Học làm cướp biển trong Plunderland
Trong tựa game Plunderland, chủ đề cướp biển đã được khai thác sáng tạo. Những tên cướp không hung ác mà rất thông minh, nhanh trí. Có lẽ sau khi chơi xong game này, nhiều bạn sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn với giới hải tặc.
Nội dung game khá đơn giản: bốn tên cướp biển trên một chiếc thuyền phiêu dạt trên đại dương. Nhóm cướp biển có nhiệm vụ vượt qua tất cả chướng ngại cản đường: những thuyền chài, lực lượng hải quân Hoàng gia Anh, bộ lạc thổ dân… Có vẻ nhà sản xuất đã phần nào ảnh hưởng phong cách từ bộ phim Pirate of the Caribean danh tiếng.
Quy tắc điều khiển dựa trên cơ chế nghiêng và chạm. Nghiêng để di chuyển thuyền và chạm để khai hỏa thần công. Bạn quyết định đường đạn bằng cách “vẽ” lên trời xanh những đường tưởng tượng.
Hãy tận dụng tối đa khả năng của bạn. Trong một số màn chơi, cùng lúc con thuyền của bạn phải đối diện nhiều mối nguy hiểm: cá mập, thuyền quân đội, bộ lạc ăn thịt… Nếu chỉ sử dụng súng thần công, bạn khó lòng thoát được vùng đất dữ. Hãy dùng cả súng và cơ chế chạm đặc biệt. Chỉ cần một động tác chạm, bạn có thể loại bỏ những vật thể không cần thiết trong màn chơi, đưa thủy thủ lên thuyền hoặc quẳng kẻ thù xuống nước.
Mục tiêu là thu thập các điểm thưởng trong màn chơi. Những điểm thưởng quý giá giúp bạn nâng cấp thuyền, súng thần công, phép thuật… Càng lên cao, kẻ địch càng dày đặc, vì thế bạn rất cần những công cụ như một tháp quan sát để phát hiện địch từ xa hoặc một công nghệ để cải thiện tầm bắn.
Game có tất cả 20 màn chơi rải đều trong 3 chiến dịch. Đồ họa trong game tươi sáng, sắc sảo. Công nghệ hiển thị Retina Display trên iPhone 4 cải thiện đáng kể độ nét cho vật thể. Những hiệu ứng sóng nước bồng bềnh, nhân vật hò reo, run sợ… cùng là nét đáng yêu riêng. Hiện tại, game được bán trên AppStore với mức giá 2.99$ (tương đương 57.000 VNĐ).
Video đang HOT
Tên game: Plunderland
Nhà phát hành: Johny Two Shoes
Nền tảng: iPhone – iPod Touch
Thể loại: Hành động – Giải đố
Dung lượng: 11.3 MB
Ngày phát hành: 22/7/2010
Theo gamek
Game và game thủ - Ai đang đánh mất chính mình?
Ngày nay, thế giới game đang có sự thay đổi chóng mặt so với chính bản thân nó khoảng vài thập niên trước. Hãy cùng nhìn nhận sự chuyển mình chóng mặt đó dưới con mắt của một game thủ.
Ngay từ khi còn bé, game đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều người. Đó là cảm giác vui mừng đến khó tả trong ngày sinh nhật khi bố mẹ mang về chiếc máy NES, là những tháng hè cùng ông anh họ chật vật phá đảo Contra, là những trưa trốn ngủ ra đường chơi Mortal Kombat cùng lũ bạn hàng xóm. Những kỉ niệm đầu tiên luôn là dấu ấn khó phai mờ.
Quay ngược quá khứ trở về những năm 90, khó ai có thể quên được quãng thời gian tươi đẹp cùng Mario, Contra, Battle City hay Metal Slug... Với một vài người, những cái tên này có ý nghĩa nhiều hơn một trò chơi điện tử thông thường. Mỗi tựa game là một cuộc phưu lưu, mỗi lần chơi là một lần hóa thân vào nhân vật. Trong cái thế giới tuyệt vời ấy chẳng có giới hạn nào được đặt ra, chẳng có tưởng tượng nào là không thành sự thật. Nếu bạn muốn bay, Nintendo sẽ cho bạn đôi cánh; nếu muốn thành người hùng, còn chờ gì nữa mà không bật máy để trở thành kẻ hủy diệt nấm lùn chính hiệu.
Nhưng rồi quãng thời gian đó cũng qua đi. Hôm nay, nhìn thế hệ tiếp theo cũng đang lớn lên cùng game như chúng ta ngày nào, đôi lúc nhiều người cảm thấy chạnh lòng. Không phải bởi hoài cổ nhớ về tuổi thơ, mà bởi họ thấy thế giới trong game theo một cách nào đó đang mất đi những trải nghiệm vốn có của nó.
Một ngày nào đó, tình cờ nhìn thấy cậu em trai ngồi một mình chơi game, hai mắt dán vào màn hình, tay gõ bàn phím, khuôn mặt lộ vẻ căng thẳng, bạn có vô tình tự hỏi, liệu game có còn trung thành với mục đích giải trí của nó như xưa? Những tựa game bây giờ vẫn hấp dẫn, nhưng có vẻ chúng không còn vui như trước.
Những cậu nhóc nay chìm đắm nhiều hơn trong thế giới của những tựa game bắn giết, với nhiệm vụ cơ bản là nhấn chuột cho đến khi cái sinh vật đáng thương trước mặt phải chấp nhận nằm im. Đôi khi, chúng sẵn sàng bỏ ra hàng giờ nhàm chán để chém giết vô số sinh vật lặp đi lặp lại để rồi hài lòng với một vài level nhận được. Đừng hiểu sai ý tôi, hiển nhiên những tựa game hiện đại vẫn có thừa tính hấp dẫn, với đầy những siêu phẩm tuyệt vời được trình làng một cách đều đặn hàng năm. Nhưng vấn đề là ở chỗ chúng giờ không còn đem lại cảm giác quen thuộc như xưa.
Sự tiến bộ của công nghệ mới đồng nghĩa với sự ra đi của trí tưởng tượng. Bạn có thể thấy, có thể nghe, hay thậm chí có thể cảm nhận được những sự việc đang diễn ra trong game, nhưng sẽ không thể tưởng tượng về những tựa game như cái cách mà ta hằng mong muốn.
Hãy lấy series game Super Mario Bros làm ví dụ. Nếu là một fan trung thành của anh chàng thợ sửa ống nước và đã từng chơi qua phiên bản gần đây Super Mario Galaxy 2, chúng ta đều phải thừa nhận rằng đây là một game thực sự hấp dẫn. Tuy nhiên, nó có còn đem lại cho bạn cảm giác như xưa? Câu trả lời có lẽ là không. Không phải vì tựa game thiếu sức hấp dẫn, vấn đề là ở chỗ những màu sắc sặc sỡ, đồ họa 3D hiện đại vô tình tước đi của người chơi cái quyền được tưởng tưởng về thế giới trong game.
Mọi thứ đều sừng sững trước mặt bạn, rõ nét, đẹp lung linh không cần chút thêm thắt. Không giống phiên bản cũ trước đây, khi mà nhà sản xuất đã phải cố hết mình, tận dụng mọi thứ công nghệ hiện có để tạo nên cái vương quốc Nấm giản đơn, nơi mà những cậu bé có thể tự do bay nhảy. Có lẽ đây không phải là cảm giác của riêng bạn. Shigeru Miyamoto - cha đẻ của tựa game Mario - đã có lúc tâm sự: "Nếu một ngày nào đó, chúng ta có thể quay ngược thời gian để trở về thời đại của hệ máy NES hay SNES thì tin tôi đi, tôi sẵn sàng làm tất cả để được về với quãng thời gian tươi đẹp ấy."
Rõ ràng vẫn chưa đủ những bằng chứng cần thiết để có thể kết luận, nhưng chỉ bằng trực giác thì dường như các nhà sản xuất hiện tại đang tin tưởng thái quá vào những gì mà tiến bộ về mặt đồ họa có thể đem lại thay vì xem xét thực sự xem cái thế giới trong game đó có đáng để người chơi nán lại hay không. Hãy nhìn vào những tựa game cũ kỹ ngày nào, với nền tảng đồ họa khó có thể so sánh ngay cả với những game yêu cầu cấu hình thấp nhất hiện nay, nhưng hãy xem thành công lâu dài mà chúng đã tạo dựng.
Chúng thậm chí đã khắc sâu vào trong tâm trí người chơi như một trải nghiệm không thể nào quên. Cái cảm giác thoải mái, cảm giác thực sự hạnh phúc khi hoàn thành một tựa game ngày nào.
Một lần nữa, mong bạn đừng hiểu lầm là bài viết này đang cố phê phán những tựa game hiện đại. Ai trong chúng ta cũng đều biết vai trò của công nghệ, cũng đều thích cái cách mà chúng đã tác động đến cuộc sống xung quanh. Thế nhưng, đôi khi ta cảm thấy rằng sẽ thật tuyệt nếu một ngày kia những cậu nhóc quanh ta lại một lần nữa được lớn lên cùng những tựa game quen thuộc ngày nào, những game với một cốt truyện giản đơn nhưng cái kết thì luôn có hậu và đầy ý nghĩa.
Theo PLXH
BlazBlue: Continuum Shift - Đối kháng đỉnh cao Người hâm mộ dòng game đối kháng lại tiếp tục có được những trải nghiệm thú vị với Continuum Shift. Vào năm ngoái, phần Blazblue: Calamity Trigger đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người hâm mộ thể loại game đối kháng với hình ảnh đẹp mắt, lối chơi thú vị công thêm phần âm thanh cực kì đã tai. Thế...