Học mẹ 9X nấu món ngon giải nhiệt cho con mùa nắng nóng, con ăn không biết chán là gì
Chăm con, chị Trang luôn tìm hiểu những sản phẩm tốt nhất cho con và tìm tòi những công thức các món chè ngon phù hợp với từng độ tuổi của con.
Không ai có thể chăm con tốt hơn mẹ, chính mẹ sẽ là người mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất. Chắc hẳn, bất kì người phụ nào cũng muốn làm được điều đó. Cũng giống như chị Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1991, ở thành phố Điện Biên Phủ), từ ngày có bé Phạm Như Ngọc – bé Su, chị luôn cố gắng để tự hoàn thiện bản thân và dần trở thành bà mẹ hoàn hảo nhất trong mắt của con gái.
Chị tâm sự: “ Trước khi lấy chồng mình cũng không năng việc bếp núc, nhưng từ khi có gia đình đặc biệt là có con, mình trở thành đầu bếp lúc nào chẳng rõ. Mình muốn tự tay làm thật nhiều món ngon cho người thân của mình”.
Gia đình nhỏ của chị Trang – Ảnh NVCC
Từ lúc bé Su tròn 6 tháng, con bắt đầu ăn dặm, chị Trang bắt đầu công cuộc làm đầu bếp của mình. Cứ như vậy, Su được lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, bằng những món ăn ngon mà mẹ gửi vào đó biết bao tình yêu thương. Giờ con gái chị đã được 3 tuổi, chị vẫn tiếp tục giữ vai trò đầu bếp riêng cho cô con gái bé bỏng.
Chị nói: “Chăm con, mình luôn tìm hiểu những sản phẩm tốt nhất cho con và tìm tòi những công thức các món ngon phù hợp với từng độ tuổi của con. Lúc con dưới 1 tuổi, mình nấu nướng bất kì món gì cũng không nêm thêm gia vị đâu. Vì mình biết, chức năng gan thận và hệ tiêu hóa của con còn non nớt lắm, cần phải được bảo vệ”.
Con gái rất hào hứng với những món mẹ nấu – Ảnh NVCC
Giờ Su lớn hơn, chị Trang dần cho con làm quen với các loại gia vị, cho con nếm thử vị mặn của gia vị, vị ngọt của đường, tất nhiên là ở lượng phù hợp. Gần đây thời tiết nắng nóng, chị trang tích cực nấu các món chè, các ngon giải nhiệt cho con. Chị chia sẻ : “Mình cứ mày mò các công thức trên mạng rồi học hỏi kinh nghiệm từ các mẹ khác để làm cho con. Con gái rất thích nên mình lại càng có động lực để làm. Đó cũng chính là niềm của mình mỗi ngày”.
Dưới đây là một số cách làm các món chè mà chị Trang đã làm, các mẹ cùng tham khảo để làm cho gia đình mình nhé!
1. CHÈ DỪA DẦM
Nguyên liệu
- 500gr dừa non
- Thạch con cá dẻo: 1 gói
- 500 ml sữa tươi
- 150 gr đường
- 1000 ml nước lọc
- 500 ml nước dừa
- 400 ml nước cốt dừa
- 30 ml sữa đặc
- 100gr whip
- 200 gr dừa nạo sợi
- 200 gr trân châu (mẹ có thể làm nhân dừa)
Video đang HOT
Cách làm
Dừa non: thái miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 1. Đổ thạch
- Lấy 500 nước 500ml nước dừa bắc lên bếp đun sôi
- Lấy 1 cái tô.cho đường gói thạch con cá dẻo rồi trộn đều. Sau đó khi nước sôi thì đổ từ từ hỗn hợp bột thạch trộn với đường vào nồi nấu sôi lại, vừa đun vừa khuấy. Sau đó hớt hết bọt ở trong nồi đi. Chia đôi ra và đổ ra khay. 1 khay cho thì cho 30ml sữa đặc 100ml nước cốt dừa khuấy tan, để đông lại rồi cắt miếng nhỏ. Khay còn lại thì để đông và cắt miếng nhỏ.
2. Luộc trân châu
Đun sôi nước lên và cho trân châu vào luộc đến khi nổi hết lên là ok. Vớt ra tô cho ít đường và nước vào để cho trân châu bớt dính.
3. Nước chè
Nấu 500ml nước 500ml sữa 150gr đường ít muối 300ml nước cốt dừa dừa non thái miếng vừa (thêm vài lá dứa vào cho thơm), đun sôi lăn tăn là được.
Chia ra các cốc lần lượt: thạch sữa dừa thạch dừa trân châu dừa non và nước chè (lượng tùy ý) cho thêm 2 thìa (ăn cơm) sữa đặc 2 thìa cốt dừa 2 thìa whip rồi cho thêm dừa nạo lên trên là bé đã có món chè dừa dầm thơm ngon.
2. CHÈ_KHOAI_DẺO
Nguyên liệu
- Khoai tím, khoai vàng / khoai mật, khoai trắng mỗi loại 1 củ ( lượng tùy ý)
- 1 trái bắp ngọt.
- Bột năng
- Bột nếp
- Bột béo
- Mật ong
- Đường trắng / đường thốt nốt
- Lá dứa
Cách làm
- Khoai gọt vỏ thái khúc cho lên xửng hấp chín. Phân loại từng khu khoai khác màu.
- Khoai chín còn nóng các mẹ làm nhuyễn.
*Cân khoai đã chín.
- Cứ 100gr khoai trộn: 25 gr bột năng 10gr bột nếp 4gr bột béo 1 thìa canh mật ong 10gr đường.
- Màu tím: Khoai tim
- Màu vàng: Khoai mật / khoai vàng bí đỏ
- Màu xanh: Khoai vàng / trắng bột matcha / tinh chất lá dứa/ Siro có màu xanh
- Màu nâu: Khoai vàng / trắng bột cacao
- Màu xanh biếc : Hoa đậu biếc
- Màu đỏ: Gấc
- Màu tím hồng : Thanh long đỏ
- Màu đen: Bột lá gai/ tinh than tre
Nhào thật nhuyễn để mịn bột, do có khoai nên bột sẽ khô và rời ra, thêm từng chút nước nóng sôi vào nhồi, bột nở đều và nhuyễn mịn dẻo dễ tạo hình. Nhào cho đến khi khối bột mịn dẻo chia thành các khối bằng nhau, lăn qua lăn lại thành các khúc dài, rắc ít bột áo lên cắt thành các viên dài khoảng 2-3cm.
- Đun thật sôi nước cho từng ít khoai vào luộc, dùng đũa đảo đều cho khoai không dính vào nhau. Đun lửa to đảo khoảng 10p. Tắt bếp đậy vung 15-20p nữa.
- Vớt khoai ra xả 2 lần qua nước đun sôi để nguội. Đun 3 thìa canh đường 1/2 bát ăn cơm nước cho tan đường, đổ khoai vào đun lửa nhỏ khoảng 10p tắt bếp.
- Nấu nước đường: 1 bát tô nước 1 viên đường thốt nốt / 100gr đường (tùy khẩu vị) đun tan đường cho bắp ngọt vào nấu chín. Tắt bếp.
- Lúc ăn thì chan nước đường vào khoai thôi. Từ cách làm này mọi người có thể nấu nước cốt dừa, nấu thêm đậu đỏ, thêm thạch hay flan tùy thích.
3. CHÈ TÀO PHỚ DÂU TÂY
Nguyên liệu
- Tào Phớ
- 10 quả dâu tây
- Bột năng 40gr
- Nước lọc 200ml
- Đường
- Sữa đặc ông Thọ
Cách làm
- 6 quả dâu bỏ cuống thêm 60ml nước xay nhuyễn lọc qua rây cho mịn
- Đổ 140ml nước còn lại 3 thìa sữa đặc ông thọ 50gr đường ( lượng đường tùy theo khẩu vị) đun sôi lăn tăn.
- Bột năng hoà với 1 bát nước thêm từ từ vào nồi đun. Vừa thêm vừa khuấy đều tránh vón cục. Nêm lại cho vừa miệng. Đun đến khi chè sôi là tắt bếp. Đổ tào phớ vào không cần khuấy nữa.
- Múc chè ra bát và thưởng thức. Có thể cắt dâu tây trang trí trên bát cho đẹp. Ăn nóng hay ăn lạnh đều ngon.
Một số món ăn khác chị Trang làm cho con:
Tại sao trẻ mới biết đi lại thích ném thức ăn?
Theo khẳng định từ các chuyên gia, ném thức ăn là một hành vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Bố mẹ háo hức khi con bước vào giai đoạn ăn dặm nhưng đó cũng là lúc con khiến bạn "điên đầu". Đặc biệt khi em bé mới chập chững biết đi nhận ra rằng, con có thể ném thức ăn lên ghế, xuống sàn, vào tường và cảm thấy thật vui khi làm như thế!
Đừng để việc này làm cho bạn nản lòng - đó thực sự là một cột mốc quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ở tuổi này, thức ăn chỉ là một trong nhiều thứ mà trẻ thích thú khám phá.
Với trẻ 1 - 2 tuổi, ném thức ăn rất thú vị.
Tại sao trẻ mới biết đi lại thích ném thức ăn?
Theo What to Expect (trang web cung cấp kiến thức về mang thai và nuôi con), trẻ mới biết đi, đặc biệt khi vừa 2 tuổi, khó kiểm soát các hành vi bộc phát của mình. Vì vậy, chúng sẽ tự nhiên chạm, chọc, nắm và ném các đồ vật có trong tay. Trẻ cũng đang trong quá trình tìm hiểu trọng lực hoạt động ra sao và ý tưởng về sự tồn tại của vật thể (chuyện gì xảy ra với các vật thể một khi chúng biến mất) - Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Jennifer Shu và Tiến sĩ Laura A. Jana tiết lộ.
Hành động ném thức ăn cũng thúc đẩy sự tò mò của trẻ. " Chúng học về quan hệ nguyên nhân - hệ quả một cách tuyệt vời nhờ di chuyển cánh tay theo một chuyển động lớn, buông tay đúng lúc và xem điều gì xảy ra với vật thể mà mình vừa ném", chuyên gia phát triển trẻ em và nhà giáo dục cha mẹ Ann McKitrick giải thích.
Cô cho biết thêm, từ chiếc ghế ăn, có rất nhiều cơ hội thú vị để học về nhân - quả. Một trong những điều hấp dẫn nhất là phản ứng của những người lớn có mặt ở đó. Dựa trên phản ứng của người lớn, trẻ học được rằng điều, làm như vậy là ổn hay không ổn.
Nếu bị ngó lơ, ném thức ăn là một cách chắc chắn để trẻ thu hút sự chú ý. Và trẻ mới biết đi đặc biệt thích được chú ý.
Ném thức ăn còn là cách để trẻ thử nghiệm và rèn luyện tính độc lập mới được khám phá của mình. Tiến sĩ John Sargent, bác sĩ tâm lý trẻ em và giáo sư khoa tâm thần học và khoa học hành vi tại Baylor College (Mỹ), chia sẻ trên tạp chí Parents: " Trẻ ở độ tuổi này dần nhận ra rằng, chúng có thể khẳng định bản thân và bằng cách tranh luận với người lớn, trẻ sẽ đạt được sự tự tin".
Khi ném thức ăn, trẻ sử dụng toàn bộ cơ thể để thể hiện sở thích cá nhân. " Đây là khởi đầu cho việc phát triển quan điểm cá nhân - một bước vô cùng quan trọng của quá trình lớn khôn", bác sĩ tâm lý trẻ em Elizabeth Berger nhấn mạnh.
Làm thế nào để ngăn trẻ ném thức ăn?
Bây giờ bạn không còn tức giận về việc con ném thức ăn nữa, nhưng làm thế nào để ngăn trẻ làm việc đó? Mặc dù hoạt động này rất thú vị đối với trẻ, bạn cũng cần hướng dẫn con không lãng phí thức ăn và phải ăn thức ăn trước mặt để trở nên khỏe mạnh hơn.
Đừng biểu lộ ra mặt sự khó chịu, thất vọng của bạn
" Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi luôn tìm kiếm sự chú ý một cách tự nhiên và nếu nhận được phản ứng, trẻ sẽ càng làm tới. Để tránh khuyến khích hành vi không mong muốn ở trẻ, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và thái độ trung lập" - Sarah Remmer, chuyên gia dinh dưỡng trẻ em và gia đình phát biểu trên tờ Today's Parent.
Nhặt đồ ăn lên và luôn sử dụng cụm từ này mỗi khi xảy ra việc tương tự: " Thức ăn phải ở trên khay". Nói điều này sẽ có tác dụng hơn so với việc bạn chỉ lặp đi lặp lại: " Không, không được làm thế"...
Kết thúc bữa ăn
Nếu con tiếp tục ném thức ăn ngay cả sau khi bạn đã giải thích, chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa Aubrey Phelps đề nghị hãy kết thúc bữa ăn, đồng thời nhắc nhở trẻ rằng: thức ăn là để ăn chứ không phải ném. Dọn đồ ăn luôn và không mang ra cho tới bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ kế tiếp. Bạn cũng đừng lo lắng, bạn không bỏ đói con đâu. " Khó có khả năng con sẽ đói", McKitrick cho biết. " Nếu trẻ chỉ vừa ngồi xuống ăn và bắt đầu ném, hãy lấy mọi thứ ra khỏi khay và lần lượt đưa cho trẻ từng món ăn một. Nếu trẻ tiếp tục ném, chắc chắn trẻ không đói lắm".
Nên kết thúc bữa ăn khi trẻ lặp lại hành động ném thức ăn.
Dành sự chú ý cho con
Theo Janet Lansbury, cố vấn nuôi dạy con cái kiêm người dẫn chương trình podcast Respectful Parenting, ném thức ăn thường xảy ra khi con bạn đã mất hứng thú với đồ ăn của mình. Hãy chú ý đến những gì con đang cố nói với bạn. Bé có thể muốn bày tỏ rằng, mình đã ăn xong.
Nhìn thấy con gây rối với đồ ăn của mình có thể khiến bạn bực bội, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm khi phải theo dọn lúc sau. Nhưng điều quan trọng là phải thừa nhận hành vi này là một giai đoạn tự nhiên và quan trọng trong sự phát triển và lớn khôn của con bạn. Đồng thời tập trung vào việc biến nó thành một cơ hội để con có thể hiểu được hậu quả từ hành động của mình.
Mẹ đảm 9X chia sẻ thực đơn ăn dặm BLW khéo hết nấc, con ăn không chê bữa nào Mong muốn con tự giác và thích thú trong việc ăn uống, chị Phương Mai (sống tại Hà Nội) đã dành nhiều thời gian tìm hiểu để làm cho con những thực đơn ăn dặm đẹp mắt, ngon miệng mỗi ngày. Chị Phương Mai chia sẻ, chị cho bé ăn BLW khi con được 6 tháng 10 ngày, khi bé đã ngồi vững....