khí thu nhỏ và mất dần, hỗn hợp bông đặc mịn thì giảm xuống tốc độ vừa – nhỏ, đánh thêm 2 – 3 phút. Việc đánh trứng trong công thức này khá quan trọng. Trứng đánh đủ bông, bọt khí đều sẽ cho bánh xốp hơn.
4. Chia bột thành 3 phần, bơ thành 3 phần. Lần lượt rây từng phần bột và đổ kèm theo một phần bơ vào âu. Dùng máy trộn ở tốc độ thấp nhất, đến khi vừa hòa quyện thì cho phần bột và bơ tiếp theo (mỗi lần trộn không quá 60 giây), hoặc có thể trộn theo kiểu fold với spatula hoặc phới lồng. Nếu trộn bằng máy, thành âu có thể sẽ có nhiều bột bám vào, cần dùng phới vét thành và đáy âu và fold thêm vài nhát cho nguyên liệu hòa quyện.
5. Sau khi trôn hết bơ và bột thì cho quả và hạt vào trộn đều. Dùng phới vét thành và đáy âu, fold thêm vài nhát cho nguyên liệu được trộn đều.
6. Nướng lần thứ nhất:
Ở lần nướng này, bột cần được tạo hình thành dạng thỏi dài hình chữ nhật, dài khoảng 30cm, rộng 9 – 10 cm và hơi dẹt. Vì bột rất dính nên để tạo hình cho dễ, các bạn có thể nhúng tay vào nước rồi tạo hình thật nhanh. Có thể dùng bột khô nhưng mình thích dùng nước hơn vì thêm bột sẽ làm cho bánh thêm cứng.
Nướng bánh ở 175 độ trong 20 – 25 phút đến khi bánh chín và vỏ bánh hơi ngả vàng, ấn vào thấy hơi cứng. Nếu có hiện tượng bên trong bánh bị bết hoặc ẩm, mà vỏ ngoài cháy vàng thì nên xem lại nhiệt độ lò (cao quá hoặc khay nướng quá gần với lửa trên).
7. Lấy bánh ra khỏi lò, để nguội bớt, sau khoảng 10 phút, khi bánh còn ấm thì dùng dao cắt thành miếng dày 1 – 1,5cm. Cắt khi bánh còn ấm sẽ dễ và đỡ bị vụn hơn. Nên dùng dao rất sắc, nếu là dao răng cưa thì càng tốt.
8. Hạ lò xuống 160 độ C. Xếp các miếng bánh vào khay. Nướng bánh ở 160 độ C trong khoảng 8 – 10 phút rồi lật mặt bánh lên, nướng thêm 5 – 8 phút. Nên lưu ý thời gian, không nên nướng quá lâu, bánh dễ bị khô cứng.
Bảo quản trong hộp hoặc túi kín, nếu sống ở nơi có độ ẩm cao thì nên có thêm túi hút ẩm, dùng trong khoảng 3 – 4 tuần.
* Ghi chú: Bột bánh Biscotti không nên nặn thành từng viên như bánh quy thông thường, bánh sẽ dễ bị cứng vỏ ngoài và ẩm bên trong.
BÁNH TÁO QUẾ
Nguyên liệu:
-1 quả táo envy
- 1 trái chanh vắt lấy nước
-50ml sữa tươi org hoặc sữa ct của bé
-40g đường dừa( vì bé mình hạn chế ăn ngọt)
-1/2 thìa cf bột quế org
-150g bột mỳ org
- 3g bột nở org
-60g bơ Ghee
-1 quả trứng gà.
Cách làm:
- Táo gọt vỏ, bổ 6 rồi khía múi, dưới nước cốt chanh lên miếng táo cho đều để táo không bị thâm ạ.
- Bơ cho vào lò vi sóng quay chảy, cho vào âu đường đánh tan. Đập trứng vào đánh tan. Đổ sữa vào đánh đều.
- Bột mỳ bột nở trộn đều. Chia 3 lần rây vào trộn đều. Cuối cùng cho bột quế.
- Làm nóng lò 180 độ 10p
- Khuôn có lót giấy nến ở đáy và thành khuôn. Đổ bột vào khuôn dàn đều, xếp táo thành 6 múi. (mình dùng khuôn nhỏ nên bỏ được 3 miếng thôi)
- Nướng 170độ 45p hoặc đến khi thấy vàng mặt bánh nhen các mẹ.
- Bánh chín rắc vụn dừa lên nướng thêm 3p cho thơm mùi dừa hấp dẫn nhé (mình lười nên mình không rắc).
Một số món bánh khác chị Mai Hương thường làm cho con trai:
Thùy Linh
Theo emdep
Cá cơm khô Nhật cạnh tranh với cá Việt Nam
Cá mua từ Nhật rất sạch, không có cát sạn và ăn rất mềm, dễ chế biến.
Nguyên Liệu
200 gr cá cơm Nhật
Hành, tỏi, sả, tiêu, ớt bột
1 thìa canh mirin
1 thìa cf đường thốt nốt bột
1 thìa canh nước mắm
Hành lá, chanh
2 muỗng canh dầu gạo
Các bước
Cá rửa qua dưới vòi nước mạnh cho trôi bớt vẩy nhỏ để ăn khỏi nhám lưỡi. Sau khi ráo nước mới rang. Rang cá với chút dầu cho khô,
Phi thơm hành, tỏi, sả rồi mới cho mắm, tương, đường, mirin vào trộn đều, tắt bếp
Tắt bếp rang cá thì cho nồi nước sốt vào trộn cho đều mới bật lại bếp rang lại cho nóng và nếm. Rắc hành lá, tiêu cho thơm. Khi vào bàn ăn mới trộn chút cốt chanh hoặc tắc cho ngon, dịu. Mùa mát trời mà ăn món này thì phải nấu thêm cơm.
Theo cookpad.com
Con còi cọc, mẹ đảm nhớ nấu món cháo bổ dưỡng này bé sẽ ăn thun thút, cứ thế tăng cân đều Tim heo từ lâu nổi tiếng là món ăn bổ dưỡng, giàu đạm, các axit amin, vitamin và khoáng chất. Món ăn này phù hợp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt dành cho trẻ trong những năm đầu đời. Cha mẹ có thể dùng tim heo nấu cháo cho bé giúp cơ thể con hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Cháo tim...