“Học lỏm” phương pháp chăm cây độc đáo chỉ với quả trứng hỏng của mẹ đảm Hà Nội: Tưởng không hay mà lại hay không tưởng
Tận dụng những loại thực phẩm bỏ đi trong nhà, chị Phương Anh đã hồi sinh rất nhiều cây cối trong khu vườn, làm phân bón giúp chúng ngày càng phát triển xanh tốt hơn.
Phương pháp chăm cây kiểu đặc biệt của chị Phương Anh (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) không chỉ ghi điểm bởi sự đơn giản mà còn hiệu quả đang khiến nhiều chị em quan tâm.
Không giống nhiều người khác, phương pháp nuôi cây được chị gọi với cái tên “ nuôi cây kiểu zombie”. Mới nghe qua có thể hơi rùng rợn nhưng thực chất phương pháp được chị Phương Anh thực hiện là sử dụng những quả trứng hỏng để làm thức ăn cho cây.
Chị Phương Anh và phương pháp “nuôi cây kiểu zombie” của mình.
Là một người phụ nữ có niềm đam mê và sự tỉ mỉ trong nấu nướng, chăm sóc nhà cửa cũng như yêu hoa và chăm cây nên chị Phương Anh thường tìm kiếm và học hỏi những phương pháp mới mẻ để áp dụng trong các sinh hoạt và làm đẹp nhà cửa của mình.
Và một phương pháp nuôi cây được chị Phương Anh rất tâm đắc, nhiều lần áp dụng thử đều cho hiệu quả đó chính là nuôi cây bằng quả trứng hỏng. “ Mình muốn chia sẻ tips chăm cây đơn giản này cho các mẹ bởi thấy hữu ích quá. Vừa tận dụng được thực phẩm không dùng tới trong nhà, mà còn hồi sinh được cả cây đã chết. Nghe có vẻ khó tin nhưng chỉ nhờ trứng vỡ, trứng hỏng, vỏ chuối phơi khô mà mình đã cứu được mấy chậu cây của gia đình. Chưa kể làm chất dinh dưỡng bón cây thì lại càng tốt“.
Phương pháp dùng trứng hỏng để làm thức ăn cho cây.
Chắc hẳn gia đình nào cũng sẽ có đôi lần lỡ tay làm vỡ trứng, có quả trứng bị ung hay mất chất dinh dưỡng vì để quá lâu. Nếu muốn sử dụng chúng hữu ích, hoặc đơn giản là chăm sóc cho chậu cây của gia đình theo cách tiết kiệm nhất, bạn có thể học ngay cách của chị Phương Anh dưới đây.
Nguyên liệu:
Quả trứng hỏng (trứng gà hay trứng vịt đều được).
Cách thực hiện:
- Chị em chỉ cần đào một lỗ càng sâu càng tốt về phía vành chậu.
- Đập quả trứng hỏng vào. Cho cả phần vỏ trứng (đã vò nát) rồi chôn vùi cùng luôn.
- Sau đó, tưới nước thêm cho đất thật ẩm là xong.
Ngoài áp dụng với vỏ trứng, chị em cũng có thể sử dụng vỏ chuổi để làm thức ăn cho cây. Cách làm cũng cực đơn giản và nhanh chóng tương tự như bón với quả trứng hỏng.
Nếu gia đình bạn có vỏ chuối với số lượng nhiều có thể phơi khô và sấy khô lên sau đó cất đi để bón dần. Khoảng 15 ngày cho tới 1 tháng thì nên bón lại là được. Hoặc bạn có thể bón sau mỗi đợt ra hoa.
Với riêng hoa hồng thì có thể bón sau khi vặt bớt lá. Cách làm này sẽ giúp hoa hồng cho ra hoa nhiều hơn ở đợt sau. Không những thế còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền mua phân bón bên ngoài lại không bỏ phí trứng và vỏ chuối.
Video đang HOT
Khu vườn của gia đình chị Phương Anh tại tầng 3.
Những chậu hoa hồng, hoa nhài, cây cà chua,… tươi tốt trong vườn.
Nhưng với trứng thì lưu ý cho các chị em là phải chôn thật sâu, để tránh những con bọ mọt nhỏ tìm tới và bay vào trong nhà sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình.
“ Khu vườn của gia đình mình nằm lơ lửng ở tầng ba sau nhà. Cách trang trí theo kiểu vintage tự do nên không được “sang xịn mịn” và cũng không theo khuôn mẫu nào. Nhưng mình thấy hài lòng về nó và chỉ cần những chậu cây cứ phát triển tốt, um tùm và xanh lá là được.
Những chậu cây này có cả những cây như hoa giấy, hoa nhài đã từng bị chết chỉ còn cành khô không khốc rồi, nhưng đã được mình hồi sinh lại bằng phương pháp trên. Ngoài việc bón trứng hỏng hay vỏ chuối, cũng nên lưu ý liên tục về độ ẩm trong 1 tuần của cây. Đến khi cây sống lại thì có thể lười tưới nước hơn cũng được rồi“, chị Phương Anh chia sẻ.
Những bông hoa hồng đẹp hút mắt cũng được chị Phương Anh tận dụng cắt tỉa để trang trí cho không gian nhà.
Hi vọng với những bí quyết đơn giản nhưng giúp tiết kiệm lại mang tới hiệu quả cao của chị Phương Anh trên đây có thể mang tới thêm gợi ý hữu ích cho các gia đình. Một khu vườn, chậu cây xanh tươi tốt sẽ giúp cho cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa và hạnh phúc hơn.
Ảnh: NVCC
Mẹ Việt trổ tài làm vườn ở trời Tây: Đầy ắp rau sạch, sum suê cây trái
Không chỉ mang đến không gian sống xanh, thanh bình mà những khu vườn ngập tràn cây cối, hoa lá được nhiều mẹ Việt chăm chút còn để gợi nhớ về quê hương khi sống ở nước ngoài.
Khu vườn rộng 300 m2 của mẹ Việt ở Mỹ
Cùng chồng sang Mỹ định cư và mua nhà 5 năm trước, chị Cao Quỳnh Chi (57 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ) nghĩ ngay đến việc tự xây một khu vườn thật đẹp vừa để thay đổi không gian sống vừa để trồng những loại cây trái gợi nhớ về quê hương.
Vì nhân công ở Mỹ rất đắt mà khu vườn lại rộng tới 300m2 nên chị Chi quyết định tự tay làm thay vì thuê thợ. Tất cả các công đoạn từ: mua nguyên vật liệu, cây, hoa giống, đất, phân bón, hàng rào,... đều do chị lên ý tưởng rồi thực hiện. Chị dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu xem trồng những loại cây gì và sắp xếp làm sao để các mẫu cây, hoa trong vườn luôn hài hòa, sinh động.
Sống xa quê hương nên chị Chi muốn khu vườn trở thành nơi lưu giữ nét Việt. Đó là lí do, chị cất công tìm kiếm các các giống cây trồng đặc trưng ở Việt Nam như cây chuối, hoa giấy, rau thơm hay cả cây chanh, cây ớt,...
Từng là giảng viên trường Y, kiến thức làm vườn khá khiêm tốn nhưng nhờ kiên trì, chịu khó, chị Chi cũng nhanh chóng làm quen với công việc chăm cây, chăm hoa. Sau thời gian được chăm sóc tỉ mỉ, cây cối, hoa lá chị trồng đều phát triển tốt khiến ai nấy đến chơi cũng hết lời lời khen ngợi.
Không chỉ "phủ xanh" không gian sống, vơi bớt nỗi nhớ quê mà vườn cây xanh tốt cũng là nguồn cung cấp thực phẩm sạch cho mỗi bữa ăn trong gia đình chị Chi. Mỗi ngày, được cùng chồng ngắm nhìn khu vườn, thưởng thức cốc trà và nấu những món ăn ngon, với chị Chi là điều tuyệt vời nhất.
Mẹ Việt khéo tay biến ban công 8m2 thành vườn hoa trái tươi tốt ở Đức
Từ khoảng ban công trống trải, nóng nực vào mùa hè với diện tích nhỏ 8m2, chị Thu Thủy (đang sinh sống tại Đức) đã lên kế hoạch cải tạo thành vườn rau, cây trái xanh mát.
Thời tiết ở đây khá lạnh nên thời điểm thích hợp nhất để gieo trồng, làm vườn là vào cuối tháng 2 - đầu tháng 3.
Ban đầu, chị dọn dẹp ban công, cọ sàn, dọn đất, nhổ cỏ, sau đó đo và vẽ sơ đồ trồng rau để tối ưu hoá diện tích. Do thời tiết ở Đức khá lạnh và phải cuối tháng 5 trời mới ấm dần nên chị mua nhà kính mini để hỗ trợ cho việc gieo hạt sớm.
Ban công được thiết kế thành vườn nâng làm từ chất liệu gỗ, vừa đẹp mắt, gọn gàng, giúp cây cối phát triển tốt mà lại dễ xử lý đất, tránh ốc sên,... không phải "còng lưng" khi gieo hạt, thu hoạch, nhổ cỏ,.....
Một số thùng gỗ có sẵn được tái sử dụng để trồng cây, lấp đầy khoảng trống. Phân bón cho cây được làm từ rác hữu cơ trong bếp, vừa giúp không gian bếp hết mùi mà lại không phí rác thải. Chỉ cần thái nhỏ đồ thừa, ép chặt, xịt men vi sinh, rắc cám Bokashi và đóng chặt sau mỗi lần dùng.
Năm đầu tiên, chị ưu tiên chọn các loại cây dễ trồng, đảm bảo chắc chắn được thu hoạch như: các loại cà chua, các loại xà lách, rau thơm, rau cải, đỗ, bí ngòi, dưa chuột,... Một số loại cây chị phải gieo trong nhà hay đặt ở nhà kính mini với chế độ theo dõi đặc biệt, còn một số cây khác có thể gieo thẳng ở ngoài trời.
Để hạn chế rệp mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, chị sử dụng một số loại dung dịch hỗn hợp như nước tỏi, nước lá tầm ma... để xịt lên cây cối trong vườn.
Sau 5 tháng, từ khoảng ban công bỏ không, chị Thủy đã cải tạo thành khu vườn xanh mát với nhiều loại rau, cây trái tươi tốt.
Sang Úc sinh sống, mẹ Việt trổ tài làm vườn rộng 2000 m2 ngập hoa trái
Chị Hoàng Tú Anh hiện đang sống và làm việc tại thành phố Perth, Úc. Đam mê và yêu thích làm thiên nhiên, cây cối chị đã gây dựng nên mảnh vườn 2000 m2 ngập rau xanh, hoa trái quanh nhà.
6 năm trước, khi nhận học bổng thạc sĩ của Chính phủ Úc, chị Tú Anh có cơ hội tham quan, học hỏi các mô hình sống thuận theo tự nhiên của người dân nơi đây: tự xây nhà từ đất sét; làm vườn, trồng cây từ phân bón hữu cơ và rác thải nhà bếp; chế tạo mỹ phẩm, thực phẩm từ nông sản hữu cơ...
Những cuộc gặp gỡ với người dân bản địa đã khiến chị thay đổi quan điểm về lối sống. Chị bắt đầu làm quen và lựa chọn lối sống xanh, gần gũi với thiên nhiên.
Khu vườn hiện tại của gia đình chị rộng 2000m2 được quy hoạch thành 2 khu: khu trồng rau củ và khu trồng cây ăn trái lâu năm. Nhờ thế mà gia đình 4 thành viên của chị được cung cấp đủ nguồn thực phẩm sạch cho bữa ăn mỗi ngày.
Để có cuộc sống xanh trọn vẹn, không chỉ làm vườn bằng phương pháp hữu cơ, gia đình chị Tú Anh cũng sử dụng năng lượng điện mặt trời từ nhiều năm nay; xây dựng bể chứa nước để tích trữ nguồn nước tự nhiên phục vụ tưới tiêu. Các thành viên trong gia đình cũng dần từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon hay các chất phụ gia, đồ đóng hộp, đồ chế biến sẵn.
Tại nhà, chị cũng thường xuyên sử dụng nguồn rau củ trong vườn để bào chế thành mỹ phẩm. Ví dụ như chưng cất nước hoa hồng để đắp mặt; tự làm dầu dừa, dầu oliu để dưỡng tóc,...
Mẹ Việt đặt chum vại mang sang Mỹ làm vườn "đậm chất quê" rộng 1400m2
Vì sống xa quê cả nửa vòng trái đất, lại thấy khu vườn quanh nhà rất rộng nên chị Kim Hiếu (bang Washington, Mỹ) đã lên kế hoạch cải tạo, trồng cây cối, đặc biệt là các loại cây của Việt Nam để vơi bớt nỗi nhớ quê hương.
Vườn nhà chị Hiếu rộng 1.400m2, chia thành nhiều khu khác nhau. Sân trước nhiều nắng hơn, chị trồng các loại hoa, ít rau trái kèm tiểu cảnh để tạo không gian thu giãn, de chịu. Khu sân sau khuất phía dưới triền dốc, nhiều cây cổ thụ nên ít nắng hơn. Chị phải cưa bớt cây để tạo không gian thoáng đãng và có thêm ánh nắng.
Vì vườn rộng nên chị Hiếu thiết kế thêm một góc nhỏ xây tiểu cảnh bình dị, bài trí vật dụng mang đậm bản sắc quê hương Việt Nam. Đó vừa là nơi lưu giữ nét quê, vừa là không gian để con trai chị có thể vui chơi và gợi nhớ về nguồn cội.
Chị Hiếu cho hay, để thực hiện góc tiểu cảnh này cũng khá kỳ công. Chị phải đặt mua những đồ vật truyền thống như lu nước mưa, chum vại, quang gánh, tượng heo gà vịt từ Việt Nam gửi sang Mỹ.
Thời tiết ở đây khắc nghiệt nên chị Hiếu không thể trồng các loài cây, hoa đặc trưng của Việt Nam. Chị chỉ trồng được vài loại rau như rau muống, rau má hay các loại rau thơm như tía tô, kinh giới,...
Sau 5 năm bắt tay vào cải tạo khu vườn, đến nay chị Hiếu đã có thể tự hào và hài lòng với thành quả mình gây dựng được. Mỗi ngày, chị dành thời gian chăm con, lo toan việc nhà và chăm sóc khu vườn.
Miệt vườn miền Tây ở Canada của gia đình Việt Mỗi lần ra thăm khu vườn có sen đang bung nở, cá đang bơi, rau cần, rau muống xanh tươi... vợ chồng chị Kim Thoa như thấy cả trời kỷ niệm ở quê nhà. Chị Nguyễn Kim Thoa, 38 tuổi, quê Vĩnh Long cùng chồng sang định cư ở Windsor, Ontario được 17 năm. Vốn là người hoài niệm, chị luôn nhớ quê...