Học mẹ đảm làm nem dự trữ cho ngày Tết nhàn tênh mà nem vẫn giòn rụm, ngon tuyệt
Nem là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng và cả đãi khách ngày Tết. Nhưng chính bởi món nem khá tốn thời gian nên các bà nội trợ ai cũng phải ngại ngần.
Cuốn nhiều nem một lần rồi dự trữ trong ngăn đá chính là giải pháp tối ưu trong trường hợp này.
Mẹ đảm Vũ Thanh Hoan là cái tên quen thuộc trong các hội nhóm chuyên về nấu ăn. Chị có niềm đam mê lớn với những món ăn cũng như rất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực bếp núc. Thành phẩm từ tay chị làm ra không những hương vị tuyệt ngon mà còn được trình bày đẹp mắt, nhìn đã muốn ăn ngay.
“Người ta thường bảo, người vợ muốn giữ chồng thì trước hết phải biết giữ lửa trong bếp. Nhìn vào căn bếp của mỗi nhà có thể đoán biết không chỉ cuộc sống vật chất mà cả đời sống tinh thần. Mỗi người phụ nữ sinh ra đã có bản năng hướng về gia đình nên họ luôn muốn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho người thân, đặc biệt qua từng món ăn. Phụ nữ hiện đại không ngại vào bếp. Vào bếp là giữ lửa hôn nhân!”, chị Thanh Hoan bày tỏ quan điểm cá nhân.
Chị Vũ Thanh Hoan.
Nem là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng và cả đãi khách ngày Tết. Nhưng chính bởi món nem khá tốn thời gian nên các bà nội trợ ai cũng phải ngại ngần. Cuốn nhiều nem một lần rồi dự trữ trong ngăn đá chính là giải pháp tối ưu trong trường hợp này. Nhưng làm thế nào để nem sau khi rã đông vẫn giòn ngon? Hãy cùng học tập cách làm nem dự trữ của mẹ đảm Vũ Thanh Hoan nhé!
Cách chọn vỏ bánh đa:
- Dùng vỏ bánh đa truyền thống và vỏ giò rế.
- Có thể dùng bánh ram nhưng vỏ nem sẽ hơi dày.
Cách trộn nguyên liệu gói nem:
- Thịt lợn xay, bò xay (tổng 0,8kg-1kg): Nếu ai thích ăn tôm hoặc cua thì có thể cho vào.
- Giá đỗ: 1 nắm nhỏ.
- Cà rốt 1 củ, hành tây 1 củ, su hào nửa củ, hành tây nửa củ tất cả thái nhỏ.
- Nấm hương, mộc nhĩ đều thái nhỏ. Nếu muốn nem thơm thì có thể dùng nhiều nấm hương hơn.
- Hành lá, mùi ta, ít rau húng cũng thái nhỏ.
- Miến: khoảng 1,5 lạng. Ngâm miến rồi cắt nhỏ.
Video đang HOT
- Riêng đối với trứng: Có nhiều cách khi gói nem để lâu sẽ không bị ướt, ví dụ như trộn trứng với thịt cho ngấm trứng vào thịt như thế khi gói nhân nem sẽ không bị ướt nữa.
Cách của chị Thanh Hoan: Trứng đập ra bát đánh tan cho đều lòng trắng và lòng đỏ. Sau đó cho 1 chút dầu ăn vào chảo, đổ trứng vào rồi lấy đũa khuấy đều cho vụn trứng ra. Sau đó cho vào nồi nguyên liệu nhân nem trộn đều cùng với 3-4 thìa mì chính (bột ngọt) và hạt tiêu. Khi rán nem sẽ không bị nổi bọt và khi gói nem cũng không bị ướt!
Cách gói:
- Dùng vỏ bánh đa làm lớp ngoài sau đó dùng vỏ giò rế (cắt đôi, lấy hình bán nguyệt) đặt giữa, sau đó cho nhân vào gói. Có thể gói phần vỏ có giò rế và phần không có giò rế để thay đổi khẩu vị.
Cách rán:
- Khi dầu còn chưa nóng già, thả nem vào rán qua. Sau đó cho ra giấy thấm dầu, đợi nguội phân chia ra thành từng khay 1 cất vào ngăn đá.
- Khi cần dùng, cho từ ngăn đông ra cho vào nồi chiên không dầu set nhiệt độ 180 độ trong 5 phút sau đó lật mặt . Tiếp tục đặt 180 độ trong 5 phút nữa là chín vàng đẹp, vỏ nem cũng giòn.
Chúc các bạn thành công!
Theo Khám phá
Những sai lầm khi bày mâm ngũ quả ngày Tết nhiều người mắc khiến "mất dông" cả năm
Bày mâm ngũ quả là việc Tết năm nào các gia đình vẫn làm nhưng có một số sai lầm khi thực hiện điều này không phải ai cũng biết.
Trong ngày Tết, một trong những lễ vật không thể thiếu trên ban thờ chính là mâm ngũ quả. Con số 5 - "ngũ" - tương ứng với ngũ hành, là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Vì thế, mâm ngũ quả trên ban thờ nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển.
Mâm ngũ quả về cơ bản sẽ có đủ năm loại quả nhưng tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và mùa màng khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo...
Khi bày mâm ngũ quả, gia chủ tránh những sai lầm dưới đây để năm mới thêm may mắn và ý nghĩa:
1. Bày hoa quả giả
Ngày nay, hoa quả giả được bày bán rất nhiều lại đẹp mắt, nhìn thoáng qua trông giống thật vô cùng. Vì thế một số người mua những loại hoa quả giả này về bày biện trên ban thờ cho đẹp, vừa để được lâu lại tiết kiệm chi phí. Nhưng dù thành tâm là chính song gia chủ tuyệt đối không nên đặt hoa quả giả lên thờ cúng.
Theo quan niệm tâm linh của người Việt, việc bày hoa quả giả trên bàn thờ trong những ngày này vừa không tôn trọng thần linh, gia tiên, vừa không có lợi cho phong thủy. Do đó, gia chủ nên chọn những loại hoa quả thật mang ý nghĩa tốt lành, đủ màu sắc để đặt lên mâm ngũ quả.
Bày hoa quả gia lên mâm ngũ quả được coi là không tôn trọng thần linh, gia tiên (Ảnh: Internet)
2. Bày hoa quả bị ướt
Do tính cẩn thận, nhiều người thường rửa sạch sẽ hoa quả rồi mới bày lên mâm ngũ quả. Tuy nhiên, nếu rửa xong mà hoa quả còn ướt sẽ khiến chúng nhanh bị thối, hỏng. Vì thế, rửa hoa quả xong cần thấm khô hoàn toàn rồi mới bày biện, chỉ cần một chỗ còn đọng nước cũng khiến quả hỏng.
Do đó, tốt nhất, hoa quả mua về có thể dùng khăn giấy mềm lau nhẹ nhàng hết lớp bụi bẩn bên ngoài là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.
3. Bày quả có gai, nặng mùi
Thực tế, bày mâm ngũ quả quan trọng nhất là thành tâm và mang đúng ý nghĩa may mắn trong ngày Tết. Tuy nhiên, cần phải tránh những loại quả có gai nhọn như mít, sầu riêng, dứa... là những loại quả kiêng kỵ đặt trên mâm ngũ quả ngày Tết.
Hơn thế, mít, sầu riêng lại rất nặng mùi. Theo quan niệm của người xưa, ban thờ là nơi thiêng liêng không nên để những gì quá nặng mùi, sắc nhọn. Vì vậy, khi chuẩn bị mâm ngũ quả, bạn nên chọn những trái cây có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh mát là được.
Theo quan niệm của người xưa, ban thờ là nơi thiêng liêng không nên để những gì quá nặng mùi, sắc nhọn vì thế, mít, sầu riêng... không nên đem thờ (Ảnh: Internet)
4. Bày quả đã chín già
Những trái cây đã chín thường có màu rất đẹp vì thế nhiều người chưa có kinh nghiệm sẽ chọn chúng để bày mâm ngũ quả. Nhưng điều này lại hoàn toàn sai lầm.
Thông thường các gia đình sẽ bày mâm ngũ quả từ 27, 28 Tết. Nếu chọn quả đã chín để bày thì chắc chắn chúng sẽ bị hỏng trong thời gian 1 tuần Tết. Không những thế, với sức nóng của hương nhang khi thắp càng khiến những loại quả này chín hơn và nhanh hỏng. Do đó, chỉ nên chọn những quả đã già nhưng chưa chín, như vậy mới đảm bảo chúng không bị thối, héo.
5. Bày thêm các thực phẩm khác lên mâm ngũ quả
Về cơ bản, mâm ngũ quả sẽ gồm 5 loại quả với những ý nghĩa đem lại sự may mắn, sum vầy, hạnh phúc cho gia chủ. Tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, trứng gà, lê, lựu... Người ta cũng có thể đặt nhiều hơn 5 loại quả trên mâm ngũ quả.
Không nên bày chung hoa và bánh kẹo lên mâm ngũ quả (Ảnh: Internet)
Song, có điều đặc biệt là không nên bày hoa hay bánh kẹo chung lên mâm ngũ quả bởi như vậy được coi là phạm úy, đắc tội với bề trên, thánh thần. Hoa, bánh kẹo chỉ nên bày bên cạnh mâm ngũ quả mà thôi.
Ý nghĩa tượng trưng của từng loại trong mâm ngũ quả
- Chuối xanh: Nải chuối có số quả lẻ tượng trưng sự sinh sôi. Hình quả cong vút như bàn tay bao bọc, chở che, sum vầy đông con nhiều cháu đón nhiều phúc lộc.
- Bưởi: To tròn căng mọng thể hiện sự an khang thịnh vượng
- Cam, quýt, quất: Loại quả màu vàng rực tượng trưng cho quyền lực, công danh thành đạt.
- Táo: Màu đỏ của táo tượng trưng cho may mắn, phú quý an khang.
- Đu đủ: Cái tên đã nói lên được mong muốn sự đủ đầy, ấm no của gia chủ
- Phật thủ: Những nếp quả ôm vào nhau như bàn tay phật che chở cho cả gia đình
- Dưa hấu: Hình tròn căng dồi dào năng lượng, tinh thần, sắc đỏ của dưa tượng trưng cho may mắn, sự sinh sôi, nguồn năng lượng vô tận.
- Xoài: Phát âm giống từ "tiêu xài" ý mong muốn tiêu xài thoải mái không lo thiếu thốn
- Thanh Long: Rồng múa phượng bay, phát tài phát lộc
- Lựu: Nhiều hạt, vị ngọt tức của cải lúc nào cũng đầy nhà
- Lê: Ngọt thanh, công việc làm ăn thuận lợi ít gặp biến cố
- Sung: Biểu trưng cho sự sung túc, con đàn cháu đống
- Đào: Mang lại sức khỏe, giàu có
- Quả trứng gà: Lộc ban phước trời cho, công thành danh toại
- Na: Mắt sáng tinh thông minh sáng suốt, con cháu học giỏi
- Mãng cầu xiêm: "Cầu" tức là cầu chúc cho năm mới vạn sự như ý
- Dừa: Trái dừa ngọt như đong đầy tình mẹ, gắn kết gia đình con cháu hạnh phúc
- Dứa (thơm): Thơm tho - Đa phúc thọ, sự may mắn an lành. Lá dứa sum suê tươi tốt ngụ ý công việc phát triển thuận lợi.
Theo Khám phá
Tết: rươi 'đại bổ' trên mâm, người hết buồn, đời thôi sầu Rươi bổ dưỡng không kém bất cứ món cao lương mỹ vị nào. Trong mâm cơm ngày tết nếu đã có món rươi thì những thứ khác chỉ "thường thôi mà". Thơm lừng món chả rươi Rươi sống vùng nước lợ có rất nhiều ở các tỉnh có cửa sông đổ ra biển như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Bắc...